*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Tả Quý đủng đỉnh đi tới, vừa ngạc nhiên vừa mừng, kết quả này nằm ngoài dự liệu của của ông, hai phu thê tài chú béo thì mừng khôn nguôi, thiếu phụ ôm con rưng rưng nước mắt.
- Đừng khóc nữa, tiếp tục lên đường đi. Tả Quý tới nơi kiểm tra đứa bé: - Tuy nó đã giảm sốt, tỉnh táo được một chút, nhưng ho không đủ sức, sợ đờm không ra được, vào thành tìm đại phu trị liệu, nhất thiết tìm ra được nguồn bệnh, nếu không sẽ còn bị kinh phong.
Thiếu phụ thu lại nước mắt, đặt con xuống, đoàn người tiếp tục lên đường.
Tả Thiếu Dương thở phào, tình trạng đứa bé này không còn đáng ngại nữa, y có thể chữa được, vấn đề là Quý Chi Đường không có thuốc, mấy loại dược liệu rẻ tiền trong hiệu không ăn thua rồi, không bột đố gột nên hồ, bỏ qua cơ hội tốt.
Đi tới nửa dưới sơn đạo thì có tiếng sơn ca truyền tới.
Con nhện giăng tơ dưới mái hiên. Cuồng phong thối đứt chín sợi liền Thổi đứt thổi đứt, đứt lại liền Thổi tan thổi tan, tan lại hợp.
Tả Thiếu Dương nghe thấy bài sơn ca lòng rung lên, âm thanh nghe quen quá, đứng lại đưa mắt nhìn, chỉ thấy dưới gốc bên con đường nhỏ quanh co, có một nữ tử, đằng sau là bó củ lớn, cách quá xa nhìn không rõ.
Bó chủi còn lớn hơn người, che hết người gánh nó rồi, nhưng tiếng sơn ca quen thuộc đó, bó củi quen thuộc đó, còn ai vào đây được nữa?
Lòng nóng lên, Tả Thiếu Dương bước nhanh hơn về phía trước, hai bên đi ngược chiều nên khoảng cách rút ngắn rất nhanh. Cô nương kia thấy đoàn người khiêng giường, tựa hồ đưa người bệnh, vội tránh sang một bên nhường đường, cái bó củi lớn hoàn toàn che lấp thân hình bé nhỏ.
Đi tới gần, Tả Thiếu Dương liền thấy một mép váy được gió lạnh thổi qua, thêu hoa, mũi ngửi thấy mùi cỏ non đó, lòng không hiểu cớ gì dâng lên niềm vui lạ, nhất thời không chú ý dưới chân, trượt dài khua tay liên hồi không cân bằng lại được, ngã oạch ngay trước mặt cô nương.
Cô nương gánh củi thấy cảnh đó không nhịn được phì cười.
Tả Thiếu Dương hai tay chống đất, đầu ngẩng lên, thấy khuôn mặt ngăm đen, hàm răng trắng sáng, khác với cô nương trong thành ăn mặc có phần rộng thùng thình, có lẽ để thuận tiện cho công việc, nàng không mặc váy mà mặc quần, vòng eo nho nhỏ, đồi ngực nhấp nhô đầy sức sống, đặc biệt là hương cỏ như thấm vào tận tim phổi. Chỉ tiếc là không xuất hiện với bộ dạng phong lưu tiêu sái mà bẽ mặt thế này, Tả Thiếu Dương đứng dậy, ngượng ngùng nói: - Cô nương, là cô à? Chúng ta lại gặp nhau rồi, cô hát sơn ca thật là hay.
Cô nương nhìn y một cái, đầu gật khẽ gần như không nhận ra được, đợi chiếc giường đi qua, lại xốc bó củi lên định đi tiếp.
Tả Thiếu Dương biết cô nương này thích hát, nhưng lại không thích nói chuyện, không lạ nữa. Cô nương đi qua bên cạnh, Tả Thiếu Dương không biết bắt chuyện thế nào, chẳng lẽ cứ thế để nàng đi mất, chợt nghe thấy có tiếng lích rích, đưa mắt nhìn thấy cái đầu lông lá từ trong cổ áo ngực cô gái thò đầu ra, hỏi: - Cô nương, trong lòng có cái gì thế?
Cô nương lấy củi đỏ mặt, vì con sóc ở trước ngực mình, chẳng phải y cũng nhìn vào đó sao, đáp gần như không nghe thấy: - Là con sóc nhỏ.
- A. Tả Thiếu Dương dụ được nàng nói chuyện thì mừng lắm: - Cho ta xem với được không?
Cô nương không có cớ từ chối, vẫn đeo gánh củi, gật đầu hơi xoay người, móc từ trong lòng ra một con sóc lông màu hoàng kim, đưa tới.
Tả Thiếu Dương dùng cả hai tay đón lấy rất nhẹ nhàng, con sóc chỉ to bằng cái nắm đấm, mắt còn chưa mở, há mồm kêu chít chít. Nhìn kỹ thấy mi tâm nó có vết thương, máu đã đông rồi, nhíu mày hỏi: - Cô nương bắt nó sao?
Nghe ngữ khí Tả Thiếu Dương chừng có ý trách móc, cô nương ngập ngừng một lúc, nói: - Ta đi lấy củi, thấy mấy con chồn đánh nhau với con sóc to, con sóc to rất lợi hại cào mù một con chồn, nhưng chồn rất nhiều, nó bị cắn chết. Ta nhìn thấy liền đi tới đuổi đám chồn đi, tới nơi thấy trong tổ có mấy con sóc nhỏ bị cắn chết hết rồi, chỉ còn nó chưa chết, nhưng bị thương, không biết sống được không, thấy nó đáng thương mang về.
Té ra là hiểu lầm nàng mất rồi, nhìn kỹ thì đúng là vết thương do móng vuốt, Tả Thiếu Dương đặt rương thuốc xuống, lấy ra mấy thứ thuốc trị thương: - Ta là lang trung, để ta trị cho nó. Trước tiên cẩn thận khử trùng vết thương, sóc con ngọ nguậy nhưng còn nhỏ nên rất yếu, Tả Thiếu Dương dễ dàng xử lý thương tích cho nó: - Vết thương không quá sâu, bôi thuốc vài lần là được.
Cô nương gật đầu, nghĩ rồi nói thêm: - Huynh là lang trung, nếu thích giữ nó luôn đi, tiện chữa trị cho nó.
Đây là lần đầu tiên cô nương nói nhiều như vậy, còn tặng y con sóc, Tả Thiếu Dương mừng lắm: - Cô nương yên tâm, ta sẽ chăm sóc nó thật tốt. Đưa ngón tay đặt trước miệng con sóc trêu nó, con sóc thò đầu ra liếm liếm, ngưa ngứa, rất thích.
Cô nương thấy thế mỉm cười, chuẩn bị bước đi, Tả Thiếu Dương hỏi: - Nếu nó đói thì cho nó ăn cái gì?
- Hạch đào, thông, hạt dẻ đều được.
- Ồ, ta biết rồi.
Cô nương nói xong là nhấc gánh củi lên, xoay người bước đi.
Vì đi xuống dốc, chẳng mấy chốc không còn thấy thân hình yểu điểu nhỏ nhắn đó nữa, nhưng có tiếng sơn ca vọng lại.
Tâm hỉ ca. Vết chân in ca ở sườn núi Trời tạnh trời mưa đều phải đi Nhìn thấy vết chân như thấy ca.
Tiếng ca làm Tả Thiếu Dương xao xuyến, dường như có bát mật ngọt rưới từ đầu tới chân, muốn hát đáp lại nàng, nhưng há miệng không thành lời. Tiếng sơn ca ngày càng nhỏ, lại thấy cha mình và nhóm tài chủ béo đã đi xa, không đợi thêm được nữa, bắt tay làm loa nói lớn: - Đa tạ cô nương, sau này vào thành rảnh rối tới Quý Chi Đường ta nghỉ chân uống ngụm nước.
Nói thì nói thế, nhưng trong lòng không biết tới 30 thì Quý Chi Đường còn là nhà mình nữa không, thở dài xoa đầu sóc: - Cô nương đó tấm lòng thật tốt, nhưng ít nói quá.
Cẩn thận buộc lại áo, cho con sóc vào lòng rồi rảo bước đuổi theo đoàn người cha mình, dọc đường đi hái không ít thông để về nhà cho sóc ăn.
Đứa bé cứ cứ ho mãi, do động kinh co giật chưa hoàn toàn hết, cổ họng bị liệt, ho yếu, không thể cho đờm ra được, còn chưa tới chân núi thì mặt đã tìm bầm, lòng trắng bắt đầu nhiều hơn lòng đen, xuất hiện triệu chứng tắc thở nghiêm trọng.
Phu thê tài chủ béo hoảng lên, vội bảo dừng lại, đi khẩn cầu Tả Quý: - Lão lang trung, nhi tử ta không xong rồi, cầu xin ngài cứu giúp.
Tả Thiếu Dương cũng cuống, hết cách rồi, chỉ có thể rạch yết hầu hút đờm thôi, nhưng kiếm đâu ra ống? Lấy cái gì thay thế ống nhựa đây, nhưng dao không khử trùng, nhiễm trùng thì làm sao, không có thuốc tê, nếu bị sốc vì đau thì sao?
Đang hốt hoảng định làm liều thì Tả Quý trầm giọng hỏi thiếu phụ: - Có mang theo kim thêu không?
- Có có. Tiểu nha hoàn mang theo túi kim chỉ trong người, không biết Tả Quý định làm gì, đưa luôn.
Tả Quý lấy túi kim chỉ, nhanh nhẹn mở rương thuốc lấy quả ba đậu, dùng kim chỉ xuông thành một chuỗi kết lại, tới bên cạnh bóp mồm thằng bé, thả chuối ba đậu vào: - Nuốt xuống, nhanh.
Thằng bé bị quát to, sợ hãi nuốt xuống, Tả Quý bóp mạnh hai má nó, nắm dây chỉ kéo lại một chút, thằng bé ho càng mạnh, nhưng ho khan, không ra được cái gì.
Thiếu phụ nước mắt ngắn dài, kêu gào ầm ĩ, tài chủ béo phải giữ lấy nàng không cho nàng làm ảnh hưởng tới Tả Quý chữa bệnh, dù lòng ông ta cũng như dao cắt.
Tả Quý cứ vậy làm đi làm lại mấy lần, liền nghe thấy ọe một cái, phun ra bãi đờm lớn trúng ngay ngực Tả Quý, kèm với cả dãi nhớt đeo lòng thòng bêm mép tạo thành sợ dây, lại ho tiếp, tiếng ho mạnh hơn, trong hơn, không còn tiếng khò khè nữa, sắc mặt cũng tốt lên nhiều.
Cô Nương Gánh Củi