Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 39 : Lực sĩ râu vàng

Chương 39 : Lực sĩ râu vàng

Những người đọa dân rất cần cù chăm chỉ. Mấy ngày nay mưa lớn, phải ở trong nhà nhưng họ cũng không ngồi không. Trương Nguyên bước từng bước chậm rãi, nghe có tiếng lửa nổ tí tách, hóa ra là hai cha con nhà nọ đang đốt tiền vàng cho người đã khuất, lại ngửi thấy mùi ngòn ngọt của đường mạch nha bay ra từ một nhà nào đó, rồi chợt nghe tiếng hồ cầm dìu dặt mà thê lương cất lên ai oán đâu đây, tiếp đó là thanh âm của tiếng trống, kèn Xô-na, đàn tam huyền đồng loạt vang lên....
Thiếu gia, đám đọa dân này cũng biết ăn chơi ra trò đấy, thổi kèn đàn hát đủ cả. Nghe nói lão nhạc công mù chơi tam huyền cầm trong gánh hát của Khả Xan Ban cũng là người ở phố Tam Đại này đó.

Tiểu hề nô Vũ Lăng cảm thấy nơi này vô cùng náo nhiệt.
Trương Nguyên biết những thanh âm đó phát ra từ một gánh hát của phố đọa dân đang luyện tập. Có lẽ đây chính là tiền thân của Việt kịch ở Thiệu Hưng. Việt kịch cũng là do đọa dân ở Thiệu Hưng phát triển lên.
Một người phụ nữ mặc áo đen đứng dưới mái hiên ngẩng đầu lên nhìn trời, có lẽ đang muốn ra ngoài. Trương Nguyên tiến lại, chắp tay thi lễ, nói:
Xin cho hỏi thăm, vị cô nương thường bán quýt trước cổng Đại Thiện tự là người phố này đúng không ạ? Cô nương đó có mái tóc hơi vàng, dáng người tầm tầm như ta này.

Vị công tử này chắp tay thi lễ, hành động này khiến cho người phụ nữ có phần kinh ngạc nên nhất thời nghe không hiểu những lời Trương Nguyên nói. Trương Nguyên phải nhắc lại một lần nữa, bà ta mới đáp:
Không biết người công tử đang hỏi có phải là Chân Chân không? Mấy hôm trước Chân Chân có tới Đại Thiện tự bán quýt.

Trương Nguyên nói:
Chân Chân có biết võ nghệ không?

Người phụ nữ nói:
Cái này thì tiện nữ không rõ, nhưng phụ thân của Chân Chân hình như là biết võ đấy. Người ở đây thường gọi lão là “lực sĩ râu vàng”.

Trương Nguyên thầm nghĩ: “Râu vàng ư? Vậy chắc chắn là đúng rồi. Cô thiếu nữ đọa dân kia bị bọn Lục Hổ ức hiếp nhưng chỉ dám bỏ chạy mà không dám ra tay, có thể thấy bình thường cô ta rất ít khi để lộ thân thủ. Ừm, Chân Chân à, cái tên này cũng hay nhỉ, “mộng lý chân chân ngữ chân huyễn” ....
Hỏi rõ vị trí nhà của Chân Chân xong, Trương Nguyên cảm tạ người phụ nữ kia rồi cùng Vũ Lăng, Năng Trụ tiếp tục tiến bước sâu vào con hẻm nhỏ - nơi ở của những người đọa dân.
Người phụ nữ kia thấy ba người đã đi xa rồi mới bật ô lên, tiến về phía đầu hẻm. Còn chưa tới đầu hẻm thì đã gặp ngay bốn gã đàn ông hùng hổ bước lại, trên đầu mỗi người đội chiếc nón lá vành rộng, chân đi đôi giầy rơm. Một tên trong số đó lớn tiếng quát:
Tiện phụ kia, con tiện nữ mấy hôm trước bán quýt trước cổng Đại Thiện tự có phải sống ở đây không?

Người đàn bà vội vã nép vào một bên, hỏi lại:
Là Chân Chân đúng không?

Gã đàn ông kia trợn mắt nói:
Thậtgiả cái chó gì? Ta hỏi con bé bán quýt ấy. Bà biết nó không?

Người phụ nữ thấy bốn tên này tướng mạo hung hăng, xem chừng cũng không phải hạng tốt đẹp gì nên không dám nhiều lời:
Tiện nữ không rõ, mấy vị lão gia đi hỏi người khác đi.

Gã đàn ông kia “ Hừ “ một tiếng, hùng hổ bước đi, làm nước bẩn bắn tung tóe lên người phụ nữ đó. Bà ta nghĩ thầm: “Đám người này cũng tìm Chân Chân sao? Con bé này đã đắc tội gì chăng? Nhưng vị công tử nho nhã ban nãy, chắc là không phải đến tính sổ với Chân Chân...”

* * *

Trương Nguyên theo sự chỉ dẫn của người phụ nữ kia tìm được đến một ngôi nhà bằng trúc đang khép kín, trước cửa còn có một kiệu trúc nữa. Trương Nguyên thu ô lại, bước tới gõ cửa. Mới gõ được hai tiếng đã nghe bên trong vọng ra tiếng nói:
Ai đó?

Đúng là giọng của cô gái đọa dân kia rồi. Đám lưu manh kia vẫn chưa tìm được tới đây, nghĩ vậy nên sự lo lắng của Trương Nguyên ban nãy giờ đã được trút bỏ hoàn toàn. Cậu đáp:
Là ta, Trương Giới Tử đây.

Thiếu nữ đọa dân đương nhiên không biết Trương Giới Tử là ai, nhưng nghe giọng nói quen quen thì vội vã ra mở cửa. Thấy Trương Nguyên đang đứng dưới mái hiên thấp nhà mình, đôi mắt xanh thẳm của cô mở to vì kinh ngạc, vội vã cúi đầu vái chào, hỏi:
Vị thiếu gia này, hôm đó thật sự là đa tạ cậu. Hôm nay tới đây có chuyện gì sao?

Dáng vẻ khiêm nhường của cô ẩn chứa cả sự đề phòng và kiên cường. Cô không biết Trương Nguyên tìm tới nơi này làm gì, mấy ngày nay cô vẫn nơm nớp không yên, chỉ sợ mấy tên lưu manh kia tìm được đến đây. Mặc dù biết Trương Nguyên không cùng phe với bọn chúng nhưng cô vẫn không khỏi cảm thấy căng thẳng.
Trương Nguyên chưa kịp đáp thì chợt nghe trong buồng có tiếng đàn ông vọng ra:
Chân Chân, là ai vậy?

Thiếu nữ đọa dân tên Chân Chân không biết trả lời thế nào, đành quay sang Trương Nguyên nói:
Thiếu gia, cha ta hỏi cậu là ai?

Trương Nguyên mỉm cười đáp:
Ta họ Trương, tên Nguyên, hay gọi còn là Trương Giới Tử, ta đang ở phủ học cung bên kia kìa.

Người đàn ông trong buồng nói:
Trương thiếu gia ư, thất lễ, thất lễ. Tiểu nhân dạo này không được khỏe nên không đi hầu lệnh được. Thiếu gia tìm người khác đi, thật xin lỗi.

Rồi một tràng ho dữ dội từ trong phòng vọng ra.
Chân Chân thấy Trương Nguyên khẽ nhíu mày vẻ ngạc nhiên, đoán chắc Trương Nguyên không phải tìm đến cha mình, liền hạ giọng:
Cha ta là kiệu phu, bị bệnh đã mấy ngày rồi, không thể đi làm được...

Trương thiếu gia, cậu đến có gì chỉ bảo sao?
Sống trong một ngôi nhà ọp ẹt, ẩm thấp thiếu ánh sáng này. Chân Chân cũng giống như những cô gái đọa dân khác, trên người mặc một bộ y phục màu xanh đen, nhưng khác với họ, cô có khuôn mặt trắng trẻo ưa nhìn cùng đôi mắt xanh biếc như nước biển. Cô giống như một đóa sen trắng tinh khôi mọc giữa chốn bùn hoang vậy. Đúng là gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Trương Nguyên giũ giũ chiếc ô cho ráo nước, nói:
Không có gì. Chỉ là tới xem xem mấy ngày nay đám lưu manh kia có tới quấy rầy cô nương không thôi.

Chân Chân nói:
Không. Ta còn sợ chúng kéo tới, đang lúc phụ thân bệnh nặng như vậy thì đúng là phiền phức... Trương thiếu gia, cậu....muốn vào ngồi một lát không?

Đôi má của Chân Chân thoáng ửng hồng, vừa thẹn thùng vừa ấp úng.
Mấy người hàng xóm đã thò đầu ra nhìn, chỉ đứng xem mà không nói câu nào. Trương Nguyên nói:
-Được.
Rồi theo Chân Chân vào nhà. Căn nhà này vừa nhỏ vừa thấp, chỉ có hai gian. Gian ngoài là chỗ để nấu cơm, có một cái bếp, một chiếc bàn gỗ và mấy cái ghế đẩu. Tuy rằng tất cả đều đơn sơ nhưng lại rất sạch sẽ, không có vẻ gì lộn xộn bừa bãi cả. Có điều trong phòng có mùi cỏ thuốc và mùi của người bệnh. Trương Nguyên khá mẫn cảm với những thứ như vậy. Chiếc ấm trên bếp đang sôi sùng sục, chắc cô đang sắc thuốc cho cha. Gia đình này chỉ có hai cha con họ sao, cô gái này tuổi còn nhỏ như vậy mà đã phải đi bán quýt rồi, lại còn phải chăm sóc cho người cha bệnh tật nữa, cuộc sống quả thực là khó khăn khổ cực quá...
Nhà này có lẽ chưa từng có vị khác quý như Trương Nguyên ghé qua bao giờ nên Chân Chân cũng không biết phải làm thế nào để tiếp khách. Mặt cô đỏ bừng, tay chân lóng ngóng, không dám nhìn thẳng vào Trương Nguyên. Trương Nguyên phải nhắc:
-Hình như nồi thuốc sôi rồi đó.
Lúc này cô mới như bừng tỉnh lại, “Á” một tiếng rồi vội vàng nhấc ấm thuốc xuống rót vào chiếc bát sứ, nói:
Trương gia thiếu gia, đợi ta bón thuốc cho cha đã nhé.

Trương Nguyên nói:
Lệnh tôn bị bệnh gì vậy?

Nghĩ thầm: “Cha cô được người ta gọi là lực sĩ râu vàng, lẽ ra thân thể phải cường tráng khỏe mạnh mới đúng chứ, căn bệnh nào mà nghiêm trọng tới mức làm ông ấy đổ bệnh vậy?”
Chân Chân nhìn bát thuốc trong tay đang bốc khói nghi ngút, nói:
Phụ thân đột nhiên phát bệnh, toàn thân nóng hầm hập như lửa, cả người da vàng khè ấy, lại mê man bất tỉnh suốt....

Một giọt nước mắt rơi vào bát thuốc, cô gái khẽ lau mắt...
Trương Nguyên cũng am hiểu đôi chút về kiến thức bệnh lý phổ thông, nói:
Đây là bệnh vàng da cấp tính. Cô đã mời thầy lang ở đâu tới xem bệnh vậy?

Chân Chân bống chốc tươi tỉnh hẳn, hỏi lại:
Thiếu gia biết xem bệnh ư?

Trương Nguyên không đáp, chỉ nhìn nhìn bát thuốc trong tay cô.
Chân Chân nói:
Đây là thuốc do mấy người hàng xóm mang tới giúp, xem như cũng có chút tác dụng, nhưng sốt thì vẫn chẳng thấy thuyên giảm gì cả.

Trương Nguyên biết gia đình đọa dân này có hoàn cảnh khốn khó, không có tiền để mời đại phu khám bệnh bốc thuốc, chỉ còn cách ai mách thuốc gì thì uống thuốc đó, cầm cự được chút nào hay chút ấy, bụng nghĩ: “Trương Nguyên ta không phải Chúa cứu thế, nhưng thấy nguy thì không thể khoanh tay đứng nhìn được. Phụ thân của Chân Chân biết võ công, tòng quân còn khổ cực hơn làm kiệu phu nhiều, căn bệnh này làm sao quật ngã ông ấy được.” Cậu nói:
Thuốc này không được uống nữa. Cha cô có tự bước đi được không, tôi đưa ông ấy tới chỗ đại phu.

Chân Chân vừa mừng vừa lo, đặt bát thuốc xuống, chạy vào trong buồng gọi cha:
Phụ thân....

Rồi cô dìu cha bước ra ngoài. Cha cô có dáng người cao lớn, tướng mạo khôi ngô, tầm hơn ba mươi tuổi, mặt mũi kiên nghị, dưới cằm có một bộ râu ngắn màu vàng kim. Hai mắt ông đã hõm sâu vào, mặt mũi thất sắc, hơi ngả vàng, quả thực bệnh không hề nhẹ.
Người đàn ông cố vận sức thi lễ với Trương Nguyên:
Trương thiếu gia, tiểu nhân là Mục Kính Nham. Đại ân đại đức của cậu, cha con tiểu nhân cảm kích vô cùng.

Mục Kính Nham nghe con gái kể về câu chuyện ở Đại Thiện tự hôm đó, cô đã được một thiếu gia cứu giúp. Con gái ông mới chỉ mười bốn tuổi, ông cứ sợ kẻ giúp cô hôm ấy là vì có ý đồ gì. Hôm nay mới tận mắt trông thấy Trương Nguyên, thấy cậu chỉ là một thiếu niên, tướng tá lại khôi ngô đạo mạo nên cũng yên tâm.
Trương Nguyên thấy hai chân Mục Kính Nham đang run rẩy thì nghĩ bụng, có lẽ ông không thể tự đi đến chỗ Lỗ Vân Cốc tiên sinh được, bèn nói:
Chân Chân, cô nương tìm một người hàng xóm nữa, ta ở đây đã có một người hầu rồi, hai người dùng kiệu trúc bên ngoài đưa cha cô đi chữa bệnh.

Mục Chân Chân nói:
Ta có thể cõng cha đi mà.

Đúng lúc đó, một giọng nói hung dữ từ bên ngoài vang lên:
Mục Chân Chân. Con tiện nhân Mục Chân Chân kia, mau ra đây cho ông.


Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất