Đại Đường Tiểu Lang Trung

Chương 337: Nỗi niềm khó nói (2)

Tả Thiếu Dương dừng bước, vẫn biết Tang Oa Tử và Hoàng Cầm chưa có con, chỉ không ngờ họ kết hôn lâu như thế, người ta mong có con, hiển nhiên là không làm biện pháp phòng tránh gì, rõ ràng có vấn đề, hỏi:

- Tẩu tử, đi khám lang trung chưa?

Hoàng Cầm vừa rồi oán trách bà bà, thuận miệng nói ra, nghe Tả Thiếu Dương hỏi vậy, không khỏi đỏ mặt:

- Khám rồi, uống thuốc rất nhiều, còn đi tìm cả đạo sĩ nữa, lúc làm phép thì nói hay lắm, đến giờ là rồi, vẫn không có.

- Vậy Tang đại ca thì sao? Lang trung nói gì?

Hoàng Cầm thắc mắc:

- Sinh con là chuyện của nữ nhân chúng ta liên quan gì tới hắn?

Tả Thiếu Dương vỗ trán, người xưa có nhiều nhận thức sai lầm, thậm chí trước giải phóng loại quan niệm này còn rất phổ biến, nói gì tới nghìn năm trước:

- Cầm tẩu, không chỉ nữ nhân, nếu không sinh con được còn có thể do cả nam nhân nữa, phải khám cho cả hai mới được.

Hoàng Cầm ngạc nhiên, trước kia chưa có lang trung nào nói với nàng như thế cả, chỉ khám bệnh cho nàng uống thuốc, lòng thắp lên hi vọng, có điều chuyện này không thể nói giữa đường:

- Tối nay trước khi giới nghiêm, cậu tới Thanh Phong tự đợi ta được không?

Tả Thiếu Dương rất muốn nói không, lại không đành lòng khi nhìn ánh mắt tha thiết của nàng, gật đầu:

- Được.

Hoàng Cầm vui lắm:

- Cám ơn cậu, vậy nói tiếp chuyện bà bà ta, hôm từ nhà cậu về, bà bà... Mắng cậu suốt, nói rất nhiều điều không hay, rồi quay sang mắng cả Tiểu Muội, rồi mắng tới ta, mắng từ sáng tới tối, thế rồi phát phù, người sưng phù như lợn chết bị cạo lông ấy...

Tả Thiếu Dương mím môi cười, Hoàng Cầm hẳn thường ngày bị Tang mẫu chửi mắng ngược đãi quá nhiều, lòng tích chứa oán khí, cho nên mới hình dung quá đáng như thế:

- Vậy Tang bá mẫu ngoài bị phù còn có chỗ nào không thoải mái không?

Hoàng Cầm nghĩ một lúc nói:

- Bà bà thích uống nước nóng, lại còn, đau lưng, nói chướng bụng... Ài ta không rõ đâu, ta và bà bà không hòa thuận gì, chỉ biết trước kia không phù nặng như lần này.

- Phù từ chỗ nào trước?

- Ừm... Là đầu, hôm đó bà bà chửi ta ăn hại, nói nếu như ngày nào đó mà chết, thì là vì bị ta làm tức chết. Ta mắng thầm bà ta là đồ đầu heo, không ngờ đến tối đầu bà bà ta sưng lên được, cho nên nhớ rất rõ bà bà bị sưng đầu trước.

Có câu trăm thứ bệnh không gì khó chữa bằng phù, huống hồ là phù đầu trước, đây là nghịch chứng rất nguy hiểm. Y thuật phân nam nữ âm dương, nữ thuộc âm, nếu bị phù thì phải từ dưới lên là tam âm kinh, nếu phù từ đầu trước là tam dương kinh, bệnh trái lẽ thường càng khó, Thả Thiếu Dương nhíu mày:

- Chỉ nghe tẩu nói ta không dám đoán bừa, thế này đợi Tiết lang trung kê đơn rồi, tẩu mang cho ta xem, như thế phán đoán chính xác hơn.

- Được, vậy cậu đợi ta ở chùa Thanh Phong nhé.

Tả Thiếu Dương về tới hiệu thuốc, cơm nước đã sẵn sàng, mặc dù cả nhà họ đã chuyển sang Cù gia trạch viện ở, nhưng thường ngày Tả Quý phải khám bệnh, nên để thuận tiện, ăn uống đều ở Quý Chi Đường.

Bây giờ trong nhà có gà có vịt, có cá có trâu, không cần lo lắng gì nữa, Lương thị khổ quen, không chịu cho giết gà vịt chỉ lấy trứng ăn, Tả Thiếu Dương vì muốn cha mẹ sớm phục hồi sức khỏe, khuyên nhủ cha mẹ ba ngày phải ăn một bữa thịt, lại còn làm vẻ đáng thương nói mình thèm thịt thế nào, bao năm chưa biết mùi thịt, Lương thị thương nhi tử, mãi hôm nay mới chịu giết một con gà.

Giết gà tất nhiên không tiện ăn một mình, còn làm canh chia cho Cù gia, Miêu gia.

Tả Thiếu Dương về nhà ngửi thấy mùi thức ăn nóng hổi, bụng sôi ùng ục, vội vội vàng vàng rửa ráy chân tay thay y phục, chạy ra bàn thấy còn có một con cá rán, còn có bầu rượu nhỏ, chỉ muốn khua đũa ăn ngay, nhưng cha thì vẫn ngồi sau bàn dài, lật xem cuốn sách y thuật, sách này do Tả Thiếu Dương viết cho cha mình, nói đúng ra cũng không phải sách y học chính tông, là mớ tả pí lù, gồm nhiều câu chuyện kể về kinh nghiệm chữa bệnh, phương thuốc, các hiểu lầm hay gặp về y thuật, cha y xem say sưa quên cả ăn.

- Cha, ăn cơm trước đi, không nguội hết.

Gọi liền hai tiếng Tả Quý mới nghe thấy, đứng dậy cất sách vào lòng, vuốt râu, ngửa đầu nghĩ gì đó, mới đủng đỉnh đi tới, ngồi xuống:

- Dâng hương cho tổ tiên chưa?

- Rồi ạ, có lần nào con quên hiếu kính tổ tiên đâu, cha yên tâm.

Tả Thiếu Dương nói dối không chớp mắt, toàn do Bạch Chỉ Hàn thắp hương hộ y:

Khi Tả Thiếu Dương từ trên núi về, thấy Thảo Nhi và Đinh Tiểu Tam ăn cơm trong bếp, từng gọi bọn họ lên bàn ngồi ăn, nhưng hai bọn họ không dám, Tả Thiếu Dương đứng dậy kéo ra bàn thì cha y đập đũa, không nói không rằng, đi ra bàn ngồi không ăn nữa, làm Thảo Nhi và Đinh Tiểu Tam hoảng sợ quỳ xuống lạy, Tả Thiếu Dương thở dài, tuy y cho bọn họ tự do nhưng gông cùm tư tưởng thì chẳng thể tháo bỏ được, đành thôi.

Bạch Chỉ Hàn ở Tả gia thân phận đặc thù, ngồi bàn ăn cùng với mọi người, còn được Lương thị gắp thức ăn cho:

- Chỉ Nhi, hôm nay đi làm ruộng thế nào, có mệt không?

Tả Thiếu Dương tự biết thân phận con ghẻ của mình, tự gắp thức ăn, tự rót rượu uống cùng cha.

- Không mệt ạ.

Bạch Chỉ Hàn mỉm cười:

- Nghe Lý đại ca và Bội Lan muội nói, lưỡi cày thiếu gia mới làm rất dễ dùng, chỉ một cau trâu đã cày được rồi, hơn nữa tốc độ gấp đôi lần trước, còn nói thế này ít ruộng quá, mấy hôm nữa xong việc chẳng còn gì để làm.

- Thế sao?

Lương thị cứ nghe nhi tử được người ta khen là cao hứng, nhưng thấy trượng phu vẻ mặt lạnh nhạt, không dám nói tiếp nữa, chuyển chủ đề, bảo nhi tử:

- Không lâu nữa là đại thọ năm mươi của cha con, vốn nghĩ đánh nhau chỉ sợ không tổ chức được rồi, bây giờ phải làm cho tưng bừng.

Tả Thiếu Dương tán đồng ngay:

- Hay quá, vậy mời đông người một chút cho náo nhiệt.

Tả Quý gạt đi:

- Không hay, bây giờ nhà ai cũng khó khăn, tổ chức thọ thiếc gì chứ, khiến họ chi tiêu, thôi cả nhà ta làm chút mỳ ăn là được.

- Cha, cái này dễ mà, khi đi mời khách con nói rõ là toàn bộ không nhận lễ, ai đem tới sẽ trả lại hết, rồi chỉ bày hai bàn tiệc, mời một số người thân cận thôi, như vậy vừa vui mà mọi người không tốn kém.

- Thế à...

Tả Quý vuốt râu suy nghĩ, người xưa rất coi trọng đại thọ, nếu không phải là tình huống đặc biệt thì nhất định sẽ tổ chức:

- Vậy cũng được, đừng gọi nhiều người quá.

- Thế thì để cô gia an bài đi, nó giỏi tổ chức mấy việc này lắm.

Lương thị thấy trượng phu đồng ý thì nhiệt tình hẳn:

- Trung Nhi làm gì còn được, mấy thứ này không hiểu.

- Ừ cứ làm thế.

Ăn cơm xong Tả Thiếu Dương nói đi nhà xí rồi tới chùa Thanh Phong.

Trời đã tối đen, không có ánh trăng, cũng không có tuyết, nương theo ánh đèm lờ mờ hai bên đường hắt ra, miễn cưỡng thấy được đường.

Trí Không và mấy vị sư huynh đệ tụ tập tụng kinh ở đại điện rách nát, y vào cũng chẳng nhướng mắt lên một cái, quen rồi, Tả Thiếu Dương vẫn chắp tay chào, vái tượng Phật một cái, Hoàng Cầm chưa tới, nữ nhân là thế, luôn phải tới muộn một chút.

Thong thả leo lên cái tháp chuông trong chùa, y và Tiêu Vân Phi mấy lần tới đây nói chuyện, rất thanh tĩnh, lại có thể quan sát cả chùa.

Đợi một hồi lâu mới thấy tiếng bóng người cầm đèn nhỏ đi vào sân ngó trái ngó phải, nhận ra Hoàng Cầm, khẽ ném cành cây tới gần chỗ nàng gọi:

- Ở đây.

Hoàng Cầm đi qua đại điện, nhìn mấy vị hòa thượng tụng kinh trong đó, dừng trước lầu chuông, ngẩng đầu nói:

- Xuống đây, chúng ta ra bên sông.

Nói xong đi trước.

Tả Thiếu Dương đành xuống lầu, xuyên qua hậu môn chùa Thanh Phong, bước thấp bước cao dò dầm trong bóng tối đi ra sông.

Nơi này cách tiểu lâu hai tầng nơi Tả Thiếu Dương và Tiêu Vân Phi ăn cơm hơn trăm trượng, ánh đèn gần nhất cũng chẳng thể chiếu tới, cũng không nhìn thấy chùa Thanh Phong nữa.

Hoàng Cầm mang theo một cái đèn lồng, lúc này thổi tắt đèn đi, ngồi xuống tảng đá bằng phẳng, vỗ vỗ:

- Ngồi đi.

Vị đại tẩu này càng ngày càng thoải mái với mình rồi, bên sông tối om om, bốn bề chỉ có tiếng nước chảy, chẳng ai thấy được, nhưng Tả Thiếu Dương không dám ngồi, lọ mọ tới tảng đá bên cạnh:

- Ta ngồi đây là được, tẩu nói đi.

Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất