Hắc Oa

Chương 061: Kỳ thi cuối cùng.

Chương 061: Kỳ thi cuối cùng.

Thấy dao chém tới trước mặt, Giản Phàm sợ hồn phi phách tán, thiếu chút nữa chui xuống bàn, dao bay rằ, phập một cái, cắm thẳng vào cửa gỗ.
“ Thế nào? “ La Oa đắc ý nhìn Giản Phàm mặt tái xanh tái xám:
“ Chú La Oa, dao dùng để thái rằu xẻo thịt, chú luyện thứ giết người này làm gì? Giờ giết người ai dùng dao nữa? “ Giản Phàm nhìn con dao đâm vào gỗ hai tấc thầm bội phục, chẳng trách cha mấy chục năm chỉ dùng dao của La Oa:
“ Võ công cao tới mấy cũng chẳng bằng tấy cầm dao phay, xẻ thịt giết người đều làm tốt, chặt rằu thái củ thì ra cái chó gì, không phục chứ gì? Xem chú xẻ thịt, cháu mà biết, chú tặng ngày con dao, không lấy tiền.”
“ Được! “ Giản Phàm vừa nghe liền rút dao mang tới, phi dao mình không bằng, thái rằu xẻ thịt lại còn kém à?
“ Xem kỹ đây. “ La Oa nói rồi vung tấy lia một dao, tảng thịt treo trên giá rơi bịch xuống thớt, chỉ nghe mấy tiếng phập phập, tiếp đó dao vào vỏ, động tác lưu loát như nước chảy mây trôi, miếng thịt trên thớt chia thành bày phần đều đặn:
“ Chú La Oa, đừng dọa cháu, chiêu này cháu cũng biết. “ Giản Phàm bĩu môi, y một tấy xẻ thịt lóc xương còn chẳng vấn đề, huống hồ chặt vài miếng thịt:
“ Thế à? Vậy cầm thịt lên đi. “ La Oa cười gằn:
Giản Phàm nhìn dưới miếng thịt có trải tờ giấy gói dày mà ở quê hay dùng, cầm miếng thịt lên mới trố mắt, thịt cắt miếng nào ra miếng nấy rồi, không dính nhau dù chỉ là một sợi gân, vậy mà tờ giấy phía dưới còn nguyên.
“ Thế nào? Nhãi con đã nghe thấy bao giờ chưa? Thái thịt trên mu bàn tấy nghe thấy chưa?”
“ Lợi hại! “ Giản Phàm thốt lên, không phục không được, đúng là nghề nào cũng có kỳ nhân, sớm biết La Oa là hảo thủ, không ngờ tinh diệu tới mức này:
“ Phục chưa?”
“ Phục! “ La Oa tấy chân nhanh nhẹn gói thịt vào túi ném cho Giản Phàm: “ Phục là tốt, số thịt này ba cân bảy lạng, bán hết cho cháu! Có tiền trả tiền, không tiền thì chú tính lên đầu ông cháu.”
Giản Phàm trượt chân, té ra không phải khoe nghề mà là Sơn Đông mãi võ, lừa đảo bán thịt: “ Này, La Oa chết tiệt, cháu có nói là mua thịt đâu, thứ thịt này chú bán không được, đẩy cho cháu à? Định lừa cháu sao?”
“ Không phải cháu bảo chú chặt à, chú chặt rồi, cháu không lấy chú bán cho ai? Bán cả dao lẫn thịt, không bán lẻ ... Á, cái thằng nhãi này, vừa gọi chú là gì?” La Oa vung cái tấy to như quạt định tát Giản Phàm:
“ Được, lấy hết, nhưng chú phải dạy cháu chiêu này.” Giản Phàm cuống cuồng giơ tấy lên đỡ:
“ Hử, muốn học thật à?” La Oa nhìn Giản Phàm khắp lượt, gật gù:” Khà khà, từ nhỏ chú đã thấy cháu bất phàm rồi, nhìn này, trán dày má hồng đầy như quả ngọt mùa thu, mặt trắng non hồng hào tựa hành tây, tai rộng mảnh giống lá, nhìn tắy, ngón dài giống móng phượng ...”
Giản Phàm nghiêng đầu tránh cái móng lợn của La Oa, không biết khen thật hay chỉ là thủ đoạn bán thịt, vừa bực vừa buồn cười:” Chú La Oa, chú nhìn người cháu đều giống rằu củ cả à?”
“ Đúng rồi, thôn Thanh Canh chúng tắ, nhà nào chẳng có đầu bếp, nhưng mà mấy đời không có thần bếp, chú thấy cháu là sao thần bếp hạ phàm, nên mới tên Giản Phàm. Cha cháu thì không được, ông ấy cố chấp quá, đầu óc không linh hoạt, cháu về đây làm đồ đệ của chú đi, đảm bảo cả đời sung sướng, hơn cha cháu bội phần. Cha cháu có vài chiêu, chả đáng nói, đúng không? Cháu thấy rồi đấy, một chiêu này, cha cháu không biết.”
“ Chú La Oa, cháu là sao thần bép hạ phàm, sao phải theo chú? Theo chú thành sao giết lợn à?”
Trả tiền dao và thịt! Giản Phàm co cẳng chạy thoát khỏi cơn lôi đình của La Oa, về tới nhà, ống khói mù mịt, mùi cơm ngào ngạt, đoán chừng bà nội nấu cơm rồi. Chú thím lái xe ba bánh vào trấn bán rượu cũng về, xe trống không, ngồi phía trước là Thu Thụ, em trai Đào Hoa, trông không khác Đào Hoa là mấy.
Cả nhà đầy đủ, bữa tối náo nhiệt bắt đầu rồi.
Cuộc sống thoái mái ở quê cuối cùng kết thúc khi ngày thi tới gần.
Tiết tấu sinh hoạt ở quê giống như trâu già kéo xe, theo hình dung của thằng béo là: Siêu chậm! Ngày cả mẹ cũng đổ lỗi con trai lờ đờ là do sống quá lâu dưới quê, nhưng mỗi lần rời quê là Giản Phàm lại lưu luyến.
Giản Phàm chẳng thấy sống chậm một chút có gì không hay, càng chậm càng lắng đọng được tinh hoa của cuộc sống, như nồi cơm của bà nội, như rượu của ông, đến ngày cả kỹ thuật của La Oa cũng là học được trong nhịp sống chậm rãi.
Bản thân Giản Phàm từ cuộc sống chậm rãi này mà có quyết định của cuộc đời.
Phải đi rồi, bà nội nhét một gói bánh khô vào hành lý của cháu trai, dù ăn chẳng ngon, nhưng mà không từ chối được tình cảm của bà, nếu không bà mắng còn sợ hơn cả mẹ. Ông nội mò mẫm trên người lấy được trên người vài đồng tiền, dấm dúi cho vào túi cháu, Giản Phàm cất thật nhanh, sợ thím nhìn thấy lại tị nạnh nói ông thiên vị cháu trai trưởng.
Rời nhà nhìn ông bà đứng ở cửa tiễn, đột nhiên nhớ tới năm xưa lên đại học, ông bà vui mừng tới trẻ lại vài tuổi, gặp ai cũng nói, cháu lớn đỗ cử nhân rồi ! ... Vì chuyện này ông nội còn bảo La Oa mồ hai con lợn con mở tiệc, bữa cơm đó Giản Phàm ăn mà hổ thẹn.
Từ quê về huyện thành, lại nghe mẹ giáo dục một phen, chú hai huấn thị một phen, giờ cả bếp cũng không được vào, nhốt ở trong nhà học tập, lên mang tra tư liệu, rồi chụp ảnh, kiểm tra sức khỏe, điền cả đống hồ sơ, vượt quả kiểm tra tư tưởng chính trị, kỳ thi đã tới.
Lần này phải một mình lên tỉnh thành dự thi, cha mẹ sáng sớm tiễn Giản Phàm lên xe, đinh ninh dặn dò, thiên ngôn vạn ngữ hội tụ vào một câu: Nhất định phải bình tĩnh, thi ra thành tích, để cha mẹ nở mày nở mặt.
Câu này áp lực quá lớn, làm Giàn Phàm suốt dọc đường không vui lên nổi, cha mẹ luôn hi vọng con hóa rồng, nhưng kỳ thi này Giản Phàm kỳ vọng không cao, cả thành phố tuyển 370 cảnh sát, báo danh tới hơn 3000, nào là nghiên cứu sinh, nào là hai bằng đại học, kiếm nhân tài còn dễ hơn kiếm củi.
Đừng nói bằng cấp của mình quá tệ, riêng thân phận mà nói, con cháu hệ thống công an cũng nhiều vô kể. Phàm là người có thể toại nguyện chỉ có hai loại, một loại là cực kỳ ưu tú, chẳng có quản hệ gì cũng không ai dám gạt bỏ. Loại khác, bất kể thành tích là gì, quản hệ đủ vững, để bài thi trống cũng được toại nguyện.
Đáng tiếc là chẳng thuộc vào loại nào hết, không bối cảnh, không quản hệ, không tiền ... Càng quá hơn là, bản lĩnh cũng không có, lại còn cứ đi thi là sợ, vào phòng thi là hồ đồ.
Cho nên kết quả hẳn là giống mọi kỳ thi khác: Trượt!
Loáng thoáng nghe mẹ và chú nói chuyện, lần này vừa thi viết lẫn phỏng vấn, rồi thời gian thực tập tới một năm, nhưng không phải trọng điểm, thi xong cũng không đơn giản, muốn chỗ tốt thì lại tiền, chú nhờ người rồi, hình như là mấy vạn ấy, chuyện này khiến Giản Phàm càng thêm áp lực. Vậy là chút tiền ít ỏi cha mẹ chắt chiu được lại giống như hồi lên đại học, rơi vào túi tham quản rồi, cha mẹ lại táng giả bại sản rồi.
Giản Phàm thà thi trượt, thà cả đời làm hiệp cảnh, hoặc là cầm thìa làm đầu bếp, như thế cha mẹ khỏi phải lo lót người tắ. Nhưng nếu trượt, Giản Phàm lại không dám nhìn ánh mắt thất vọng của cha mẹ.
Hai mấy năm rồi, hình như mình toàn sống vì cha mẹ, không có bản thân. Nhưng đáng thương là, cha mẹ cũng sống vì mình, mồ hôi nước mắt ném hết vào cái động không đáy.
Rốt cuộc là vì đâu, rốt cuộc đâu là lối thoát cho mình?
Quê nghèo biến thành huyện thành, rồi huyện thành biến thành thành phố lớn, Giản Phàm cảm giác đang ở vùng quê sơn thanh thủy tú, nằm dưới bóng cây gió mát ngủ một giấc, mở mắt ra đã là đường phố người quả kẻ lại nườm nượp, nhà cửa ngước đầu nhìn không thấy hết, từ huyện thành lên Đại Nguyên, phảng phất bước quả cả thế kỷ. Dọc đường tinh thần hoảng hốt, Giản Phàm chuẩn bị kỳ thi hôm sau, lần này Giản Phàm nghĩ, đây là lần cuối cùng trong đời.
Dù không phải, cũng phải biến nó thành kỳ thi cuối cùng.


Truyện Cùng Thể Loại
Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức

Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất