Mưu Đoạt Phượng Ấn

Chương 64: 64: Lâm Tần


Bốn ngày kế tiếp, Từ Tư Uyển không đi gặp thái hậu và hoàng hậu, cũng không thúc giục hỏi thăm chuyện ở Kỳ Tường Điện điều tra đến đâu rồi, chỉ ở lì trong Y Lan Các, có vẻ buồn bực không vui.
Trong bốn ngày này, hoàng đế cũng không bước vào Y Lan Các một bước.

Ngoại trừ điều này, thật ra hắn cũng không tới nơi khác của hậu cung, vô hình để lộ sự chột dạ.

Từ Tư Uyển chỉ cần nghĩ một chút lại cảm thấy buồn cười.
Sau bốn ngày, chút phong phanh truyền khắp kinh thành, miệng lưỡi của các tiên sinh thuyết thư như hoàng anh, mượn biến cố ở Kỳ Tường Điện bóc trần gièm pha của hoàng gia sinh động như thật.
Thậm chí ngay cả quá trình hoàng đế quấn quýt si mê Ngọc phi cũng bịa ra được.

Đặc biệt là những nơi hạ lưu như Bình Khang phường, cửa hàng thuyết thư xen kẽ thanh lâu, câu chuyện từ miệng người này sang miệng người khác, từng câu từng chữ đều hoạt sắc sinh hương.

Từ Tư Uyển hỏi Đường Du bọn họ rốt cuộc nói gì, Đường Du lập tức đỏ mặt, ho khan không chịu nói.
Sau đó đương nhiên là thánh nhan nổi giận, quan binh trong kinh thành bắt mấy người trong đêm.

Nhưng khi thẩm vấn, mọi người chỉ nói nghe được từ thái giám trong cung, nghe qua cũng chỉ là cung nhân ra ngoài nhiều chuyện, cho dù điều tra cũng không tra được gì.
Thậm chí kể cả Từ Tư Uyển cũng không tin ngoại trừ Đường Du nàng cố ý sắp xếp ra ngoài, liệu có phải còn hoạn quan khác cũng ra ngoài bàn chuyện thi phi, biến câu chuyện thành đề tài của các tửu lâu hay không.
Sau nữa, người đọc sách trong kinh cũng náo loạn theo.

Người đọc sách luôn thích viết bài thể hiện sự chính trực của mình, nhất thời văn chương đủ loại màu sắc bay tứ tung.
Hoàng đế có thể bắt những tiên sinh thuyết thư bàn chuyện thị phi, lại không thể động vào những người đọc sách, câu chuyện trong chớp mắt cứ thế đã truyền khắp đầu đường cuối ngõ, chỉ qua hai ngày ngắn ngủi, ngay cả trọng thần trong triều cũng không nhịn được mà dâng sớ hỏi chuyện này.
Cứ như vậy đến đầu tháng bảy, vừa tỉnh dậy Từ Tư Uyển nghe nói thái hậu triệu hoàng đế, nàng trang điểm xong cũng ra khỏi Y Lan Các, chậm rãi đến Phượng Hoàng Điện.
Đến cửa điện, hoạn quan canh giữ liền duỗi tay cản nàng, nàng thức thời không đi nữa, nhưng đứng dây vẫn có thể nghe tiếng mắng chửi trong tẩm điện: "Chính ngài làm việc không đứng đắn, trong tang kỳ của phụ hoàng ngài làm ra chuyện đại bất kính như vậy, bây giờ còn muốn triều thần câm miệng hả! Ai gia nói cho ngài biết, chỉ cần ai gia còn sống, việc này không được! Mấy người bọn họ đều là lão thần trong triều, nếu ngài dám vì việc này mà động vào một ngón tay của họ, sau này đừng gọi ai gia là mẫu hậu nữa!"
Từ Tư Uyển nghiêng tai lắng nghe, không khó để nghe ra hắn bực bội triều thần, muốn dùng chút thủ đoạn ép họ câm miệng.

Hình ảnh này khác một trời một vực với hắn ngày xưa được coi sáng suốt trị vì đất nước, lại càng giống hắn còn nhỏ trong ấn tượng của nàng, dối trá thô bạo, có thù tất báo.
Nàng theo bản năng nghĩ: Hắn giả làm hiền quân lâu như vậy có lẽ cũng mệt, vậy để nàng tháo cái mặt nạ này của hắn xuống, giúp hắn dần dần trở về bộ dáng thật của mình.
Đến lúc đó, hắn sẽ cảm tạ nàng chăng?
Hẳn là vậy.
Nàng lẳng lặng chờ, sau cuộc nói chuyện đó, không còn nghe cao giọng gì cả.

Không bao lâu, cửa tẩm điện mở, hoàng đế bước ra, sắc mặt xanh mét, tới gần cửa điện đột nhiên thấy nàng, ánh mắt thoáng qua sự xấu hổ.
Nàng mặc kệ hắn, cúi đầu hành lễ qua loa, rồi lạnh lùng đi lướt ngang.
"A Uyển!" Hắn duỗi tay kéo nàng lại bị nàng tránh đi, hắn không cam lòng duỗi tay lần nữa.
Nàng quay đầu: "Hài tử kia là của Ngọc phi nương nương, chuyện ở pháp sự cũng là...!Là bệ hạ ngầm đồng ý đúng không!"
Nói được một nửa, nước mắt nàng đã cuồn cuộn, nhưng từng câu chất vấn lại cực kỳ tàn nhẫn, không còn thản nhiên như xưa, dường như chỉ muốn đòi lại công bằng cho hài tử của mình.
Nhìn nước mắt của nàng, hắn không thể phủ nhận.

Từ Tư Uyển nhíu mày, nhấp môi, thống khổ và tuyệt vọng cuồn cuộn lộ ra.
Trong lúc hắn còn sững sờ, nàng đột ngột quay người, đi thẳng vào tẩm điện, hành lễ với Thái Hậu, rồi nói: "Thái hậu nương nương, thần thiếp đã nghe bên ngoài nghị luận.

Chuyện hài tử không quan trọng, thần thiếp tình nguyện chứng minh tất cả đồn đãi về Kỳ Tường Điện đều là giả, bệ hạ và Ngọc phi nương nương cũng chưa từng có việc trái lễ nghĩa."
Nước mắt nàng tràn khóe mi, hốc mắt đỏ bừng, nhưng nước mắt lại không rơi xuống, chỉ đảo quanh hốc mắt, dáng vẻ y hệt cố nén tủi thân nhưng căn bản lại không được, hơn nữa từng câu từng chữ đều đang lấy đại cục làm trọng, thái hậu thở dài, ra hiệu bảo cung nhân đỡ nàng đứng dậy.
Ma ma bên cạnh trực tiếp đỡ nàng đến trước mặt thái hậu, nàng cúi đầu lau nước mắt, thái hậu nắm tay nàng, dịu dàng nói: "Hài tử ngoan, uất ức cho con.


Việc đã tới nước này, với sức của một mình con cũng không thể xoay chuyển, ai gia sẽ lo liệu rõ ràng, con không cần nhọc lòng."
Nghe vậy nước mắt nàng càng trào ra mãnh liệt như hài tử bị bắt nạt ở bên ngoài trở về được trưởng bối dỗ dành nên không nhịn được mà bật khóc.
Vì thế nàng lại quỳ xuống, ngẩng đầu, tay đặt trên đầu gối thái hậu: "Thái hậu nương nương, việc tang kỳ thần thiếp cảm thấy không có gì đáng trích, tình cảm giữa bệ hạ và Ngọc phi nương nương sau đậm, không khỏi sẽ có...!Sẽ có thời điểm khó kìm lòng.

Thần thiếp chỉ không hiểu...!Bệ hạ trước giờ cẩn thận cần cù, sao trong chuyện này lại sơ ý như vậy! Kỳ Tường Điện...!Ở Kỳ Tường Điện rất nhiều người, làm gì có bức tường nào chắn được gió..."
Nàng càng khóc càng lớn, Hoa Thần đưa nàng khăn tay, nàng vừa lau vừa nức nở.
"Thần thiếp đau lòng cho hài tử cũng không thể không trách bệ hạ hồ đồ.

Sao ngay cả...!Ngay cả thanh danh của mình cũng không cần chứ...
Nàng nói như vậy vì biết hắn chắc chắn đang nghe.

Hắn nghe rồi, sẽ nghĩ đến những ý niệm đó từ đâu mà ra, theo đó mà có lý do trốn tránh sai lầm, đồng thời cũng tiện đẩy sai lầm này cho kẻ khác.
Thái hậu cũng nhìn về hướng cửa điện, tuy cách bình phong không nhìn thấy gì nhưng bà biết hắn đang ở bên ngoài.
Bà thầm ước lượng nặng nhẹ, nhìn Từ Tư Uyển, ám chỉ: "Bệ hạ biết con đau lòng cho bệ hạ.

Ai gia cũng muốn hỏi con một câu, chuyện lớn như vậy, trước đây con chưa từng kể với bệ hạ sao? Nếu bệ hạ sớm biết, sự việc đã không làm lớn thế này.

Ai gia vốn tưởng con là tri kỷ của bệ hạ, việc này con đúng là đã làm sai rồi."
Nghe vậy, Từ Tư Uyển liền biết hắn cũng giận nàng.
Hắn quả nhiên biết cách đẩy sai lầm cho người khác.
Nàng nhìn thái hậu, ủy khuất trong tiếng khóc càng rõ ràng: "Gần đây bệ hạ bận rộn chính sự lại còn đau buồn chuyện hài tử của thần thiếp, tinh thần và thể xác đều mệt nhọc.

Những cái đó đều là giấc mơ, bản thân thần thiếp cũng không biết thật giả nên không muốn lại khiến bệ hạ phiền lòng.

Huống chi..." Nàng cúi đầu, khụt khịt hai tiếng, "Từ đầu thần thiếp đã kể với các tỷ muội trong cung, ngay cả hoàng hậu cũng nói trước đây chưa từng có ai mất con.

Thần thiếp...!Thần thiếp sao có thể liên tưởng tới chuyện xảy ra ở tang kỳ...!Sau đó thần thiếp được báo mộng nói ngày mất bị đổi, thần thiếp cũng không tin, bẩm báo hoàng hậu nương nương cũng chỉ để cho bản thân an tâm, ai ngờ chuyện này lại hại bệ hạ..."
Càng nói nàng càng lộ vẻ hối hận.

Nói tới đây nàng dừng một chút, rồi quyết tuyệt nói: "Thái hậu nương nương, xin cho phép thần thiếp nói chuyện thay bệ hạ trước mặt các vị đại nhân đi! Đợi việc này trôi qua...!Đợi việc này trôi qua thần thiếp sẽ không gặp bệ hạ nữa, ngày ngày tận hiếu với thái hậu nương nương là được..."
"Con nói ngốc nghếch gì vậy!" Thái hậu lắc đầu, "Ai gia nói rồi, việc này đã không phải vấn đề một mình con có thể xoay chuyện.

Hiện tại ai gia chỉ muốn nói dù có gì không ổn, con cũng không được ôm hết tội vào người mình, sai lầm của bệ hạ và Ngọc phi lớn hơn con nhiều."
Từ Tư Uyển quýnh lên: "Nhưng..."
"Nếu con tới đây chỉ để nói với ai gia những lời này thì con về đi, ai gia mới gặp bệ hạ, lát nữa còn phải gặp Ngọc phi.

Thật ra mấu chốt việc này nằm ở năm đó, khi ấy con chưa tiến cung, hai người họ không chịu gánh tội, không tới phiên con áy náy thay!"
Thái hậu rõ ràng đã tức giận, có lẽ nửa nói lý với nàng, nửa cũng để nói cho hoàng đế nghe.
Thái hậu nổi trận lôi đình cũng đúng, nhi tử của mình gây ra chuyện tày trời như vậy khiến thiên hạ mắng chửi, không có người làm mẫu thân nào mà không tức giận.
Chẳng qua dù tức giận thái hậu vẫn bất công.

Những lời này dù nghe qua là chỉ trích hoàng đế, kỳ thật nàng biết trong lòng thái hậu oán trách ai hơn.
Từ Tư Uyển khụt khịt vài tiếng, tỏ vẻ không lay chuyển được thái hậu, không thể không cáo lui.


Đến khi nàng rời khỏi tẩm điện, bên ngoài đã không còn thấy hoàng đế, các cung nhân cũng không nói gì thêm.

Nàng coi như không biết những chuyện vừa rồi, được Hoa Thần nhẹ giọng trấn an, về Y Lan Các.
Trong tẩm điện, nhìn Từ Tư Uyển ra ngoài, thái hậu mệt mỏi thở dài một tiếng.
Thôi ma ma ra hiệu bảo cung nhân lên đổi trà, bản thân cũng bước lên hai bước, nhẹ giọng hỏi: "Nô tỳ vẫn không hiểu, thái hậu nương nương rốt cuộc thấy Thiến tần thế nào?"
"Nàng ấy mạnh hơn Ngọc phi." Thái hậu nhấp ngụm trà, nhàn nhạt nói, "Ai gia vốn khen Ngọc phi là người hiểu chuyện, ai ngờ cũng làm ra chuyện không biết xấu hổ này, chẳng khác gì Oánh quý tần, nhưng hoàng đế cứ sủng ái hai người đó, nếu không, theo ý của ai gia cho mỗi người một ly rượu độc, hậu cung này sẽ an tĩnh lại."
"Nhưng chuyện lần này do Thiến tần tọc mạch ra ngoài mà." Thôi ma ma cẩn thận hỏi, "Chẳng lẽ thái hậu nương nương thật sự tin cái nàng nói là báo mộng sao?"
Thái hậu bật cười: "Nếu tin những lời đó, ai gia sống nửa đời này xem như uổng phí rồi.

Những chuyện ma quỷ ở hậu cung chẳng qua chỉ để lừa nam nhân, làm sao gạt được nữ nhân hả?"
"Vậy thái hậu không trách nàng làm nhục thanh danh của bệ hạ sao?"
"Nếu hắn tự quản được chính mình, ai có thể lấy việc này làm nhục thanh danh của hắn." Thái hậu hỏi lại, nói tới đây thì thở dài, "Huống hồ không phải Thiến tần cố ý nhằm vào hắn.

Ai gia thấy việc này cứ như Thiến tần nghe được phong phanh gì đó, nói bệ hạ bày mưu thay ngày mất của hài tử Ngọc phi nhưng lại không dám chất vấn bệ hạ, chỉ đành ra hạ sách này.

Cho nên...!Thôi, cũng không thể trách nàng, tuổi còn trẻ lại mất con, ai mà chịu được cục tức này chứ."
Thôi ma ma nghe vậy cũng thấy có lý.

Trong cung có rất nhiều thứ có thể giúp nữ nhân trèo cao, thánh sủng, vị phân, hài tử, trong đó hài tử được rất nhiều người coi làm hi vọng cả đời, một khi mất con, ai cũng đau đớn muốn chết, trong tình hình như vậy đương nhiên không chịu nổi việc người khác giở trò trong pháp sự làm cho hài tử của mình.
Thôi ma ma không nói nhiều về Từ Tư Uyển nữa, chỉ hỏi thái hậu: "Hiện giờ mọi người đang xúc động, thái hậu nương nương định làm gì?"
"Phải có người đứng ra dập tan lửa giận của người đọc sách trong thiên hạ.

Nếu Thiến tần thật sự có thể chịu đựng được chuyện này, đây cũng là ý kiến hay.

Có điều vị phân của nàng thấp, tư lịch của mỏng, lời nói không có giá trị.

Vậy tội danh này cứ để Ngọc phi gánh đi, cũng không oan uổng nàng ta mà.

Trong tang kỳ mê hoặc quân tâm nàng ta nên biết, trên đầu ba tấc có thần linh, bây giờ sự việc bại lộ, nào biết có phải thần tiên đế có linh trên trời mượn tay Thiến tần không?"
...
Chờ tiếp hai ngày, Thọ An Điện truyền ra ý chỉ của thái hậu.

Ý chỉ này viết rất dài, hơn ngàn chữ, từng câu từng chữ đều mắng Ngọc phi nhận được thánh ân lại không biết đúng mực, thế mà dùng thủ đoạn hồ ly tinh mê hoặc hoàng đế gây ra lỗi lầm quá lớn.
Cho nên Ngọc phi bị giáng xuống từ tứ phẩm tần, bị tước đoạt phong hào, chỉ xưng một tiếng Lâm tần.
Trừ việc này, thái hậu còn phạt ả mỗi trưa đến trước Thanh Lương Điện quỳ đủ một canh giờ, quỳ đủ một tháng.
Nghe trách phạt như vậy, Từ Tư Uyển không khỏi hít sâu một hơi.
Hàng vị chẳng qua để người ngoài xem, nhưng từ mệnh lệnh phía sau có thể thấy thái hậu đã không chứa chấp Lâm tần nữa.
Nam nhân khác nữ nhân, nữ nhân sẽ vì nam nhân mà đau lòng, còn nam nhân...! Bề ngoài hình như cũng thương hoa tiếc ngọc, thật ra họ lại yêu cầu nhiều hơn.
Sự thương hoa tiếc ngọc của nam nhân phần lớn hướng về những người số khổ hoặc mỹ nhân mảnh mai bị bắt nạt.


Mà nếu mỹ nhân thật sự trở nên kham khổ, hèn mọn, mất hết thể diện, thậm chí là mỹ mạo trước đây, sự thương hoa tiếc ngọc của họ không còn được mấy phần.
Hiện tại trời còn nóng, thái hậu muốn Lâm tần quỳ ngoài trời buổi trưa, chỉ riêng việc ra mồ hôi không biết sẽ thành bộ dáng gì.

Đến lúc đó có phi tần ở bên phụ trợ, dáng vẻ của Lâm tần sẽ càng đê tiện, có lẽ nhìn một cái hắn cũng không muốn nhìn.
Mà nếu Lâm tần không nhịn được cãi cọ với hắn, vậy thì càng tốt.

Chuyện ở Kỳ Tường Điện vốn do ả mở lời, nếu ả mở miệng trách cứ hắn sẽ không che chở ả, ở trong mắt hắn ả chỉ là một kẻ không biết đại cục.
Đến hôm sau, thiên tử hạ chiếu tự nhận tội, chiếu cáo tội mình là để trấn an lòng dân, đặc biệt là người đọc sách, đa phần bọn họ cảm thấy việc này được xử lý ổn thỏa, hơn nữa tang kỳ đã qua lâu, Lâm tần lại hàng vị, bọn họ truy cứu thế nào cũng không có được kết quả gì, sự việc đến đây là kết thúc.
Tối hôm đó, hoàng đế cuối cùng cũng đến Y Lan Các.

Nàng đoán chiếu cáo nhận tội giúp hắn có tự tin, hắn cảm thấy người trong thiên hạ đều tha thứ cho hắn, nàng sẽ không so đo với hắn nữa.
Nàng quả thật không so đo với hắn.

Nàng chỉ ghi nhớ chuyện này, hào hứng chờ đến một ngày nào đó nói hắn biết tất cả đều là giả, mà việc dẫn dắt người đọc sách trong thiên hạ mắng hắn cũng là nàng cố ý.
Trong phòng ngủ ấm áp, hắn im lặng nhìn nàng một lúc lâu, gằn từng chữ nói: "Chuyện pháp sự quả thật trẫm có lỗi với nàng, nhưng những thứ đó không phải động vào pháp sự của hài tử chúng ta mà chỉ thêm mấy tờ giấy khác, dùng cùng danh nghĩa thôi."
Sắc mặt nàng vẫn lạnh lùng, cúi đầu, nhẹ giọng đáp: "Thần thiếp có nghe nói."
"Vậy nàng đừng trách trẫm nữa."
"Thần thiếp không trách bệ hạ, thần thiếp chỉ không ngờ trải qua bao nhiêu chuyện, bệ hạ...!Bệ hạ thế mà lựa chọn cùng Lâm tần lừa thần thiếp."
Hắn sửng sốt.
Câu này dẫn dắt hắn nghĩ đến rất nhiều chuyện xưa, hắn đương nhiên biết qua bao nhiêu chuyện, đều là Lâm tần bắt nạt nàng.

Mà hiện tại, trong vô hình hắn lại giúp đỡ Lâm tần bắt nạt nàng lần nữa, nàng muốn hắn phải áy náy, ghi nhớ sự áy náy này.
Vì thế nàng tiếp tục nói: "Đêm thần thiếp bị Phương tài nhân hãm hại, bệ hạ nói sẽ làm chủ cho thần thiếp, thần thiếp tin bệ hạ, an tâm dưỡng thương.

Bây giờ...!Bệ hạ lại để thần thiếp biết giữa Lâm tần và thần thiếp, Lâm tần là người bệ hạ muốn bảo vệ hơn..."
"Không phải." Hắn luống cuống, tay đặt trên vai nàng thoáng run rẩy, "Không phải...!Chỉ là trẫm không thể nói với nàng những việc đó."
Nghe vậy nàng ngước mắt nhìn hắn, hỏi lại không chút sợ hãi: "Vì bệ hạ không tin thần thiếp hay cảm thấy không đáng thổ lộ với thần thiếp?"
"Không...!Chỉ là...!Chỉ là việc này quá mất mặt nên trẫm..."
Nàng quyết tuyệt quay đầu sang chỗ khác, không nhìn hắn nữa.
Thật ra đương nhiên vì việc này mất mặt, nàng cũng biết vì việc này mất mặt, nhưng nàng càng muốn nói, càng muốn hỏi cảm thấy hắn có lỗi với nàng.
"A Uyển." Hắn gọi một tiếng, tay m ơn trớn má nàng, "Đừng giận nữa, sau này trẫm sẽ đối xử với nàng thật tốt được không?"
Nàng cắn môi, thái độ vẫn còn khó chịu nhưng lại không nói gì nữa, giống như nhẫn nhịn thỏa hiệp với hắn.
Hắn liền được một tiếng lại muốn tiến một tấc, ôm chặt nàng, hôn nàng, ban đầu nàng không chịu đáp lại, dần dần không cầm lòng được mà hùa theo.

Hắn thấy thế thì thở phào, cười cười, cùng nàng lên giường, sau đó là trầm luân và nhiệt liệt.
Sáng hôm sau, nàng biết hắn đã dậy, lại vì eo đau đến không ngồi dậy được nên ngủ tiếp, khi mở mắt đã đến gần trưa.
Hoa Thần đi tới bẩm: "Lúc đi bệ hạ có nói chờ việc của Lâm tần trôi qua sẽ hạ chỉ tấn phong nương tử lên quý tần."
"Ta biết rồi." Từ Tư Uyển khẽ cười.
Chuyện tấn phong, thật ra nếu ý chỉ chưa hạ thì chưa tính.

Nhưng hắn dụng tâm nhắc một câu như vậy, có thể thấy hắn muốn dỗ dành nàng thế nào.
Hắn càng để ý nàng, nàng đương nhiên phải đúng với sự để ý này, vì thế dùng bữa trưa xong liền tới Thanh Lương Điện, đến cửa, quả nhiên thấy Lâm tân đang quỳ.
Bấm tay tính, ả ta mới quỳ chưa được nửa canh giờ nhưng trên váy áo đã ướt sũng mồ hôi, trang dung cũng tệ đến mức không thể nhìn.
Từ Tư Uyển dừng lại bên cạnh ả, hai mắt vẫn nhìn cửa điện, hờ hững nói: "Ác giả ác báo.

Bản thân Lâm tần có hành vi không đứng đắn, đừng trách bệ hạ và thái hậu nương nương."
"Ngươi kiêu ngạo gì hả!" Lâm tần căm giận ngước mắt, nhìn nàng chằm chằm, "Trong chuyện này ngươi sạch sẽ bao nhiêu chứ hả! Cái gì là báo mộng, cái gì là anh linh, ngươi dám nói không phải ngươi..."
"Không phải ta!" Từ Tư Uyển mỉm cười, "Lâm tần tỷ tỷ nói cứ như ta lập bẫy hại tỷ tỷ, có thể thấy tỷ tỷ vẫn chưa biết lỗi của mình.

Tỷ tỷ nên biết vì tỷ tỷ, danh dự của bệ hạ xây dựng bao năm suýt bị hủy hoại, nếu ta là tỷ tỷ, lúc này ta sẽ không cắn ngược lại người khác như vậy."

Nàng nói năng đầy nhịp điệu, tất nhiên là để chọc giận.
Lâm tần nghiến răng, trừng mắt nhìn nàng, cuối cùng không nói gì nữa.
Từ Tư Uyển cũng không cần nhiều lời, đi thẳng đến cửa điện.

Hoạn quan ở cửa điện duỗi tay cản nàng, hành lễ nói: "Thiến tần nương tử an.

Bệ hạ đang nghị sự với Binh Bộ thượng thư, e rằng không tiện."
Binh Bộ.
Từ Tư Uyển khẽ cười: "Vậy ta chờ một chút."
Hoạn quan kia lại khom người nói: "Trời nóng, mời nương tử qua trắc điện chờ."
Nàng thoáng do dự, lắc đầu: "Sự việc liên quan tới Binh Bộ chỉ sợ không phải việc nhỏ.

Ta là phi tần hậu cung nên tránh tị hiềm, tốt nhất không vào trong, ta tùy ý đi dạo là được."
Nói rồi, nàng cùng Hoa Thần rời đi, trước Thanh Lương Điện có một tiểu viện xinh xắn.
Hoa viên này không lớn bằng Thanh Lương Điện, cảnh trí thoạt nhìn rất đẹp nhưng trông vẫn trống vắng hơn Ngự Hoa Viên trong cung.

Nơi này dù là phi tần hay triều thần nếu cầu kiến không được đều ở đây chờ một lát.
Mà nơi này cũng là con đường triều thần ra vào hành cung nhất định phải đi qua.
Từ Tư Uyển chờ gần hai khắc, cuối cùng cũng thấy Binh Bộ thượng thư Đào Phổ ra ngoài.
Xung quanh ngoại trừ nàng thì không còn cung nhân nào khác, nàng bình thản tiến lên, còn cách vài bước thì dừng lại, hành lễ: "Đào đại nhân."
Đào Phổ ngẩn ra, chắp tay: "Không biết vị nương nương này là..."
Từ Tư Uyển cười gật đầu: "Ta là Thiến tần."
"À, Thiến tần nương tử an." Đào Phổ hành lễ, ánh mắt lộ vẻ nghi hoặc, không biết nàng có chuyện gì.
Từ Tư Uyển thở dài: "Thật ra ta đã sớm muốn gặp đại nhân nhưng lại không có cơ hội.

Bây giờ gặp mặt, rốt cuộc cũng có thể nói những gì mình muốn nói với đại nhân."
Đào Phổ sửng sốt, càng nghi ngờ: "Không biết nương tử có chuyện gì?"
Từ Tư Uyển hành lễ: "Cả đời Đào đại nhân vì nước, vốn nên có nhi nữ thừa hoan dưới gối, nhưng chuyện của Đào tỷ tỷ...!Là ta có lỗi với đại nhân."
"Nương tử quá lời." Đào Phổ kinh hoảng, muốn tiến lên đỡ lại ngại thân phận không tiện vào nàng, chỉ đành co quắp liên tục xua tay.

Ông ta thở dài, "A, những chuyện đó thần đã nghe bệ hạ nói, là nữ nhi kia của thần hồ đồ, Thiến tần nương tử rộng lượng còn cầu tình cho nó.

Gây ra nhiều thị phi như vậy vốn là do thần quản dám không nghiêm, thần không dám nhận lễ này của nương tử."
Dứt lời ông ta cũng bình tĩnh lại, dùng ánh mắt giúp đỡ nhìn Hoa Thần.

Hoa Thần hiểu ý, vội đỡ Từ Tư Uyển đứng dậy.
Từ Tư Uyển cảm kích: "Đại nhân không trách tội thì tốt rồi.

Thật ra...!Nếu đại nhân hận ta cũng không sao cả, dù gì ta cũng thật sự nợ đại nhân.

Ta chỉ lo đại nhân vì vậy mà oán hận bệ hạ, chỉ e sẽ liên lụy đại cục..."
Đào Phổ kinh hãi, liên tục nói "Thần không dám", trong lòng lại cảm mến sự ưu tư này của nàng.
Nữ nhân hậu cung thường chỉ coi trọng thánh sủng và thân phận, đặc biệt là sủng phi, có hoàng đế yêu chiều, thường dễ quên hết tất cả.
Nhưng nàng lại nghĩ cho quốc sự, chịu buông bỏ thân phận, vì chuyện năm xưa mà tới bồi tội với ông.

Tuy cảm thấy nàng không cần lo lắng nhiều như vậy nhưng Đào Phổ không thể không thừa nhận nàng suy nghĩ thấu đáo hơn nữ nhi đã qua đời của mình.
Thấy ông ta như thế, cuối cùng Từ Tư Uyển cũng cười, nhưng nét ưu tư trên mặt lại không bớt đi, thở dài một hơi, lại nói: "Một phụ nhân thâm cung như ta không hiểu việc triều chính nhưng vẫn có việc lo lắng muốn hỏi đại nhân một câu.

Đại nhân cứ nghe trước, nếu cảm thấy không ổn...!Cứ coi như ta chưa hỏi, được không?".


Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất