Hưởng Tang

Chương 343: Trân Phẩm



Chương Sinh Nhất gục đầu xuống, bả vai run rẩy, lời nói đứt quãng run rẩy không ngừng, “Nghề của chúng ta có tập tục xấu đó là dùng đồng nam đồng nữ tế diêu thần.”
“Trước khi đốt lò cần đặt trân phẩm ở chính giữa, bên cạnh là hai đứa nhỏ, bốn phía chất đầy sứ bình thường.

Trân phẩm cùng đồng nam đồng nữ được vây ở giữa, sau đó người ta sẽ đóng cửa đốt lò.

Bảy ngày sau khi mở lò người ta sẽ thấy đồ sứ dùng đồng nam đồng nữ tế ra đẹp đẽ không tỳ vết, có một không hai.”
“Cách làm đồ sứ này đương nhiên tổn hại âm đức thế nên đám thợ đốt lò sợ gặp báo ứng và phần lớn không dám sinh con cái.

Khi bọn họ lớn tuổi sẽ mua một đứa nhỏ tới làm con nuôi, lại truyền nghề cho hắn.” Lão trầm mặt cười âm u, “Ngươi nhìn xem hai anh em chúng ta tuy phú khả địch quốc nhưng dưới gối đều không có con cái cũng vì duyên cớ này.”
“Vì phương pháp chế ra đồ sứ này quá mức tàn ác, hơn nữa mỗi lần có ‘trân phẩm’ ra lò quan phủ đều ban thưởng phong phú, chỉ một lò sứ đủ mấy thế hệ sống sung túc nên sau này mới có quy củ: Một chủ lò gạch cả đời chỉ được tạo ra một ‘trân phẩm’”.
“Nhưng những lời này đều là tập tục xấu được mọi người truyền miệng.


Khi ấy ta và anh trai tuy ngẫu nhiên nhắc tới nó nhưng chẳng ai để nó ở trong lòng.

Rốt cuộc thì có ai thực sự dám giết người phóng hỏa đâu? Tuy tổ tiên của Chương gia quả thực có truyền xuống một công thức bí mật: nấu chảy vàng, bạc và đồng khảm trên khuôn của đồ sứ sau đó chọn một đôi đồng nam đồng nữ cùng đốt trong lò.

Cứ thế đồ sứ làm ra sẽ có màu sắc bóng loáng bởi vì nghe nói màu này là do linh hồn của hai đứa trẻ kia hóa thành……”
“Ta vốn tưởng cả đời này mình sẽ không dùng tới thủ pháp âm độc ấy, nhưng ta không ngờ anh trai mình, người ta kính trọng từ nhỏ tới lớn lại nhắc tới chuyện này với ta vào năm cha chúng ta qua đời.

Năm ấy, Viên Minh Viên khởi công xây dựng lại, Nội Vụ Phủ truyền tin để quan diêu khắp thiên hạ chế tạo đồ sứ để bày biện, đã thế còn đưa xuống hoa văn cho các món đồ sứ.

Lò gốm nhà họ Chương tuy không quá lớn nhưng cũng nhận được các hình vẽ trong cung đưa xuống.

Đây là cơ hội tốt, nếu được trong cung chọn lựa thì có thể một bước lên trời, con đường thẳng tắp.

Nhưng ta cũng biết chúng ta chỉ được thêm vào cho đủ số, nhiều quan diêu và lò gốm của tư như thế, có nơi nào làm ra đồ sứ lại kém chúng ta chứ?”
“Nhưng anh trai ta lại nổi lên tâm tư khác, buổi tối nhận được các mẫu hoa văn trong cung huynh ấy tìm ta và nói mình chuẩn bị mua một đôi đồng nam đồng nữ về để tế diêu.

Khi ấy ta sợ ngây người vì anh trai ta vốn là người trung hậu, sao lại có thể nổi lòng xấu xa như thế chỉ vì một món đồ sứ? Đương nhiên là ta phản đối, lý do thì không cần nói nữa, thậm chí ta còn nói với huynh ấy nếu huynh ấy làm ra chuyện đó thì chúng ta sẽ phân gia, từ đây cắt đứt quan hệ không còn liên quan.”
“Huynh trưởng thấy ta kiên quyết thì chậm rãi nói ra lý do của mình: Cha chúng ta chết trong một đêm mưa gió liên miên, rõ ràng dưới gối có hai đứa con trai nhưng lại triền miên giường bệnh nửa năm, cuối cùng đau quá mà chết.

‘Sinh Nhất, ta không thể để chuyện như thế xảy ra một lần nữa, ta không chịu nổi.

Chúng ta đã thề trước bài vị của cha nếu không làm nên trò trống thì sẽ xóa tên mình trong gia phả nhà họ Chương.

(Hãy đọc truyện này tại trang Rừng Hổ Phách) Hiện tại cơ hội tốt nhất đã tới, chúng ta cần nắm chặt, mặc kệ phải dùng biện pháp gì chúng ta cũng không thể lui.’”
“Lý do này khiến ta không sao nói được lời cự tuyệt bởi vì ta vẫn nhớ rõ khuôn mặt cha mình khi chết.


Trong đôi mắt khô héo của ông ấy trần ngập tuyệt vọng.

Mọi bi kịch trên đời cuối cùng đều vì một chữ ‘nghèo’ mà ra.

Anh trai ta nghèo đến sợ, mà ta cũng thế không phải sao? Thế nên ta đồng ý, và ngay hôm sau ta cùng anh mình đi tới nơi khác mua hai đứa nhỏ.”
“Đó là hai anh em kháu khỉnh, khuôn mặt nhỏ trắng như tuyết, quả như một đôi búp bên bằng sứ.

Cha mẹ bọn họ vì hạn hán nên đói quá đành phải bán con để mưu một đường sống cho con mình và cho chính mình.

Chẳng qua bọn họ không biết hai đứa nhỏ này sẽ bước lên con đường không có ngày về.”
“Anh trai tên Tiểu Hòa, em gái tên Tiểu Nguyệt, hai đứa nhỏ cứ vậy rời xa cha mẹ theo chúng ta tới Phù Lương.

Dọc theo đường đi bốn người chúng ta ngày đi đêm ngủ nhà trọ, ba bữa đều có thịt cá.

Tiểu Hòa và Tiểu Nguyệt là con nhà nghèo, từ đống rơm rơi vào hũ gạo thì cực kỳ vui vẻ.

Ta và anh trai cũng mặc bọn họ, muốn ăn bao nhiêu thì ăn, nguyên nhân vì sao ta không nói các ngươi cũng biết.”
“Lúc ấy là năm thiên tai, thôn trang ven đường gần như không có bóng người, xác chết đói khắp nơi.

Hôm đó ta và đại ca mang theo hai đứa nhỏ đi vào một thôn và gặp mấy con chó đói lởn vởn đầu thôn.

Chúng vừa thấy người là cắn, anh trai ta vì tránh né chó dữ không cẩn thận lăn xuống triền núi gãy một chân.

May có hai đứa nhỏ đáng thương coi chúng ta là ân nhân nên không những dùng đá đuổi chó dữ mà còn cùng ta cứu anh trai ta lên đưa tới một ngôi miếu hoang gần đó.”
“Đại ca đau đớn khó nhịn, một bước cũng không đi nổi.


Hai đứa nhỏ từ bé lớn lên trong núi, thường cùng người làng vào núi hái thuốc nên để ta chăm sóc anh mình còn bọn họ không màng nguy hiểm chui vào rừng hái thuốc đắp lên chỗ bị thương của đại ca.

Vài ngày sau vết thương của đại ca ta khá hơn thế là bốn người chúng ta lại tiếp tục lên đường, trong lúc ấy chúng ta luân phiên đỡ đại ca ta, cuối cùng cũng tới Phù Lương.

Bởi vì đã từng cùng chung hoạn nạn nên trong lúc bất giác anh em chúng ta cũng có tình cảm sâu đậm với hai đứa nhỏ, lại cảm thấy hổ thẹn trong lòng nên sau khi về Phù Lương chúng ta luôn chăm sóc bọn họ, mỗi ngày đều có đồ ăn ngon.

Chúng ta hy vọng trong những ngày cuối cùng hai đứa có thể hưởng cuộc sống vui vẻ chút.”
“Tiểu Hòa và Tiểu Nguyệt cực kỳ hiểu chuyện, chúng ta càng đối xử tốt thì chúng ta muốn báo đáp nhiều hơn.

Mỗi ngày hai đứa đều cướp việc mà làm, Tiểu Hòa học nặn hình, Tiểu Nguyệt học tô màu, đồ sứ hai đứa làm ra cũng coi như có dáng có hình.

Nhưng bọn họ càng hiểu chuyện thì trong lòng ta và đại ca càng khó chịu.

Hai đứa nhỏ quá đáng yêu, lại có ân cứu mạng đại ca, nếu dùng bọn họ để tế diêu thì sao chúng ta nỡ? Có mấy lần chúng ta thậm chí còn định đi nơi khác mua một đôi đồng nam đồng nữ thay thế nhưng nghĩ tới chuyện này thế nào cũng là hại mạng người, hơn nữa kỳ hạn quan phủ yêu cầu giao đồ đã tới gần nên chúng ta đành từ bỏ.”
“Sắp tới ngày trung thu, có một hôm ta và đại ca nói tới chuyện của Tiểu Hòa và Tiểu Nguyệt.

Ta nói sẽ may cho bọn họ một bộ đồ mới để mặc hôm tế diêu.

Đại ca nói quần áo kia nhất định phải chọn nguyên liệu tốt, không thể để bọn họ ra đi không có thể diện.”
“Nhưng cuộc trò chuyện này lại bị hai đứa nhỏ nghe thấy.”


Truyện Cùng Thể Loại
Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức

Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất