Chương 207: Thẩm Luyện Dâng Thư.
Khi Thẩm Mặc đang rối bời vì chuyện cả đời, thì cách đó ngàn dặm, xảy ra một chuyện lớn thay đổi quỹ tích nhân sinh của y...
Đêm giao thừa năm Gia Tĩnh ba mươi ba, trong kinh thành đèn đuốc rực rỡ như ban ngày, cung Ngọc Hi trong Tây Uyển cũng vui sướng hân hoan.
Thời Minh, ngày này bách quan đều dâng sớ chúc mừng năm mới hoàng đế. Đầu năm không ai nói lời ủ rũ, toàn là lời dễ nghe, cho nên Gia Tĩnh đế phiền lòng cả năm, quyết định xem thiếp chúc tết, để cầu tâm tình khoan khoái, dễ giao tiếp với Ngũ Đế hơn.
Nhưng mật ngọt mấy ăn nhiều cũng ngán. Thánh thọ an khang, vạn thọ vô cương nhiều nhiều cũng thấy nhàm chán, Gia Tĩnh đế ném bản tấu qua bên, nói:
- Cái nào cũng như cái nào, không có gì mới mẻ à?
Hoảng Cẩm hầu hạ bên cạnh cười bồi:
- Điều này nói rõ rằng lòng kính ngưỡng của các vị đại nhân với bệ hạ không khác nhau chút nào.
Gia Tĩnh cười mắng:
- Miệng như bôi mật vậy, thôi thôi không xem nữa.
Ông ta vung chân đá chồng tầu chương xanh xanh đỏ đỏ một phát.
Gia Tĩnh vừa định bảo Hoàng Cẩm thu dọn thì nhìn thấy một phong bì đen trong đó, liền cau mày lại nói:
- Kẻ nào không hiểu chuyện như thế?
Thuận theo ánh mắt của bệ hạ, Hoàng Cẩm cũng nhìn thấy bản tấu chương bắt mắt kia, trực giác nói với hắn ta chắc chắn không phải chuyện tốt, nhưng dưới vành mắt của hoàng đế, hắn nào dám giở trò, đành ngoan ngoãn hai tay dâng lên cho hoàng đế.
Gia Tĩnh đế mặt trầm như nước nhận lấy, liếc mắt qua tên, chính là Thẩm Luyện kinh lịch ti Cẩm Y Vệ. Ông ta còn có chút ấn tượng với cái tên này. Mùa thu khi Yêm Đáp vây thành yêu cầu mở cửa thông thương, Gia Tĩnh đế từng truyền chỉ, yêu cầu các đại thần phát biểu ý kiến về việc này, nhưng trước khi ý kiến nội các đưa ra, trừ Triệu Trinh Cát ti nghiệp Quốc Tử Giám tỏ ý kiến phản đối ra thì tất cả giữ im lặng.
*
Ti nghiệp quốc tử giám có hai người, cấp phó tứ phẩm dưới mỗi tế tửu cấp phó tam phẩm.
Trong sự im lặng đáng hổ thẹn đó, Thẩm Luyện đứng ra công khai bày tỏ ủng hộ Triệu ti nghiệp, điều này làm trăm quan nhục mặt, liền có lại bộ thương thư Hạ Bang Mô đột nhiên nhảy ra, khinh miệt nói:
- Tên quan nhỏ biết gì mà lên mặt.
Lời này Du Đại Du cũng đã bị hỏi qua, khi đó ông ta lựa chọn im lặng. Nhưng Thẩm Luyện không im lặng, ông ta không hề sợ hai nói:
- Đại thần không nói, quan nhỏ phải nói.
"Đây là một kẻ cứng đầu." Gia Tĩnh cười thầm trong lòng, nhưng khi ông ta mở tấu chương của Thẩm Luyện lập tức không còn cười nổi, nhìn thấy trên trang giấy trắng là những hàng chữ đanh thép quyết liệt:
" Lệ cũ của triều ta, trong thời khắc tống cựu nghênh tân, quần thần dâng thư chúc mừng. Nhưng tội thần Thẩm Luyện, ngày đêm mong đợi, không có gì hơn tru diệt quốc tặc. Hiện ngay bên phương bắc có giặc Yêm Đáp, phương nam có giặc Oa. Trong nước chỉ có duy nhất một tên giặc duy nhất, ấy chính là Nghiêm Tung. Không những phải trừ ngoại tặc còn phải trừ nội tặc. Đại học sĩ Nghiêm Tung, tính tham lam ăn vào xương tủy, lòng lang sói cứng hơn sắt đá, thực sự là tên đại gian hại quốc. Xin lấy mười tội lớn của Nghiêm Tung trình bày với bệ hạ.
" Tung tuy không có danh thừa tướng, nhưng quyền hơn mọi thưa tướng xưa nay, khiến thiên hạ chỉ biết Nghiêm thừa tướng, không biết Gia Tĩnh đế. Đó là một cái tội."
" Cướp đại quyền quân thượng, chuyên quyền độc đoán, khiến triều đình chỉ còn có một người. Thường nghe nói, nay thưởng phạt chỉ do một người quyết định, ấy lại chẳng phải hoàng thượng. Thiên hạ người người chỉ biết yêu hoặc ghét họ Nghiêm, mà không biết tới ân uy triều đình! Đó là tội thứ hai."
" Lại ôm hết quyền lại bộ, khiến cho tiểu lại châu huyện chỉ hám tiền, khiến quan lớn tham ô, chính là cái tội thứ ba. Già nua ngu ngốc, làm lỡ quân cơ quốc gia, là tội thứ tư. Hăm dọa gián quan, ngự sự không dám nói thắng là cái tội thứ năm. Ghen tỵ hiện tài, triệt hạ người trái ý, tội thứ sáu. Thả cho con cái vơ vét của cải thiên hạ, ấy tội thứ bảy. Ngày đêm hưởng lạc, không lo toan việc nữa, bỏ bê đường xá dịch trạm xuống cấp, tội thứ tám. Các bộ đường ti, quá nửa là vây cánh, cái tội thứ chín.”
"Từ khi dùng Tung, lề thói hỏng hết, hơn mười năm qua, kẻ hối lộ lên vị trí cao, người thanh cao bị chèn ép. Khiến cho thiên hạ không có người hèn tài, rặt một phường a dua xu nịnh, thủ đoạn mánh mung làm quan. Từ xưa lề thói thối nát, chưa giờ giờ bằng ngày nay. Người người đều hám lợi, thiên hạ toàn quan tham. Tung thích tâng bốc, thiên hạ ùa theo nịnh. Nguồn thối nát là ở đó, lưu lại sao có thể trừ được? Làm hỏng lề thói thiên hạ là cái tội thứ mười."
" Bệ hạ sao lại yêu một tên tặc thần, mà chấp nhận dồn trăm vạn dân thiên hạ vào cảnh bùn đen?"
" Tới như đại học sĩ Từ Giai, được bệ hạ cho đặc ân, vậy mà việc gì cũng lừng chừng do dự, không thể một một lòng vì quốc gia. Xin bệ hạ nghe lời thần, giết gian tặc họ Nghiêm, Nội tặc mà đi, ngoại tặc cũng hết. Yên Đáp giặc Oa ắt sợ bệ hạ quyết đoán, vỡ mất không dám đánh."
~~~~~~~~~~~~~~~
Khi hoàng đế đang đọc tấu chương sắc như dao này, ở trong một còn cong ngõ nhỏ hẻo lánh ngoài Tây Trực Môn, có một tiểu viện nghèo nàn. Quan kinh lịch Thẩm Luyện đang ăn cơm tất niên cùng với người nhà.
Trên bàn nến đỏ chiếu sáng, có cá có thịt, có rượu có canh, còn có món ăn Thiệu Hưng ít thấy ở Bặc Kinh. Mặc dù đối diện với bàn tiệc thịnh soạn, Thẩm phu nhân và hai người con không nuốt nổi, trên mặt mang bi thương nặng nề.
Nhìn thê tử nhi tử khổ sở như thế, Thầm Luyện áy náy nói:
- Nếu chẳng phải ta lúc nào cũng có thể bị đưa đi thì thế nào cũng phải ăn xong bữa này mới nói với nàng.
Thẩm phu nhân rơi nước mắt nói:
- Trước khi nhập kinh, đại bá trong nhà đã dự liệu ngày này, chỉ không ngờ tới nhanh như thế, lại vào hôm nay.
Vẻ mắt Thẩm Luyện càng trở nên day dứt, lần đầu tiên ông ta rót rượu cho phu nhân, dịu dàng nói:
- Xin lỗi, để nàng theo ta chịu khổ.
Nói rồi đưa chén rượu tới trước mặt bà, Thẩm phu nhận nhận lấy, uống chén rượu hòa trộn cả nước mắt.
Thẩm Luyện lại rót một chén nữa đưa tới trước mặt bà:
- Sau khi ta đi rồi, đám nhỏ còn cần nàng dạy dỗ, Tương Nhi đã trưởng thành, ta không lo nữa; chỉ còn hai đứa bé này, cần nàng hao tâm, đừng để chúng nó đi vào lối rẽ.
Ngồi phía dưới ông là hai người con trai mới chừng mười tuổi, đang sợ hãi nhìn mẫu thân mặt đẫm nước mắt và phụ thân mặt quyết liệt.
Thẩm phu nhân không chịu nhận lấy chén rượu này, nước mắt tuôn rơi.
- Thiếp thân chỉ là phụ nữ lo việc nhà, sao có thể dạy bảo tốt được hai đứa chúng nó.
Thẩm Luyện khẽ nói:
- Nàng có thể viết thư cho Đường Thuận Chi, đệ ấy nhất định sẽ giúp.
Nghĩ rồi lại nói:
- Thôi vậy, tìm Thẩm Mặc ấy, học cách xử sự làm người, theo y là tốt nhất.
- Chúng con muốn học cha.
Hai đứa con thực lòng nói:
- Muốn làm một người giống như cha.
Thẩm Luyện lắc đầu chua chát nói:
- Đừng học cha thì hơn, loại cha như ta không tốt, bản thân chịu tội còn liên lụy tới các con.
Lời còn chưa dứt liền nghe có người thở dài buồn bã:
- Nếu đã biết hết cả, vì sao vẫn còn làm.
Nghe giọng nói này, Thẩm Luyện giật thót một cái, nhưng lập tức khôi phục bình thường. Ông ta nhìn thân hình cao lớn đứng ở cửa, thản nhiên nói:
- Một số chuyện thế nào cũng cần có người làm, nếu như không ai dám làm thì Thẩm Luyện này làm.
Lục Bỉnh từ ngoài cửa đi vào, chắp tay với Thẩm Luyện:
- Tiên sinh, ta chúc tết tiên sinh.
Thẩm Luyện đứng dậy đáp lễ:
- Cám ơn đại nhân.
Rồi chậm rãi đi ra ngoài.
Thấy ông ta đi ra ngoài, Thẩm phu nhân tức thì té xỉu trên bàn, Thẩm Bao và Thẩm Cồn chạy tới ôm lấy chân cha, khóc xé lòng.
Khuôn mặt luôn trầm như nước của Thẩm Luyện cuối cùng cũng xuất hiện gợn sóng, không kìm được hai hàng nhiệt lệ, ôm lấy hai đứa con, nói khẽ bên tai chúng:
- Các con nhớ lấy, chớ làm anh hùng.
Rồi đưa tay điểm huyện chúng, cả hai liền lập tức ngất xỉu.
Thẩm Luyện đỡ hai con dậy, nói với Lục Bỉnh:
-Xin nhờ đại nhân.
Lục Bỉnh gật đầu, liền có một hắc y nhân từ trong bóng tôi đi ra, Thẩm Luyện nhận ra đó là một trong Thập Tam Thái Bảo, danh hiệu Sát Nhân Như Ma. Người đó liếc nhìn Thẩm Luyện khẩm phục, giọng khàn khàn nói:
- Thẩm gia cứ yên tâm đi đi, ai muốn hại tẩu phu nhân và hai vị công tử thì phải bước xác của Chu Tam này trước đã.
- Tạ ơn.
Thẩm Luyện gật đầu, sải bước ra ngoài, tới ngoài rồi không kìm được quay đầu nhìn tiểu viện tử đã sống hơn một năm.
Lục Bỉnh nhìn đôi mắt sáng như sao của ông mà trong lòng như đao cắt. Thời gian hai người ở gần nhau tuy không lâu, nhưng lập nên tình hữu nghị sâu sắc, Lục Bỉnh bị con người, học thức của Thẩm Luyện cảm phục, luôn coi ông là sư phụ.
Thế nhưng hôm nay ông ta phải đích thân bắt vị sự phụ kiêm bằng hữu này. Điều này làm Lục Bỉnh trọng tình trọng nghĩa hết rức rối loạn. Nhưng Thẩm Luyện lần này chọc giận tới hoàng đế, đàn hặc Nghiêm Tung, hơn nữa là tử hặc.
Cái gọi là Tử Hặc không tìm thấy trong bất kỳ điều nào ở Đại Minh Luật, cũng chưa bao giờ được chính quyền thừa nhận. Tử Hặc thường thường là một tấu chương đàn hặc tội danh một đối tượng đủ dồn kẻ đó vào chỗ chết, mà kẻ bị đàn hặc lại lả đại nhân vật đủ quyết định sinh tử một người, người đàn hặc ở thế yếu lấy sinh mạng ra đánh cược, phát động cuộc tấn công mãnh liệt nhất vào kẻ thù không đội trời chung.
Nhưng kiểu đấu tranh thực lực chênh lệch thế này kết quả thường được định đoạt ngay từ khi bắt đầu, kẻ yếu cửu tử nhất sinh, kẻ mạnh tiếp tục tiêu dao ngoài vòng pháp luật.
~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thẩm Luyện không phải không biết hậu quả của việc làm này, người sư đệ tinh thâm tâm học, am hiểu thuận đấu tranh là Đường Thuận Chi, sau khi Trương Kinh xảy ra chuyện còn viết thư khuyên nhủ, dốc hết ruột gan ra mong ông ta đừng ra mặt khi Nghiêm đảng như mặt trời chính ngọ, để tránh tai họa.
Thẩm Luyện hết sức rõ ràng, lời của Đường Thuận Chi là đúng, Tử Hặc không phải là biện pháp tốt, bản thân gặp xui xẻo chưa nói, còn họa tới người thân. Nhưng sau một hồi đấu tranh giãy dụa thống khổ, ông vẫn quyết định Tử Hặc Nghiêm Tung.
Vì ông nhìn rõ, Đại Minh suy bại tới ngày hôm nay, tất cả là do đầu sỏ Nghiêm Tung gây họa, không trừ Nghiêm Tung, Đại Minh vô vọng. Nhưng đối diện với con quái vật không lồ như thế, bản thân thực sự không thể làm gì được, chỉ có hiến lên sinh mạng của mình, lấy hồn làm một tiếng chuông, gõ lên hồi chuông thứ nhất đánh thức lương tri đang ngủ say của con người.
Xin hỏi xưa nay hỏi ai không chết? Hãy để lòng son chiếu sử xanh.