Triệu Quốc Đống không nhịn được nhìn mấy nam nữ từ xe biển AnO chui ra, nhất là càng phản cảm với người nam cầm máy quay. Bọn họ từ đâu chui ra?
Triệu Quốc Đống không thèm để ý mấy người này mà vào thẳng thang máy. Mấy người phía sau đã bị Lạc Dục Thành chặn lại.
- Xin lỗi, xin hỏi mấy vị làm gì vậy?
Trực ban Văn phòng quận ra hỏi.
- Công tác là phóng viên trung tâm tin tức đài truyền hình tỉnh, chúng tôi muốn phỏng vấn Bí thư Triệu một chút.
Nữ phóng viên trẻ tuổi vội vàng đưa thẻ công tác của mình ra.
- Xin lỗi, Bí thư Triệu bây giờ đang rất mệt nên sợ rằng không thể nhận phỏng vấn. Nếu có gì cần phỏng vấn, tôi có thể để các đồng chí bên Ban Tuyên giáo Quận ủy phối hợp với các đồng chí.
Lạc Dục Thành nghe thấy là đài truyền hình tỉnh thì không thể biết có nên nhận lời hay không? Nhưng bây giờ Triệu Quốc Đống đang rất mệt nên đành phải dùng kế hoãn binh.
- Ồ, chúng tôi chỉ muốn phỏng vấn Bí thư Triệu. Mời anh nói với Bí thư Triệu rằng chúng tôi muốn làm một đoạn phim về việc Bí thư Quận ủy Tây Giang cứu người. Trên thực tế vừa rồi chúng tôi đã phỏng vấn mấy người dân bình cùng xuống nước vơi Bí thư Triệu. Chúng tôi lát nữa cũng sẽ vào viện phỏng vấn hai mẹ con kia.
Nữ phóng viên cảm thấy Lạc Dục Thành có chút do dự nên nói:
- Đài truyền hình tỉnh muốn đưa tin về các hình ảnh tiêu biểu của Đảng viên xuất sắc cứu người. Bí thư Triệu vừa nãy đã được chúng tôi ghi hình toàn bộ. Cho nên chúng tôi muốn làm phỏng vấn đơn giản trong vài phút thôi.
Lạc Dục Thành nghe vậy thì có chút khó xử. Cuối cùng y nói:
- Như vậy đi đồng chí phóng viên, Bí thư Triệu có thể là rất mệt, tôi gọi điện xin chỉ thị rồi trả lời mọi người.
Triệu Quốc Đống vừa vào văn phòng thì nhận được điện của Lạc Dục Thành, nghe đối phương nói mà Triệu Quốc Đống rất buồn bực. Hắn không cần nổi tiếng, càng không cần dùng đến cách này. Không chừng sẽ khiến lãnh đạo coi anh là muốn lấy tiếng. Mà nếu nhận phỏng vấn thì hắn sẽ lộ mặt trước quần chúng toàn tỉnh, đây là điều Triệu Quốc Đống không muốn thấy vì nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của hắn.
Triệu Quốc Đống lập tức từ chối phỏng vấn, chẳng qua hắn bảo Lạc Dục Thành khéo léo từ chối, lấy lý do mình quá mệt nên cần nghỉ.
Lạc Dục Thành giải thích làm nữ phóng viên kia không quá hài lòng. Yêu cầu Triệu Quốc Đống cho thời gian chính xác để phỏng vấn, nói rõ cô nhất định sẽ phải làm đoạn phim về Triệu Quốc Đống, không đạt mục đích không bỏ qua. Triệu Quốc Đống là Thường vụ thị ủy, Bí thư Quận ủy sao dám quả quyết xuống nước cứu người ở tình huống nguy hiểm như vậy? Hắn có lo mình không cứu được hai mẹ con kia, đồng thời mất mạng không?
…………
Phó Thủ tướng Văn Quốc Cơ đến làm cho Ninh Pháp và Ứng Đông Lưu đều thấy có áp lực. Cũng không phải là do tỉnh An Nguyên nhận tổn thất nặng nề nhất trong trận mưa này, mà là do Phó Thủ tướng Văn đi thị sát lần đầu sau khi nhận chức liền chọn An Nguyên, cùng lúc đó tình hình lũ lụt ở An Nguyên là rất nghiêm trọng.
Đương nhiên bọn họ cũng lo rằng Trung ương sẽ cảm thấy năng lực tổ chức chỉ huy phòng chống lụt bão của An Nguyên không đắc lực. Điều này mới khiến Phó Thủ tướng Văn chọn An Nguyên làm điểm thị sát đầu tiên. Điều này bọn họ tuyệt đối không muốn thấy.
Nhưng tình hình An Nguyên đúng là không lạc quan. Ngoài Ninh Lăng, Đường Giang, Lam Sơn cùng Tân Châu cũng đều ngập lụt. Tình hình Lam Sơn cùng Tân Châu còn đỡ một chút, nhưng cũng có năm huyện bị lũ bao vây, nhân số là trên 300 ngàn người bị ảnh hưởng. Vấn đề Đường Giang rất nghiêm trọng, đến bây giờ đã có ba huyện báo lên về tình huống người chết và mất tích, con số tử vong sẽ trên 30 người. Phó chủ tịch thường trực Tần Hạo Nghiên đã trự tiếp đến chỉ huy.
Tình hình Ninh Lăng càng nặng nề hơn. Cả huyện Thương Hóa gần như rơi vào tình trạng khẩn cấp, nhất là mấy xã, thị trấn phía bắc còn chìm trong biển nửa, số người bị ảnh hưởng là trên 100 ngàn người, số người chết bây giờ đã trên 20, mất tích trên 50. Đông Giang cũng không tốt, chết đã trên 10, mất tích cũng trên 20. Tình hình Phong Đình cùng huyện Vân Lĩnh cũng khá nghiêm trọng. Căn cứ báo cáo của hai huyện thì đều có ba người chết, mấy người mất tích, tổn thất dự tính là vài chục triệu, tình hình các huyện khác không đồng nhất.
Phó Thủ tướng Văn Quốc Cơ rất chú ý cuộc sống dân chúng, càng coi trọng an toàn tính mạng dân chúng. Dù là Ninh Pháp hay Ứng Đông Lưu cũng có thể cảm nhận ra sự thương tiếc và lo lắng của y qua cách nói chuyện, điều này càng làm hai người thấy áp lực.
- Đồng chí Ninh Pháp, đồng chí Đông Lưu, lần này đột nhiên xảy ra mưa to đã làm tổn thất lớn đối với quốc gia. Không chỉ có ở An Nguyên, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy cũng có tình hình rất nghiêm trọng. Cán bộ, quần chúng bốn tỉnh đấu tranh với lũ. Sau đây tôi phải sang Hồ Bắc, An Nguyên nhờ hai vị.
Phó Thủ tướng Văn buồn bã nói.
- Tôi tới An Nguyên xem thì thấy ngoài thiên tai thì có một phần do năng lực lãnh đạo của lãnh đạo địa phương. Có một số lãnh đạo địa phương tổ chức tốt, xử lý tốt, tình hình khá tốt. Ví dụ như vị Bí thư Quận ủy trẻ tuổi của Tây Giang kia, rất có năng lực, đối mặt tình hình nghiêm trọng liền sớm dự đoán mà sơ tán dân chúng, không chết một người, không mất tích một người, rất hiếm có.
- Vị Bí thư Quận ủy trẻ tuổi đó khi đối mặt với lũ lụt đã đưa ra biện pháp tốt nhất đó là khôi phục sản xuất, xây dựng sau cơn lũ, lấy tốc độ nhanh nhất, hiệu quả tốt nhất mà làm kinh tế. Tôi rất đồng ý với quan điểm này, hy vọng lần sau tôi tới An Nguyên sẽ thấy một Ninh Lăng hoàn toàn mới.
Đến khi chuyên cơ của Phó Thủ tướng Văn biến mất trên không, Ninh Pháp mới nhìn Ứng Đông Lưu mà nói:
- Đông Lưu, xem ra Phó Thủ tướng Văn cũng khẳng định đôi chút về công tác phòng chống lụt bão của An Nguyên chúng ta. Một vai nơi đạt thành tích thì Phó Thủ tướng Văn đã thấy, xem ra khá hài lòng.
- Có vài điểm lộ rõ vấn đề trong phòng chống lụt bão, tư tưởng của một số lãnh đạo là khinh thường, tác phong làm việc phù phiếm, phản ứng chậm. Bí thư Ninh, tôi cảm thấy sau khi công tác cứu nạn kết thúc cần tổng kết, có công thì thưởng, sai lầm phải phạt.
Ứng Đông Lưu mặt không chút thay đổi mà nói.
Ninh Pháp nói:
- Đây là điều cần thiết. Lần này trong cơn lũ đã lộ ra nhiều vấn đề, những điểm này cần nghiêm túc xử lý. Có trách nhiệm phải truy cứu, đáng thưởng phải thưởng. Nhưng An Nguyên sau cơn lũ sẽ là khôi phục sản xuất. Tổn thất lớn như vậy, chúng ta chỉ có thể thông qua phát triển kinh tế mới bù đắp lại được. Đông Lưu, điểm này anh phải suy nghĩ nhiều hơn.
Sau mấy tháng, Ninh Pháp và Ứng Đông Lưu cũng dần tìm được quan điểm chung.
Ninh Pháp là người theo lý tưởng của Đặng Tiểu Bình, phát triển mới là đạo lý, y cho rằng bây giờ tất cả phải nhường cho phát triển kinh tế, cho rằng phát triển kinh tế và tăng thu nhập của dân chúng là hỗ trợ lẫn nhau. Phát triển kinh tế rồi mới có thể nói đến tăng thu nhập của dân chúng.
Ứng Đông Lưu có ý kiến nhất định với quan điểm này của Ninh Pháp. Theo ý của Ứng Đông Lưu thì phát triển kinh tế mặc dù là chủ đạo nhưng không thể nghiêng hẳn. Mấy mảng như an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, văn hóa, pháp chế… đều cần chú trọng.
Chẳng qua Ninh Pháp cũng không đồng ý quan điểm này của Ứng Đông Lưu. Y cho rằng điểm xuất phát của Ứng Đông Lưu thì tốt nhưng không phù hợp tình hình thực tế của An Nguyên bây giờ. Cho rằng chính quyền làm tốt công tác kinh tế thì mới có thể làm tốt các việc khác. Đảng ủy, chính quyền không phải không muốn làm tốt các công trình xã hội, dân sinh mà là do thiếu tài chính, cho nên phải phát triển kinh tế mà kiếm tài chính.
Quan điểm hai người đã giao nhau vài lần trong Hội nghị thường vụ Tỉnh ủy, mặc dù đều nói với lời lẽ hòa nhã, nhưng hai người đều hiểu không thể thuyết phục nhau. Chẳng qua hai người đều có chung mục đích đó là phát triển An Nguyên tốt đẹp hơn. Vì thế cả hai đều khá khắc chế mình.
Chính trị vốn là nghệ thuật thỏa hiệp, điểm này cả Ninh Pháp và Ứng Đông Lưu đều tán thành.