Đại Đường Tiểu Lang Trung

Chương 347: Trên đường đi Long Châu (1)

Tả Thiếu Dương nén cười, y đâu có ngây thơ như Tiểu Muội, hôm qua nhìn ánh mắt rực lửa của Tang Oa Tử là y đoán ra kết quả này rồi, bây giờ chỉ còn xem ý trời ra sao nữa thôi.

Tiểu Muội giọng hơi trách móc:

- Tả đại ca, hôm qua huynh uống rất nhiều,

- Toàn các vị thúc bá, không muốn uống cũng không được, cũng may là tửu lượng ta vẫn khá, kịp dậy để chuẩn bị lát nữa lên đường.

- Lên đường?

Hoàng Cầm lúc mới sực tỉnh, cùng Tiểu Muội ngạc nhiên đồng thanh:

- Huynh đi đâu?

- Hôm nay lấy nước đợi hai người lâu như thế là muốn nói chuyện này, mấy hôm trước Chúc lão bá nói với ta, Long Châu có nhi tử một lão viên ngoại, quan hệ rất tốt với Chúc gia, hắn khắc khổ học hành, đang định thi công danh, kết quả một tháng trước xe ngựa bị lần, làm gãy mất chân phải, không thể tham gia khảo thí nữa, từ đó sinh ra chán nản suốt ngày chỉ biết uống rượu, Chúc lão gia từng tiến cử ta với nhà họ, nếu không vướng đại thọ của cha ta thì ta đã đi mấy ngày trước rồi, nên giờ đi gấp, để muộn bệnh tình nặng thêm.

Tang Tiểu Muội buồn bã:

- Vậy huynh đi với người của Hằng Xương dược hành sao?

- Không, ta đi với Chỉ Nhi.

- Chỉ mình cô ấy thôi à?

- Còn ai nữa?

Tang Tiểu Muội tựa cười tựa không:

- Hừm, ai chẳng biết Tả công tử phong lưu, lên chiến trường chữa thương cũng dẫn theo hai giai nhân, còn một người nữa là Lan Nhi muội tử, võ công cao, sao không đi cùng huynh làm bảo tiêu.

Nha đầu này ghen, trước kia chuyện hai người còn mập mờ không nói, bây giờ có ước định, có tư cách đánh ghen rồi, còn chưa quá môn đã vậy, sau này hẳn còn đau đâu, nhưng cơn đau đầu này y không có tư cách than phiền, Tả Thiếu Dương vờ không hiểu:

- Lan Nhi đang bận lắm, một mình để ý tới hai mươi mẫu ruộng, lại còn khai khẩn đất hoang trồng thuốc, không đi được. Ta không phải đại tài chủ, chẳng ai nhắm vào, cần gì bảo tiêu, chuyến này ta đi chủ yếu là để rèn luyện bản thân, thuận tiện nâng cao danh tiếng của Quý Chi Đường.

Tiểu Muội biết chừng mực, cân cần căn dặn:

- Vậy đi đường cẩn thận, nhớ mang theo Bi Vàng cho yên tâm.

- Ừm, chuyến này đi e rằng sẽ mất hai ba tháng, muội cũng phải chăm sóc bản thân, đừng để bị mệt, quán trà kiếm được bao nhiêu cũng không bằng sức khỏe của muội nhớ chưa?

- Ừm.

Tiểu Muội len lén nhìn Hoàng Cầm, thấy hôm nay tẩu tử hơi quai quái, nếu là mọi khi đã thừa cơ trêu chọc bọn họ một phen rồi, hôm nay rất ít nói, thi thoảng cười rất bí hiểm, song thế cũng tốt lí nhí nói:

- Lời mẹ muội nói.. Huynh cứ coi như không nghe thấy là được.

- Sao có thể coi như không nghe được chứ.

Tả Thiếu Dương thở dài:

- Ta biết mẹ muội muốn đòi lại quán trà, thực ra ta cũng không tiếc, trước kia dùng lương thực đổi lấy nó, là vì không muốn mẹ muội dựa vào quán trà mà bắt muội làm việc, ức hiếp muội. Giờ xem ra mục đích này không hiện thực rồi, muốn mẹ muội không quản tiền nữa không xong, cứ thế này sớm muộn bệnh cũng tái phát, thôi đợi ta về tính sau.

Chuyện này tạm thời không có cách giải quyết.

Tả Thiếu Dương lấy trong lòng ra một cái tùi nhỏ:

- Trong này có năm quan tiền, muội cầm lấy, ta đã nói với Lý đại ca rồi, huynh ấy sẽ tới giúp muội sửa sang lại hậu viện, làm một cái lầu ấm có thể tháo rời, mùa đông lắp vào có thể giữ ấm, ngắm cảnh, mùa hè không cần thì tháo ra. Lý đại ca nói ba quan tiền là đủ, số còn lại để muội chi tiêu quán trà nếu cần.

Tiểu Muội nhận lấy, gật mạnh đầu:

- Yên tâm, muội nhất định chiếu cố tốt quán trà.

- Muội chiếu cố tốt bản thân cần hơn, nhớ đấy, khi ta trở về phải trắng trẻo mập mạp một chút nhé! Bản thiếu gia thích những cô nương mập mạp nhiều thịt.

Tả Thiếu Dương hơi ghé người tới thì thầm vào tai Tiểu Muội, khiến mặt nàng đỏ rực như tôm luộc.



Tả gia có năm con trâu, một con để Miêu Bội cầy cấy, một con cho Lý gia mượn, hai con cho các điền hộ khác luân phiên dùng, không cần trả tiền, chỉ cần chăm trâu cho khỏe mạnh là đủ, trên đời không có địa chủ nào tốt hơn nữa rồi, điền hộ cảm kích vô cùng.

Còn một con để rảnh đó, nhờ Lý Đại Tráng làm một cái xe, dùng chở đồ, lần này Tả Thiếu Dương đánh xe trâu đi Long Châu, lắp thêm cái mái lên trên, thế là thành cái xe trâu hoàn chỉnh.

Hợp Châu cách Long Châu không xa, nhưng bọn họ ngồi xe trâu, tốc độ chẳng khá hơn đi bộ được là bao, được cái tiết kiệm sức mà thôi.

Tả Thiếu Dương thời gian qua làm ruộng không tiến bộ mấy, ít nhất học được cách điều khiển trâu rồi, cũng không khó lắm, trâu là giống được thuần hóa rất lâu đời, đi chậm rất êm, không phải điều khiển nhiều, thi thoảng chỉnh hướng một chút, Bạch Chỉ Hàn một thân nam trang Hồ phục màu trắng ngồi bên, chiếc xa nhàn nhã đón gió mát đầu hè đi về phía trước.

Bi Vàng đã đạt tới kích thước của con sóc trưởng thành rồi, nó trừ khi ngủ ra thì rất không yên phận, lúc thì nhảy lên vai Tả Thiếu Dương, lát lại nhảy lên nóc xe, hoặc đứng hai chân trên đầu con trâu nhìn ra xa, làm hai người cười không ngớt.

Dọc đường đi nhìn thấy lúa trong ruộng đã nhú lên những chiếc lá xanh mướt, nhưng cũng mọc ra cỏ dại, nông dân trừ cỏ dại không có mấy, còn bận đạp nước lấy nước, thế này thu hoạch sẽ bị ảnh hưởng, Tả Thiếu Dương rất muốn nhanh chóng phổ biến guồng nước và cách lưỡi cày, song phải để người ta thấy thành quả trước, điều này phải bắt đầu từ điền hộ Tả gia.

Quá trưa thì bầu trời âm u, đi thêm nửa canh giờ thì mưa bắt đầu rơi, lách ta lách tách rơi trên mái xe, thi thoảng lại có sấm sét nổ đì đùng, Tả Thiếu Dương và Bạch Chỉ Hàn đều nấp vào trong nhà xe, con trâu chỉ cần không bảo dừng là nó cứ đủng đỉnh đi theo quan đạo, cho nên chẳng cần phải đánh xe, tốc độ kém xa xe ngựa, nhưng không bị rung lắc mấy, thoải mái.

Bạch Chỉ Hàn rất thích mưa, đưa bàn tay trắng muốt ra đón từng giọt nước, nhảy múa trên lòng bàn tay mình:

- Thiếu gia, đọc thơ đi, thơ liên quan tới mưa ấy.

Nha đầu này hoàn toàn coi mình như cái máy nghe nhạc rồi, thích nghe là bấm nút một cái, không chơi, đọc nhiều thơ lắm rồi, chỉ thấy khô họng, chút xíu phúc lợi cũng không có, Tả Thiếu Dương không chiều ý nàng:

- Không đọc thơ, không có hứng, ta kể cho cô một câu chuyện trong mưa nhé.

- Được.

Bạch Chỉ Hàn quay lại, mặt đầy háo hức, rất đáng yêu:

Tả Thiếu Dương nuốt nước bọt:

- Cơ mà ta kể chuyện phải có thưởng, nếu nghe hay phải cho hôn một cái.

Bạch Chỉ Hàn nhìn thẳng vào mắt y một lúc rồi quay đầu đi, giọng vô cảm:

- Chỉ Nhi là nô tỳ của thiếu gia, thiếu gia muốn sao thì cứ làm vậy.

- Hì hì, đùa thôi mà, được rồi, để ta kể chuyện.

Tả Thiếu Dương cũng không hi vọng gì nàng chấp nhận, nhưng hôm nay y dám nói câu này, mai y sẽ dám làm việc lớn gan hơn, đến khi Bạch Chỉ Hàn quen dần, cũng là lúc nàng lọt hố mà không biết:

- Trước kia có phú thương, có một nữ nhi, mỗi lần nguyện sự là đau đớn vô kể, bao nhiêu thuốc thang đều vô hiệu, bị dày vò tới dung nhan tiều tụy. Phú thương đau lòng đánh xe ngựa chở nữ nhi lên kinh thành cầu y, giữa đường gặp mưa lớn, thấy bên đường có một lão nhân đeo gùi thuốc, không đành lòng gọi lên xe cho đi nhờ. Lão nhân thấy khuê nữ phú thương giữa trời mưa mát lạnh mà mồ hôi đầm đìa, liền hỏi nguyên do, lão nhân liền lấy trong gùi thuốc ra một bó Bạch Chỉ, bảo bọn họ rửa sạch, phơi khô, sau đó nghiền ra, luyện với mật thành thuốc viên rồi uống. Phú thương tất nhiên không tin, làm sao sơn dược trị được bệnh cho nữ nhi, nên chỉ thuận miệng ậm ừ...

Bạch Chỉ Hàn nghe thấy câu chuyện có tên mình thì quay đầu lại:

- Người không thể đánh gia qua tướng mạo, vị phú thương này bỏ lỡ cơ hội sớm trị bệnh cho khuê nữ rồi.

Tò mò chết mèo nhé, Tả Thiếu Dương cười thầm, tiếp tục kể:

- Đúng thế, khi mừa ngớt, lão nhân rời đi. Phú thương tiếp tục đưa nữ nhi lên kinh thành, nhưng tới khắp y quán mà không ai trị được. Hết cách, nhớ tới lão nhân kia, đành cầu may làm theo. Thật thần kỳ, uống xong một viên bệnh giảm, hai viên thì hết đau, sau đó dùng liên tục một tháng, gặp nguyệt sự không còn đau nữa. Phú thương mừng rỡ, quay lại nơi cũ tìm lão nhân, nhưng không tìm ra nữa, về sau phương thuốc này truyền rộng ra, lấy tên là "Đô Lương hoàn", vì kinh thành quốc gia đó tên là Biện Lương.

Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất