Chiều mồng hai Triệu Quốc Đống cùng Lưu Nhược Đồng lên Bắc Kinh. Theo thông lệ thì hắn muốn ăn bữa cơm với người Lưu gia, tâm sự. Lịch hai ngày coi như kín.
Hai anh em Lưu Thác, Lưu Nham tất nhiên muốn nói chuyện với Triệu Quốc Đống. Triệu Quốc Đống thành con rể Lưu gia nên bớt sự xa cách hơn trước, nói chuyện cũng không phải e ngại quá nhiều. Nói từ mấy hội nghị mà Trung ương tổ chức năm trước đến bàn về tình hình Trung Quốc năm nay.
Ba người đều chú ý tới Trung ương rất chú trọng đến nông thôn và công tác nông thôn. Trong hội nghị công tác nông thôn của Trung ương cùng ý kiến về công tác nông thôn và sản xuất nông nghiệp năm 2000 của Quốc vụ viện đều chỉ rõ năm nay phải điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và sức lao động trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy nông dân tăng thêm thu nhập.
- Vấn đề Tam nông sớm muộn cũng thành một chướng ngại trong sự phát triển của Trung Quốc.
Lưu Thác hút một hơi thuốc và nói:
- Trước đây ở cơ quan còn không thấy, bây giờ xuống tỉnh mới hiểu rõ nhiều chuyện. Anh tự nhận mình là người thực tế, làm ở Ban Tổ chức cán bộ thì đều nói mấy thứ hư vô. Nhưng muốn làm hư vô thì phải làm việc thật. Phải thăm dò rõ tình hình bên dưới thì mới có thể đưa ra được ý kiến của mình. Đi xuống, anh rất giật mình về vấn đề ở nông thôn. Quốc Đống, chú thường xuyên ở cơ sở thì có lẽ cảm nhận càng sâu sắc phải không?
Triệu Quốc Đống nghe Lưu Thác hỏi liền gật đầu nói:
- Vấn đề đúng là rất nhiều, hơn nữa cũng là rất sâu rộng. Nhưng xét cho cùng chỉ là một đó là nông dân quá nghèo, không có việc làm thêm, tăng thu nhập quá khó khăn, đây là vấn đề mấu chốt, không giải quyết được vấn đề này thì mọi thứ là vô ích.
- Ừ, Quốc Đống, chú nhìn rất đúng. Vấn đề Tam nông có căn nguyên là nông dân. Trung ương đầu tư quá ít vào nông thôn, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tăng sản lượng khó khăn, phương tiện trụ cột ở nông thôn kém, tăng thu nhập cho nông dân gần như không có đường ra, mấy vấn đề này càng lúc càng rõ ràng. Trung ương cũng dần cảm nhận rõ. Anh đoán sau này trong thời gian dài Trung ương sẽ tập trung giải quyết vấn đề Tam nông.
Triệu Quốc Đống không khỏi phục sức quan sát và phán đoán của Lưu Thác. Vấn đề Tam nông mặc dù sớm nói ra nhưng do tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt của Trung Quốc khiến vấn đề Tam nông bị bỏ sang bên. Giống như chỉ cần sản xuất công nghiệp phát triển thì tất cả sẽ được giải quyết. Nhưng theo các nhà máy xã, thị trấn suy thoái, những vấn đề được giấu bắt đầu trồi lên.
Triệu Quốc Đống vô tình nhớ có một vị Bí thư đảng ủy xã nào đó đã viết ba câu. Nông dân thật khổ, nông thôn thật nghèo, nông nghiệp thật nguy hiểm. Ba câu này như tiếng gõ vào kim loại nói hết tình hình thực trạng của nông thôn. Nhưng bây giờ chính quyền địa phương các nơi đều đặt chú ý vào việc làm như thế nào phát triển công nghiệp, làm như thế nào đạt thành tích huy hoàng nên không quan tâm tới vấn đề nông thôn.
Trong lúc nhất thời, Triệu Quốc Đống đột nhiên tỉnh ra và phát hiện mình hình như cũng có tâm tính như thế. Nếu không phải Lưu Thác nhắc tới thì hắn đúng là quên mất biến hoá trong một thời gian khá dài. Vấn đề Tam nông càng lúc càng được chú ý, chú trọng giải quyết vấn đề Tam nông chưa chắc đã thành công, nhưng tuyệt đối có sức hấp dẫn. Mà không coi trọng vấn đề Tam nông thì sớm muộn sẽ có chuyện.
- Trung Quốc bây giờ đang trong thời kỳ cải cách, xuất hiện vài vấn đề là bình thường Nhưng làm như thế nào phân tích đâu là mâu thuẫn chủ yếu, đâu là thứ yếu, mâu thuẫn chủ yếu ở đâu, thứ yếu ở phương diện gì, cùng với làm như thế nào lợi dụng quan hệ giữa chúng mà giải quyết tốt các vấn đề chính là thử thách trí tuệ chính trị của lãnh đạo các cấp, thử thách năng lực chấp chính của lãnh đạo.
Lưu Thác trầm giọng nói:
- Vấn đề Tam nông càng lúc càng trở thành tâm điểm. Quốc Đống, chú làm ở cơ sở càng phải nắm chắc. làm như thế nào thông qua phát triển kinh tế hóa giải mâu thuẫn ở vấn đề này thì có nhiều việc cần làm.
Triệu Quốc Đống biết lời Lưu Thác có ý ám chỉ nên khẽ gật đầu. Không hổ người từ Ban Tổ chức cán bộ Trung ương đi ra, thoáng cái đã nắm bắt được trọng tâm của vấn đề. Trung ương năm nay coi trọng công tác nông thôn và sản xuất nông nghiệp như vậy, bên dưới nên làm như thế nào?
Lưu Nham cũng có chút phục ông anh. Nếu như nói ông anh trước đây ở Ban Tổ chức cán bộ Trung ương là viên ngọc trong hộp thì bây giờ càng thêm chói mắt, nhìn nhận vấn đề cũng tăng lên. Chỉ bằng lời nói vừa nãy đã coi như kinh điển.
- Quốc Đống, Lưu Kiều đã nói với anh về suy nghĩ của chú. Phải nói ý tưởng tổng thể của chú là đúng, bây giờ bên trên khi khảo sát đề bạt cán bộ mặc dù trên danh nghĩa nói bốn chữ đức, năng, cần, kiệm, nhưng theo anh thấy chỉ chú trọng hai điểm là đức, năng.
Lưu Thác đương nhiên hiểu rõ quan điểm phân công cán bộ của Trung ương.
- Đức là trụ cột căn bản, nhưng có thể lên đến vị trí nhất định thì chỉ đức không là không đủ, nhưng ít nhất khi tổ chức khảo sát nhiều lần sẽ thấy rõ. Trừ khi là khi lên chức có sự nghiêng hẳn.
- Vậy quan trọng nhất là chữ Năng, còn mấy chữ khác chỉ là bổ sung mà thôi. Làm lãnh đạo cần phải có năng lực.
- Chú phải thể hiện tài năng của mình trong lúc thích hợp, phải để lãnh đạo cấp trên phát hiện ra chú có thể đảm nhiệm công việc quan trọng hơn, hơn nữa còn có thể làm tốt. Làm được điều này thêm cả cơ hội và quan hệ thích hợp thì chú sẽ đủ điều kiện lên chức.
Lưu Thác nhìn Triệu Quốc Đống rồi nói.
- Chú nắm bắt hạng mục Quốc tế Hoa Tâm là đúng. Lĩnh vực hệ thống mạch điện đầu tư quá lớn và tăng trưởng kinh tế là điều không aai có thể bỏ qua. Nhưng nó có thể đến nơi chú công tác hay không thực ra không ảnh hưởng. Chủ yếu nằm ở chỗ chú dự tính trước về hạng mục này, còn được đối tác đánh giá cao. Như vậy ánh mắt và hiệu quả của chú đã làm lãnh đạo có cái nhìn mới. Về phần hạng mục đầu tư vào An Đô, từ góc độ nào đó mà nói lại tốt cho chú. Bởi vì chú chứng minh năng lực của mình, còn hạng mục vào An Đô chỉ là do An Đô có phương tiện trụ cột tốt hơn.
- Làm việc không thể chỉ vùi đầu kéo xe, cần ngẩng đầu nhìn đường.
Lưu Thác thấy Triệu Quốc Đống đang suy nghĩ liền xua tay nói:
- Phát triển kinh tế trong thời gian khá dài sau đây vẫn là công việc chính của Đảng ủy, chính quyền các cấp. Nhưng trong từng giai đoạn nhất định hoặc từng hoàn cảnh chính trị nhất định thì phải suy nghĩ xem công việc đặc thù là gì. Ví dụ vấn đề Tam nông, Trung ương đưa lên độ cao mới thì chính quyền địa phương cần làm gì?
- Theo anh thấy nếu như nơi nào có thể khởi động trước, tìm kiếm cách giải quyết vấn đề Tam nông, cho dù trong cách làm cụ thể xuất hiện vấn đề thì cũng sẽ khiến cấp trên chú ý. Nếu được thành tích thì càng tốt.
Thấy vẻ mặt Triệu Quốc Đống hơi đổi, Lưu Thác cười nói:
- Quốc Đống, có phải cảm thấy lời nói và quan điểm của anh quá ích kỷ không?
Triệu Quốc Đống hơi ngẩn ra, Lưu Thác quan sát quá giỏi. Hắn trước đó còn cảm thấy Lưu Thác khác với những cán bộ thường thấy, không ngờ nói vài câu khiến cảm tưởng của Triệu Quốc Đống với y giảm đi. Chẳng qua đối phương lập tức phát hiện nên hỏi làm hắn không biết nói gì.
Chẳng qua Lưu Thác không để Triệu Quốc Đống trả lời, y nói tiếp:
- Chỉ cần vì một mục đích tốt đẹp thì anh cảm thấy vấn đề hình thức không quá quan trọng. Lời nói, cách làm, hành động đều được, mục đích cuối cùng là gì? Không phải vì thực hiện một kết quả nào đó sao? Vấn đề Tam nông một người có thể giải quyết được sao? Không thể, nhưng chú có thể làm vì mục đích nào đó, mà chú làm có thể được lãnh đạo cấp trên thừa nhận, có lẽ kinh nghiệm của chú áp dụng được sang nơi khác, làm nông dân nơi khác được lợi, mà chú có lẽ sẽ được lãnh đạo coi trọng sử dụng, đề bạt lên vị trí cao hơn.
Lưu Thác nói như con dao sắc bén mở ta chiếc khăn che mặt của Triệu Quốc Đống. Quan điểm này cũng chính là vì đạt mục đích tốt đẹp mà có thể không từ thủ đoạn. Triệu Quốc Đống phải thừa nhận quan điểm của Lưu Thác rất chính xác. Nhưng áp dụng trong công việc cụ thể là như thế nào thì cần phải tính toán.
Vấn đề Tam nông: vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.