Mạc Thu Nương thở dài nói: "Dã tâm hại người có thể có…nhưng phòng ngừa tâm địa con người thì không thể không có. Đúng là nhà Đường có 10 vạn binh tinh nhuệ, hơn nữa còn địa lợi, giỏi thủy chiến, không khó đánh một trận thực lực cho nhà Tống yếu thế. Hàng năm chúng ta xưng thần cống nạp, số tiền đã lên đến hơn 10 vạn lượng, bên kia có thêm được một phần thì chúng ta giảm đi một phần. Cứ như thế này thì thực lực hai bên ngày càng cách biệt, điều này chẳng phải là cổ vũ uy phong người Tống mà làm mất nhuệ khí quân ta đó sao?"
"Ôi! Không xưng thần cống nạp, Quốc vương làm sao có thể mù mịt được như thế. Muội cuối cùng cũng chỉ là nữ nhi, đừng có thiển cận…" Tiểu Châu thở dài một tiếng, rồi lại nói: "Có điều muội tuy là nữ nhi, không giỏi thi từ ca phú, son nữ hồng, mà lại thích bàn chuyện đại sự quốc gia, thật đúng là khác người".
"À… Thu Nương sinh sống trong cửa nhà thế gia, thường xuyên thấy cậu và bố luyện binh, bàn chuyện quốc gia nên mới thấy hứng thú với những chuyện thế này".
Tiểu Chu nghe xong cười hì hì mà nói: "Dù nói như vậy, nhưng muội cũng chỉ là nữ nhi. Bận tâm lắm làm gì, chúng ta làm sao có thể giúp gì cho việc đại sự? Muội quan tâm đến nhà Đường và Quốc vương như vậy, là do khai trí, hay là… muội có ý gì với Quốc vương?"
Lý Dục chợt giật nảy mình, không kìm được mà tiến lên hai bước, nghe Mạc cô nương nói: "Nương nương lại trêu ghẹo Thu Nương rồi, Thu Nương thân là người nước Đường tất nhiên phải lo cho nước Đường. Tôn trọng Quốc vương, đấy cũng là một bổn phận của người dân bình thường, Thu Nương sao dám có tơ tưởng gì với Quốc vương."
Lý Dục thấy trong lòng trống rỗng… Tiểu Chu nghe xong cười mà rằng: "Muội không cần phải che giấu, mỗi lần ngồi cùng bản cung nói chuyện phiếm, người đều không nói gì khác ngoài chuyện Quốc vương. Chẳng lẽ ngươi tưởng ta không đoán ra tâm tình của ngươi sao? Ta không phải là người hay ghen tị, trong số các cung tần mỹ nữ, người xem ta có bao giờ bực mình với họ đâu, huống chi ta và ngươi như chị em tâm đầu ý hợp như thế".
Chiết Tử Du không biết nên khóc hay nên cười, bất đắc dĩ nói: "Nương nương… đúng thật là hiểu lầm Thu Nương rồi. Quốc vương có trong tay cả giang sơn Giang Nam, biết bao người dân, nhất cử nhất động của Quốc vương đều đại diện cho nhất cử nhất động của nước Đường, nói về chuyện quốc sự của Giang Nam chẳng lẽ lại không nhắc đến Quốc vương? Thực không phải… thực không phải nhi nữ có tư tình…"
"Hihi, xem bộ dạng xấu hổ của Thu Nương thật đáng yêu quá. Đến bản cung còn động lòng huống hồ là Quốc vương, ngài còn viết cho ngươi một phú từ để bày tỏ…"
"Nương nương!"
"Được rồi được rồi, ta không lôi chuyện này ra trêu ngươi nữa. Thu Nương, ngươi có thích vua Đường hay không, chuyện này không đề cập tới, nhưng không biết trong mắt ngươi vua Đường là người thế nào?"
"Cái này…"
"Chúng ta là tỷ muội có gì chẳng nói với nhau, muội cứ nói đi, không cần phải ấp úng"
"Vâng… Trong mắt Thu Nương thì Quốc vương dáng vóc không tầm thường, tài hoa hơn người, văn võ song toàn, thông âm luật, bản tính tốt, trước sau chẳng có ai bằng…"
Tiểu Chu cười nói: "Muội khen Quốc vương như thế thật ngoài dự liệu của ta đấy"
Đằng sau tấm bình phong, Lý Dục nghe thấy à như mở cờ trong bụng. Nếu không sợ làm kinh động đến mỹ nhân thì hắn chẳng đã nhẩy cẫng lên rồi.
Tử Du nghe thấy vậy liền nói: "Là người chẳng có ai hoàn hảo. Vua Đường cái gì cũng tốt, có điều nói về chuyện đại sự thì thiếu khí phách, hiểu cầm kỳ thi họa cũng vẫn không đủ để đem đến bình an cho nước Đường, quân sự và chính trị mới là phương pháp để đánh thắng. Nếu như Quốc vương không là vua thì ắt sẽ là đệ nhất tài tử Giang Nam, nhưng Quốc vương là người đứng đầu một nước mà chú tâm vào thi ca đền đạo, lơ là việc quốc sự, đó không phải là hạnh phúc của Quốc vương, lại càng không phải là hạnh phúc của Giang Nam."
Lý Dục nghe thấy liền tự nhủ: "Chẳng trách ngày ấy ta bảo viết tặng nàng một bài thơ nàng không thèm, hóa ra là vì nàng sinh ra trong cửa thế gia, nên nàng thích mẫu đàn ông dọc ngang trên lưng ngựa, đi chinh phục thiên hạ. Nếu nói như vậy thì Triệu Khuông ắt hẳn sẽ là người anh hùng trong mắt nàng, sợ rằng nếu bây giờ ta mới bắt đầu học võ công thì xương cốt đã cứng mất rồi. Xoa xoa cái bụng mình, Lý Dục khẽ thở dài.
Tiểu Chu khẽ nói: "Muội muội, muội đừng trách Quốc vương, cần phải biết Quốc vương vốn là vị vua vô vi chi tâm, năm vị huynh trưởng đều sớm qua đời, ngôi vị hoàng đế này mới không thể không rơi vào đầu Quốc vương. Quốc vương cũng là do bất đắc dĩ, muội nghĩ rằng làm vua đất Giang Nam này là sung sướng lắm sao?"
Chiết Tử Du nói: "Là do thần nghe người ta nói, Quốc vương thưở nhỏ đã thích thơ từ ca phú, chán ghét chuyện kinh đạo, mới đầu cũng được phong làm thái tử. Lễ bộ thị lang Trung Mô Trác đã nói, Tòng Gia Đức chí yếu, lại khốc tín thị dân, không thể làm chủ. Còn Tòng Thiện quả dám ngưng trọng thì là có ích cho con cháu. Thế nhưng Quốc vương không cho câu nói này là đúng, ngược lại còn đày Trung Mô Trác đi ải, nương nương, có chuyện này sao?"
"Đúng vậy, nhưng chuyện này là bí mật". Tiểu Chu nghe xong liền thở dài đáp: "Tòng Thiện, Tòng Thiện… Ôi, Quốc vương lệnh cho Tòng Thiện đi sứ nước Tống vốn là bày tỏ cho nước Tống thấy lòng kính trọng của ta, ai ngờ Triệu Khuông lại vô lễ, đem Tòng Thiện giam lỏng không thả ra, Quốc vương nghĩ đến tình huynh đệ mà luôn thấy phiền muộn. Vợ Tòng Thiện cơ thể ốm yếu suy nhược, phu quân thì lại bị tống vào tù nhà Tống khiến nàng ta ưu tư phiền muộn, thường tìm đến chỗ Quốc vương khóc lóc, khiến Quốc vương cũng khó xử. Nghe nói nàng ta hôm qua lại tiến cung, tức giận buông ra những lời bất tuân, nhục mạ Quốc vương".
"Lại có việc này sao? Phu nhân của Quốc công lại dám to gan như vậy?"
"Làm sao lại không thể? Nội thị trong cung đều tận mắt nhìn thấy, lẽ nào còn là giả? Quốc vương nhân hậu, dù bị bà ta mắng chửi tức khí đến ộc máu cũng không hề trách bà ta, còn triệu thái y vào cung bốc thuốc chữa trị cho bà ta, đợi bà ta ổn định rồi mới đưa bà ta về phủ. Không giấu gì ngươi, Quốc vương đã sáu lần viết thư sang nước Tống để đòi lại Tống Thiện, nhưng triều đình nhà Tống nhất quyết không thả người thì biết làm sao?"
Chiết Tử Du trầm xuống, khẽ thở dài: "Người Tống giam giữ Trịnh Vương là có ý đồ gì? Lẽ nào Quốc vương không nhìn ra ý đồ của người Tống hay sao? Theo thần nghĩ, Quốc vương là một tài tử thì không ai bằng, nhưng làm một đức vua thì e rằng sẽ có ngày sai lầm. Không kể Quốc vương có muốn làm vua Giang Nam hay không, nhưng đã là vua rồi thì nên quan tâm đến việc chính trị đi chứ".
Lý Dục nghe đến đây tức giận đùng đùng, lao vào phòng nói: "Ta xưng thần với nước Tống thực ra là vì thực lực của ta không bằng Tống, là do ta suy nghĩ cho bách tính. Ta không ngại cúi đầu liếm cánh, cốt sao để tránh thương vong. Mạc cô nương, ngươi sợ điều gì?"
"Mạc nhi khấu kiến Quốc vương". Vừa nhìn thấy Lý Dục bước vào, Chiết Tử Du vội vã đứng dậy, đứng theo sau Tiểu Châu thi lễ, "Không biết Quốc vương giá đáo, thần không kịp tiếp đón từ xa,xin người thứ tội. Thần… thần không có ý bất kính với Quốc vương".
Trong triều văn võ bá quan khuyên gián, Lý Dục có thể không cần để tâm, nhưng để một cô nương liễu yếu đào tơ xem thường mình, lại là người mà hắn thích thì làm sao mà chịu được, bèn làm mặt lạnh nói: "Nay ta nhẫn nại, do lực ta không bằng Tống, chứ không phải khiếp sợ bọn chúng. Quả nhân dù là văn nhân nhưng cũng có một trái tim của một viên võ tướng, sẽ có ngày nếu nước Tống có dũng khí xâm lược Đường quốc ta, quả nhân nhất định sẽ thân chinh ra trận, mặc áo giáp, tử chiến đến cùng để giữ gìn giang sơn xã tắc. Nếu như không bảo toàn được non sông ta cũng sẽ tự thiêu, quyết không làm ma xứ người."
Những lời nói này thể hiện rõ niềm phẫn nộ, Tiểu Chu đứng sau lộ ra vẻ vui mừng rõ rệt, nói: "Quốc vương đúng là người dũng cảm, bản cung vốn biết Quốc vương có tư thế anh hùng".
Chiết Tử Du nhìn thật sâu vào mắt Lý Dục, cúi đầu tạ tội nói: "Mạc nhi không biết được chiến lược của Quốc vương, nói năng hồ đồ, mạo phạm đến Quốc vương, xin được thứ tội".
Lý Dục nhìn thấy ánh mắt Mạc Thu Nương có nét vừa như ngưỡng mộ vừa như hâm mộ, dường như nàng còn vui sướng hơn rất nhiều khi được Lý Dục tặng thơ lần đầu, ánh mắt đó khiến Lý Dục như trẻ ra đến mười tuổi, không nén được tiếng cười vang: "Đứng lên đi, Lâm tướng quân trung thành tận tâm bảo vệ Tổ quốc và thần dân, ngươi là cháu gái của tướng quân quả cũng không thiếu hào khí, quả nhân rất vui khi nghe được những lời nói từ đáy lòng như vậy. Nghe đương nhiên là không vui, nhưng Thái tông Hoàng đế cũng chính là tấm gương, ta tất nhiên không bằng Thái tông, nhưng lẽ nào không nghe được những lời của ngươi không phải là phản nghịch mà là tận trung hay sao?"
Chiết Tử Du thản nhiên cười, nàng và Tiểu Chu đều là những người phụ nữ khiến Lý Dục rung động, hắn muốn đỡ nàng, nhưng Chiết Tử Du đã đứng dậy, lại hành lễ nói: "Đa tạ lòng khoan dung của Quốc vương, Quốc vương hồi cung đúng lúc thần và nương nương đang nói chuyện, Mạc nhi xin cáo lui. Quốc vương, nương nương, thần…"
"À, không cần.." Lý Dục vội nói, vừa nãy hắn còn tỏ ra là mình để ý đến chuyện quốc sự trước mặt nàng, nay chẳng lẽ lại chuồn vào hậu cung nói chuyện phiếm, đứng giữa hai mỹ nhân, hắn đành nói: "Ta có việc phải đi, ta đã ra lệnh cho Trần Kiều vào cung, cùng bàn chuyện quốc gia đại sự, bây giờ phải quay về điện ngay, ngươi cứ ở lại trò chuyện cùng nương nương…"
Nói rồi hắn quay sang liếc Tiểu Chu một cái, quay người đi mất, bỏ lại Tiểu Chu và Chiết Tử Du thi lễ đằng sau: "Cung tiễn Quốc vương".
Lý Dục vô cùng hả hê vì đã khiến được hai người đẹp phải động lòng, chỉ cần nói vài câu quốc gia đại sự đã khiến ánh mắt nàng ngưỡng mộ đến nhường ấy, thật điều đó đã khiến Lý Dục tự cao đến cực độ, hắn nhanh chân rời khỏi hậu cung, sai người gọi Trần Kiều đến Thanh Lương điện.
Chịu ảnh hưởng của Chiết Tử Du, gần đây Tiểu Chu Hoàng hậu cũng bắt đầu hứng thú với chuyện nước, lời người khác Lý Dục nghe không lọt tai, nhưng lời của Tiểu Chu Hoàng hậu thì hắn luôn để trong lòng. Sau vài lần nghe, hắn cũng ý thức được nguy cơ của nước Đường, lúc nào cũng phải suy nghĩ đến tình cảnh của nước Đường và lối đi trong tương lai.
Nếu như muốn chủ động tấn công Tống, hắn tuyệt nhiên không dám, nhưng nếu như gia tăng lực lượng phòng bị thì hắn lại không có ý kiến. Trước nay nếu như có bất kỳ hành động nào hắn cũng đều sợ sẽ làm nước Tống bất mãn, nay sứ giả Khiết Đan lại đang muốn liên minh với nhà Đường, xa hô tương ứng, một Nam một Bắc hiệp lực khống chế quân Tống, như thế thì quân Đường sẽ chẳng còn sợ gì nữa. Thật tâm mà nói, hắn cũng không muốn chịu lép vế trước nhà Tống, nếu như có được cách khác thì hắn sẽ quyết định nhanh, như là…thương lượng nhanh về vấn đề này, đường đường là người đứng đầu một nước, há để cho nữ nhi khinh bỉ?
************************************************** *********
Biện Kinh, Hoàng Nghi điện.
Tuyết vừa rơi một trận lớn, màu trắng bạc phủ khắp nơi, cả thành phủ một màu trắng, tiết trời như vào xuân. Triệu Khuông đang ngồi cùng đám đại thần bên bếp lò, vừa ăn lẩu vừa nói chuyện quốc sự.
Người đang nói chậm rãi kia chính là Lư Đa Tốn, từ sau khi Triệu Phổ rời kinh, Lư Đa Tốn đã được lên chức Trung thư thị lang học vị hàn lâm, đứng hàng Tể tướng, hắn là người hiểu rõ tâm tính của Triệu Khuông nhất, mỗi lời hắn nói đều đánh vào đúng chỗ ngứa của Triệu Khuông. Nay đã chính thức thay thế vị trí của Triệu Phổ, trở thành người phát ngôn tận tâm nhất của Triệu Khuông.
Hắn nói quên trời đất, trán đẫm mồ hôi, phải cởi bỏ áo khoác ngoài. Vương Kế Ân lập tức tiến đến trước, Lư Đa Tốn mỉm cười, quay lại tiếp tục nói: "Nay ở đất Thục có người dấy binh làm loạn, ở nơi đó địa hình hiểm rở, rừng rậm um tùm, vừa là chỗ tạp cư hỗn tạp, nếu muốn đến đó bình định thì phải mất nửa ngày mới xong. Mân Nam vừa mới quy về, muốn được lòng của dân cư nơi đó thì phải bình định được đất, khiến cho lòng dân quy thuận về Tống, cũng có lẽ cần một khoảng thời gian.
Trong tình hình này, nếu như chúng ta cần phải tu chỉnh lý để lấy lòng dân chúng, gia tăng sức mạnh quân đội, hòa hảo với dân tộc Khương ở phía Tây, phía Bắc chống quân Khiết Đan, đợi khi tất cả đã sẵn sàng, chúng ta sẽ đánh nước Đường, quy hết về một mối, nếu như đợi được đến ngày này thì nhanh cũng phải mất khoảng 3, 4 năm. Sau đó…"
"Sau đó chúng ta không đợi nữa, Trẫm, không cách nào đợi được đến lúc đó".
Triệu Khuông tiếp lời, lá thư cầm trong tay run lên, trầm giọng nói: "Trẫm vừa nhận được tin, người Khiết Đan đã đem thủ lĩnh bộ tộc Gia Luật Văn đi sứ sang nước Đường, mà Tiêu hoàng hậu lại đang xóa sổ vây cánh của hắn ở trong cung, gài thân tín của bà ta vào, Trẫm cũng đang khá lo lắng".
Hắn nhấp một ngụm rượu, vuốt râu, đảo mắt một lượt khắp các trọng thần đang ngồi xung quanh, chỉ tay nói: "Thứ nhất, Gia Luật Văn đi sứ sang nước Đường, quả nhiên là Tiêu Xước đang dùng kế điệu hổ ly sơn, cũng không biết có khả năng người Khiết Đan coi trọng nước Đường hay không, lẽ nào chúng muốn liên minh với Đường?
Thứ hai, nước Tống ta Nam phạt, là nỗi uy hiếp lớn nhất của phương Bắc, khi chúng ta đánh nước Hán, dù Trẫm đã đạt được mục đích nhưng cho đến nay nước Hán đã danh tồn thực vong, sắp tàn lụy rồi, nhưng do sự can thiệp của người Khiết Đan mà rốt cuộc cũng không sụp đổ. Vài năm gần đây trong nội bộ phương Bắc rối loạn không ngừng, gây cho Trẫm rất nhiều bất lợi. Đến nay Tiêu Xước đã bắt đầu động thủ, rõ ràng là bà ta đã nắm chắc thực lực trong tay, ít nhất thì cũng đã có thể thống trị bộ tộc của hoàng đế.
Nếu như bà ta thành công thì chúng ta không thể coi thường dân Khiết Đan được đau, lúc đó Trẫm lại tiến hành Nam phạt thì đại bộ phận quân đội ta đến từ phương Bắc sẽ bị uy hiếp. Phải biết rằng quân đội nhà Đường có 10 vạn, lại thiện chiến đường thủy, nếu như dùng binh mã ít thì nước Tống ta rất khó giành thắng lợi. Đặc biệt là trong chiến tranh, một khi chiến sự trì hoãn lâu thì e rằng sẽ có nhiều biến đổi, dân nước ta sẽ rơi vào bể lầm than, nếu như lặp đi lặp lại thì sẽ không tránh khỏi dẫm phải vết xe đổ của Tùy Diễm khi phạt Cao Ly".
Nói rồi hắn thắt chặt lại thắt lưng, trầm giọng nói: "Là do trẫm đang cân nhắc nên tấn công sớm hay muộn, hay là cứ sớm chinh phạt được nước Đường cho thỏa đáng? Trẫm đã quyết rồi, tháng 3 sang năm, chúng ta sẽ nổi binh đánh Đường, các khanh có ý kiến gì không?"
Đã trở về từ Mân Nam, kế tiếp lại Lý Sùng Củ, Tào Bân – người tiếp quản nhiều sứ mệnh nói: "Quan gia, nước Tống ta khi chinh phạt nước Hán, quân Khiết Đan đã từng xuất binh cản trở. Khi tấn công Nam Hán cũng do quân Khiết Đan không vãng lai cùng Nam Hán mà nội bộ phân tranh nên không xuấ binh, nhưng nước Đường và Khiết Đan có quan hệ mật thiết với nhau, thông thương trên biển, hơn nữa nước Đường cũng là trở ngại cuối cùng của mục đích chinh phục Trung Nguyên. Nếu như nội bộ Khiết Đan không phân tranh thì Tiêu Hoàng hậu có thể kịp thời nắm binh quyền trong tay, xuất binh tiến đánh chúng ta, hoặc làm hỏng kế hoạch đánh chiếm nước Đường của ta. Do đó, thần nghĩ rằng, với người Khiết Đan tuyệt đối không thể không phòng, tránh lơ là, phái quân thiện chiến đến đóng giữ đất Bắc, sẵn sàng đương đầu với quân địch, đồng thời với trận chiến với Đường cũng cần phải tốc chiến tốc thắng, như vậy mới có thể cắt đứt những ảo tưởng của nước Đường".
Triệu Khuông cười nói: "Khanh nói được câu ấy hợp ý Trẫm lắm. Dù phương Bắc có nội loạn nhưng cũng không thể không ngại".
Tiết Cư Chính nói: "Bệ hạ, Hồng lư thiếu khanh đi sang sứ nước Đường cũng đã lâu mà vẫn khong thấy báo cáo gì về thủy đồ, binh lực… của Giang Nam, nếu như muốn đánh Đường thì không thế thiếu những tin tình báo quan trọng đó, nếu không e rằng sẽ phải cố hơn gấp 10 lần. Liệu có cần bảo hắn tập trung thu thập thông tin hay không?"
Triệu Khuông đáp: "Trẫm đã đọc được tin báo của Tiêu Hải Đào, Dương Hạo ở nước Đường cố ý kiêu ngạo khiêu khích, Lý Dục một mặt cố nhẫn nhịn, vẫn một lòng xưng thần, còn về mặt cách gian quân thần và phương diện nhuệ khí thì Dương Hạo cũng thu được thành công. Dương Hạo và các thần vệ quân đô chỉ huy sứ nước Đường Hoàng Phủ Kế Huân có mối giao hảo rất tốt, hy vọng hắn sẽ moi được tình hình quân sự của nhà Đường. Do nhà Đường bảo mật thông tin rất kĩ về binh lực cũng như địa thế hiểm trở của Trường Giang mà nhiều gián điệp được cử đi đều không thu về được mấy kết quả.
Trẫm đã hạ lệnh cho hắn nghĩ cách, bằng mọi giá phải thu thập được thông tin, nhưng dù có thành hay không thì sang năm chúng ta vẫn giữ nguyên kế hoạch đánh Đường, Trẫm đã quyết và sẽ không thay đổi đâu".
Lữ Từ Khánh trầm ngâm nói: "Bệ hạ, muốn đánh nước Đường còn cần một lý do danh chính ngôn thuận nữa, nếu như nhà Đường vẫn cứ một mực xưng thần với nước ta, đồng thời cống nạp lễ vật đều đặn thì làm sao chúng ta xuất binh được? E rằng thần dân nước ta không phục, càng kích động lòng báo thù của dân Đường".
Triệu Khuông ngửa mặt lên trời cười to: "Haha, Lý Dục chỉ tính đến cái lợi cho hắn thôi. Hắn xưng thần và cống nạp cho Trẫm cũng chỉ là muốn Trẫm không tìm ra lý do nào để đánh Đường, Trẫm nào có thể cho hắn toại nguyện. Ngươi bảo tại sao ta lại cứ phải giam lỏng Lý Tòng Thiện? Ban thưởng cho hắn, phong hắn làm quan, cho hắn ăn ngon mặc đẹp và đối xử tốt với hắn để làm gì? Chính là để cho Lý Dục nhìn thấy".
Trong ánh mắt Triệu Khuông ánh lên vẻ giảo hoạt: "Dù hắn có xưng thần với Trẫm, trẫm cũng triệu hắn đến kinh để nói chuyện. Nếu hắn dám từ chối là hắn kháng chỉ, Trẫm có cơ hội để đánh hắn không đây?"
Lữ Từ Khánh như chợt tỉnh ngộ, hứng khởi nói: "Kế này quả là diệu kế, như vậy thì trên danh nghĩa chúng ta có thể ra tay được rồi". Bạn đang xem tại
TruyệnFULL.com - www.TruyệnFULL.com
Triệu Khuông mỉm cười, vuốt vuốt chòm râu của hắn mà nói: "Trẫm đã ra lệnh cho Lý Dục đến Biện Kinh, cùng Trẫm ngắm đèn. Nếu như hắn không tới thì ta sẽ xuống chiếu năm lần bảy lượt, phải làm tốt cả nhân và nghĩa, vậy mới là tốt". Nói rồi hắn lại ngửa mặt lên trời cười lớn.
Hắn cười đắc ý, ánh mắt chợt lóe lên, liếc nhìn thấy Tấn Vương Triệu Quang Nghĩa đang khẽ nhíu hàng lông mày, cúi đầu không nói, hắn không nén được cười hỏi: "Tấn Vương đang suy nghĩ chuyện gì thế?"
Triệu Quang Nghĩa ánh mắt lóe lên như nhập thần, không nghe thấy Triệu Khuông đang gọi hắn. Tào Bân đứng bên cạnh phải nhẹ nhàng kéo hắn một cái, hắn mới như sực tỉnh, vội vàng ngẩng đầu lên.
Triệu Khuông lại cười nói: "Tấn Vương đang suy nghĩ chuyện gì mà nhập tâm thế?"
"Hả?"
Triệu Quang Nghĩa làm quan trong phủ Khai Phong đã bao năm, thành tích lẫy lừng, chỉ duy nhất là người hay lo nghĩ, không có quân lực. Cấm quân trước sau tự thành một hệ thống, không cách nào cho hắn vào. Nay nghe nói muốn dụng binh đánh Đường, có lẽ sẽ là trận đánh cuối cùng để thống nhất Trung Nguyên. Triệu Quang Nghĩa lúc này đây càng phải suy nghĩ nhiều bộn phần, nhưng những gì hắn nghĩ làm sao có thể nói rõ ràng với Triệu Khuông được đây? Sau một hồi do dự, hắn mới tìm bừa một lý do nào đó, từ từ nói: "Bệ hạ, thần chỉ đang nghĩ trong giới quan võ Nam Đường thì chỉ có mình Lâm Hổ Tử là khó trị. Hắn rất thiện chiến, có tài binh lược, không cái gì không biết, nếu đánh với hắn thì mình hắn mạnh bằng bốn người, có dũng khí nghênh tiếp hàng vạn địch, chặn bước đường của đại quân Thế Tống Đại, thực lực rất lớn. Hôm nay hắn tiết độ trấn hải, trong tay lại nắm 10 vạn binh thì nước Tống chúng ta muốn thâu tóm Giang Nam cũng phải qua được hắn. Nếu chúng ta trị được hắn thì chẳng khác nào xoay chuyển được thế lực của mười vạn quân địch".
Triệu Khuông nhíu mày nói: "Trước hết phải loại trừ Lâm Hổ Tử? Hừ, cách nghĩ này thật viển vông quá. Trong tay nắm nhiều trọng binh, hà tất phải nói giết là giết? Hắn giỏi võ, lại là cư binh trong doanh trại, dù có đi đâu ắt cũng có người đi theo hắn, làm sao chúng ta ra tay được?"
Triệu Quang Nghĩa cố tìm được từ để nói, lúc này đây không thể không nói tiếp, bèn chỉ biết cứng đầu nói: "Muốn nghĩ ra cách để diệt trừ hắn ắt không dễ, nhưng cũng không khó bằng việc đấu với 10 vạn tướng thủy binh của hắn chứ? Thần thiết nghĩ, chính là muốn giết hắn như thế nào thì thần cũng có cách, nhưng không biết có được hay không".
Triệu Khuông nhìn thật sâu vào mắt hắn, cười nói: "Tốt lắm. Vậy Tấn Vương có thể nghĩ ra được nhiều thứ ở nhiều phương diện, nếu chúng ta hành động giết chết đại tướng số một của triều Đường thì coi như đã thành công một nửa rồi. Tấn Vương, mau lập tức đến bình định Giang Nam".
"Thần xin lĩnh chỉ". Triệu Quang Nghĩa cung kính đáp trả, trong lòng không khỏi kêu khổ thầm.