Nhất Đạo Triều Bái

Chương 39: Con đường tu hành - 2

Chương 39: Con đường tu hành - 2
"Mà trong mỗi cảnh giới nhỏ, của một cấp cảnh giới, đều phải đi theo tuần tự, từ nhỏ tới lớn rồi mới phá kén thành một cảnh giới mới. "

"Theo ta được biết, Nho, Đạo, Phật, kể cả yêu tộc, tu hành đỉnh phong chính là trở thành Thánh Nhân, Thiên Tôn, Phật Đà, Tổ Yêu, mà trước đó, đều có ba cảnh giới lớn khác. "

"Lấy Nho Đạo làm ví dụ, ba cảnh giới lớn, mấu chốt nhất phân biệt là 'Nho Giả cảnh', 'Phu Tử Cảnh', 'Đại Nho Cảnh'. . . "

"Trong đó Nho Giả cảnh lại chia làm ba cảnh giới nhỏ, lúc này mới là Tự Kiến Cảnh, Lạc Bút Cảnh, Thành Thi Cảnh.
Phàm là môn đồ Nho gia thuộc về ba cảnh giới nhỏ này, đi ra ngoài đều có thể gọi là Nho giả. "
“Đệ tử Nho Đạo đang ở Thành Thi Cảnh, muôn tấn thăng cảnh giới tiếp theo, cần tích lũy học vấn, nếu đầy đủ có thể đột phá đến ‘Phu Tử Cảnh’, ở cảnh giới này, bên trong ý thức của não sẽ nhìn thấy một núi sách, một biển nghĩa! ”Trần Lạc nghi ngờ: "Núi sách, biển nghĩa? "
Kỷ Trọng gật gật đầu: “Núi sách bao hàm với toàn bộ con đường học, học nữa, học mãi; biển nghĩa mênh mông không điểm dừng.
Đã theo Nho gia là đời đời mãi mãi nghiên cứu học vấn, đọc sách, cùng so sánh với hai nhà Tiên Đạo, Phật Đạo thì bất đồng.
Nho gia luôn luôn ôn lại sách văn cũ, tự tìm kiếm ý nghĩa mới trong núi sách, cho nên bắt đầu từ Phu Tử Cảnh cho tới Đại Nho Cảnh, muốn thăng bậc là phải mò mẫm từng quyển sách trong núi sách, sau đó dùng học vấn để giải nghĩa trong biển nghĩa.
Cho nên, người theo Nho môn đều gọi là những Sơn Hải Nhân. ”

“Núi sách, biển nghĩa có hình dáng như thế nào? ” Trần Lạc hỏi.
Kỷ Trọng lắc đầu: "Ta còn chưa đạt tới cảnh giới kia, không nhìn thấy được núi sách cùng biển nghĩa có hình thù gì, chỉ là nghe lời người khác kể lại. ”
"Núi sách là một ngọn núi khổng lồ do vô số điển tịch hình thành, từ xưa đến nay tất cả các loại điển tịch của Nho Đạo từ Đại Nho trước và sau đều có thể tìm được ở núi sách.
Chỉ có từ núi sách đọc ra, đạt được cảm ngộ, thì quyển sách đó mới công nhận, quyển sách đó sẽ hóa thành một miếng gạch lót đường, chờ cho đến khi đi đến cuối con đường mòn, sau đó đọc quyển sách tiếp theo, rồi lại nhận được một con đường mới.
Vòng lặp này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi đọc hết núi sách. ”
Trần Lạc suy nghĩ một chút: Cái này thì khác gì một cái thư viện online đâu? Kỷ Trọng tiếp tục nói: "Sau khi vượt qua núi sách, có thể nhìn thấy biển nghĩa mênh mông không thấy bờ.
Đệ tử Nho Đạo bước vào biển giải nghĩa, lấy tinh thần cảm nhận ý nghĩa hóa thành từng miếng gỗ để đóng thành thuyền, lúc này họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, mê man, tinh thần tiểu tụy, đây chính là chướng ngại thử thách của việc đọc sách. ”
"Cưỡi thuyền đi về phía trước, sẽ có sóng nghĩa đánh về phía thuyền.
Những cơn sóng này đều là sự hoang mang trong lòng trước đó của ngươi, hay nói rõ ra chính là ngươi chưa hiểu được nghĩa của quyển sách đã đọc kia.
Sau khi bị sóng cuốn vào sâu bên trong biển nghĩa, cần phải giải quyết được đau khổ tâm trí khi không hiểu được ý nghĩa của quyển sách, câu hỏi của biển nghĩa sẽ đánh ngươi, nhấn chìm ngươi cho đến khi ngươi bị đuối nước, nếu ngươi giải được ý nghĩa, con thuyền kia lại trôi tới tay ngươi, cứu ngươi lên thuyền và hành trình lại tiếp tục. ”
"Cho đến khi trong lòng sáng tỏ được mọi nghi hoặc từ biển nghĩa, mọi quyển sách đều công nhận ngươi.
Lúc này gió êm sóng lặng, mới có thể nhìn thấy điểm bờ bên kia của biển nghĩa. "
“Tầng này, chính là cửa ải đâu tiên của Sơn Hải Nhân phải vượt qua. ”

“Phu Tử Cảnh có ba cảnh giới nhỏ, chính là ba bước Sơn Hải này. ”

“Tầng sơn hải đầu tiên gọi là “Khởi Mông Cảnh” giống như đứa trẻ vừa sinh ra, tăng lên tỷ lệ thiên phú 'đọc hiểu' sách văn, làm khả năng này càng trở nên thành công. "
“Tầng sơn hải thứ hai gọi là “Khai Hóa cảnh”, lúc này đã trưởng thành rất nhiều, những lời thuyết pháp nói ra từ miệng, có thể cảm độ sinh vật, mở ra linh trí, dẫn lối sinh vật về con đường chính đạo. ”

“Tầng sơn hải thứ ba gọi là “Truyền Đạo Cảnh” có thể giải thích hàm nghĩa của kinh văn điển tịch, cũng như hiểu rõ ý nghĩa sâu xa từ bản thân.
Về sau cũng có thể tự mình viết sách, mở ra sách nhã văn với lập luận mới. ”
"Sau Phu Tử Cảnh, đó là Đại Nho Cảnh.
Ta cũng chưa có kiến giải nào từ cảnh giới này, bất quá núi sách biển nghĩa của Đại Nho Cảnh cùng núi sách biển nghĩa của Phu Tử Cảnh sẽ khác nhau một trời một vực, núi sách cao hơn gấp nhiều lần, biển nghĩa bao la vô tận hơn, trong đó còn có thể sinh ra thần thông không thể tưởng tượng nổi. ”
"Đây chính là con đường tu hành Nho Đạo mà ta biết được, công tử còn có vấn đề gì không? "
Trần Lạc chẹp chẹp miệng, con đường tu hành này, nghe có vẻ rất khổ cực. . .
Vượt núi vượt đèo, vượt sông vượt biển, quả nhiên, bất kể là ở thế giới nào, chuyện đọc sách đều gian khổ như nhau.


Truyện Cùng Thể Loại
Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức

Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất