Siêu thị tôi thông kim cổ

Chương 82 HAI CHƯƠNG GỘP MỘT

Người Dịch: Lan Thảo Hương.

Một cân muối đổi được ba mươi lăm cân lương thực tinh. Mà chỗ Trọng phụ có tổng cộng bốn mươi cân muối, vậy đổi ra được một ngàn bốn trăm cân lương thực tinh.

Năm mươi cân đường cát. Một cân đổi được bốn mươi lăm cân lương thực tinh, tính ra là hai ngàn hai trăm lăm mươi cân lương thực tinh.

Còn bốn trăm bảy mươi cân gạo. Một cân đổi được bảy cân lương thực tinh, đồng nghĩa có thể đổi ra ba ngàn hai trăm chín mươi cân lương thực tinh.

Trọng phụ ra ngoài gọi hai người Bá Hoa và Bá Thân vào. Huynh đệ ba người bẻ ngón tay tính toán hơn nửa ngày nhưng họ vẫn chưa quyết toán rõ ràng.

Bởi rốt cuộc, khoản tiền tính toán lớn nhất đời này của ba huynh đệ là lúc đi mua được chiếc thuyền nhỏ. Thế nhưng thuyền nhỏ là tự tay thợ mộc bên kia núi chặt cây về tự đẽo, nên chỉ cần năm trăm cân lương thực tinh là có thể đổi được một chiếc thuyền nhỏ. Và để có được năm trăm cân lương thực ấy, người nhà bọn hắn đã phải bớt ăn bớt mặc nhiều năm mới tích lũy đủ lương thực để đổi.

Phú thương đã quen tính toán các khoản tiền lớn như thế rồi. Hắn lấy một tấm ván trúc tới, đẩy đẩy kéo kéo mấy hạt gỗ ở phía trên tấm trúc. Sau một hồi mới ngẩng đầu nói cho ba huynh đệ nghe: "Tổng cộng hết sáu ngàn năm trăm bốn mươi cân lương thực tinh. Hình như các ngươi có mang theo cá khô đúng không? Ta sẽ tính thêm cả cá khô này vào, vậy cộng lại ta sẽ đưa cho các ngươi sáu ngàn chín trăm năm mươi cân lương thực tinh. Các ngươi thấy thế nào?".

Ba người Trọng phụ lúc ra cửa có mang theo bốn, năm mươi cân cá khô. Trừ đi số đã ăn, giờ còn lại khoảng bốn mươi cân. Ở chỗ bọn hắn, một cân cá khô chỉ có thể đổi được một cân lương thực tinh, nhưng hiện tại bốn mươi cân cá khô lại đổi được năm mươi cân lương thực tinh. Với cái giá như vậy, bọn hắn làm sao có thể không đồng ý. Cả ba liên tục gật đầu bán lại hết số cá khô còn lại cho phú thương.

Lúc nghe được cái giá lương thực sau khi đổi, Bá Thân hai mắt đỏ bừng kích động. Đổi được nhiều lương thực như vậy, dù cho hắn chỉ được chia một thành trong đó thì nó vẫn có gần bảy trăm cân lương thực tinh.

Đây chính là bảy trăm cân lương thực tinh đấy. Vừa vặn sắp tới mùa đông rồi, vào lúc này người làng chài đều đang nhàn rỗi nên hắn có thể nhờ nam nhân trong làng giúp hắn dựng một cái phòng ở. Năm cân lương thực tinh là đủ để mời một tráng nam hán tử giúp đỡ làm việc một ngày.

Nếu chỉ xây một căn phòng phổ thông ở làng chài, với năm trăm cân lương thực tinh là có thể mướn người nhặt đủ đá về xây phòng ốc. Chẳng qua chuyện xây phòng vẫn nên đợi lúc trở về rồi tính, còn vấn đề hiện tại là------ Bọn hắn không thể cõng nhiều lương thực như vậy trở về!

Huynh đệ ba người cõng được lương thực đi đường núi là đã xuất ra hết khí lực bú sữa mẹ, nhưng mỗi người giỏi lắm cũng chỉ cõng được hai trăm cân lương thực. Mà trở về, cõng không phải là sáu hay bảy trăm cân lương thực mà là gần bảy ngàn cân lương thực đấy.

Gặp huynh đệ ba người mặt mày rầu rĩ. Phú thương vì mua được hàng ưng ý nên tâm tình rất tốt, hắn tri kỷ đề nghị nói: "Hay là ta đổi ra thành bố tệ cho các ngươi nhé. Một bố tệ có thể mua được mười cân lương thực tinh hoặc là ba mươi cân bột đậu hỗn hợp. Với bố tệ, các ngươi có thể quy đổi ở bất kỳ thành trấn nào đều được. Ta sẽ cho các ngươi sáu trăm chín mươi năm đồng bố tệ. Thứ này nhẹ và tiện dụng. Các ngươi có thể mang theo lúc đi đường, hay muốn mua đồ trên đường đều được".

Ba người Trọng phụ có biết tới bố tệ. Đây là thứ các phú thương và quý tộc trong thành dùng. Tuy bọn hắn chưa từng dùng qua bố tệ, nhưng vẫn biết phú thương không có lừa bọn hắn. Một bố tệ quả thật có thể đổi được mười cân lương thực tinh, và mười bố tệ đổi được một thớt vải bố.

Bá Hoa kéo Trọng phụ sang một bên và gật đầu: "Ta cảm thấy thế này cũng được. Sáu, bảy trăm đồng bố tệ nhẹ hơn nhiều so với lương thực, mà cũng dễ dàng để mang theo trên đường".

Còn có một điều chính là, bố tệ có thể tích nhỏ và dễ cất giấu. Mang theo bố tệ đi đường so với mang theo lương thực vải vóc đi đường an toàn hơn nhiều.

Trong lòng Trọng phụ cũng nghĩ như vậy. Đổi thành bố tệ cũng được, cùng lắm lúc bọn hắn trở về lại đi đường vòng vào trong thành và dùng bố tệ mua ít lương thực mang về cũng giống nhau cả. Nghĩ rõ ràng, hắn gật đầu với phú thương, và nói với vẻ cảm kích: "Được, vậy làm phiền ngài đều đổi thành bố tệ cho chúng ta".

Phú thương giơ tay gọi gia nô tới phân phó vài câu. Không lâu sau, hai gã gia nô xách một chiếc hòm gỗ tiến vào. Khi hòm gỗ được mở ra, ba người Trọng phụ thế mới biết hóa ra hòm gỗ lớn này chứa đều là bố tệ đúc bằng đồng.

Được sự đồng ý của phú thương, Trọng phụ lấy một đồng bố tệ từ trong hòm gỗ ra và bắt đầu đánh giá. Bố tệ này có hình dạng một cái xẻng, phía trên có đúc một lỗ tròn, vừa nhìn là biết để tiện cho người sử dụng dùng vải hoặc dây thừng xuyên qua xâu chuỗi chúng lại.

-----

(*) 布币 - Bố tệ: còn được gọi là vải xẻng vì nó giống cái xẻng. Được phát triển từ nông cụ bằng đồng, là một loại tiền đồng hình cái xẻng lưu hành ở vùng đồng bằng miền Trung vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Công cụ xẻng từng là một phương tiện giao dịch tư nhân, vì vậy những đồng tiền cổ nhất được đúc theo hình dáng của một cái xẻng. Tới sau này nó mỏng dần, gọn dần và nhỏ dần.





-----

Hắn ước lượng bố tệ trong tay, trong lòng đoán một bố tệ nặng ước chừng một hai lạng.

Phú thương ngồi xổm bên cạnh chiếc hòm gỗ, nhặt từng bố tệ lên và đặt chúng vào bao vải Trọng phụ đã trải sẵn. Sáu, bảy trăm đồng bố tệ đựng đầy một cái bao vải lớn. Trọng lượng ước chừng rơi vào bảy mươi cân.

Chút trọng lượng ấy tất nhiên không phải là vấn đề lớn đối với ba người Trọng phụ. Sau khi lương thực đổi thành bố tệ, nó quả thực khiến họ trở về nhẹ nhõm hơn nhiều.

Sau khi liên tục cảm ơn phú thương, ba người Trọng phụ cõng theo cái gùi cùng một bao vải bố tệ cáo từ. Ra tới cửa, Trọng phụ đưa tay vào trong bao vải lấy ra một bố tệ đưa cho gia nô đã dẫn tiến bọn hắn cho phú thương lúc trước.

Nhìn đối phương cầm lấy bố tệ, Trọng phụ đau lòng đến giật giật thái dương. Đây chính là cho ra mười cân lương thực tinh đấy. Nếu đổi thành bột đậu hỗn hợp cũng phải khoảng ba mươi cân. Với ngần ấy lương thực, đủ cho một nhà bọn hắn ăn được một tháng.

Chẳng qua đây là điều đã nói trước đó, nên giờ có đau lòng cũng vô dụng.

Ba người tìm một con hẻm vắng vẻ và cùng xúm lại để chia số tiền họ có được. Đều là huynh đệ nhà mình nên Trọng phụ cũng không có so đo nhiều. Hắn đưa cho Bá Hoa và Bá Thân mỗi người bảy mươi đồng bố tệ.

Sau khi cả hai cầm bố tệ liền vội vàng giấu chúng vào trong người.

Bố tệ của bọn hắn không nhiều nên có thể giấu được trong người. Nhưng Trọng phụ lại có tới năm trăm năm mươi đồng bố tệ nên việc giấu trên người tự nhiên là không khả thi. Hắn chia ra giấu bảy, tám chục đồng bố tệ trên người, chỗ còn lại thì dùng túi vải gói kỹ lại rồi giấu dưới đấy gùi.

Tuy đồ đã đổi xong, nhưng không thể cứ vậy mà về được. Bởi trên đường tới đây, ba người họ đã ăn hết số bã đậu mang từ nhà đi, ngay cả cá khô cũng bán hết lại cho phú thương mà không giữ lại một con nào. Nên giờ trên người cả ba người đều không còn gì để ăn.

Đây không phải là vấn đề lớn. Bởi Tuyên thành rất phồn vinh, nên trong thành có rất nhiều quán ăn, tửu lâu, và khách điếm. Nhưng giá phòng một đêm một giường rẻ nhất ở khách điếm cũng rơi vào ba cân lương thực tinh. Tuy ba người Trọng phụ đã trải qua mười ngày màn trời chiếu đất, và từ trong đáy lòng cũng hy vọng tìm được một nơi thoải mái để bọn hắn nghỉ xả hơi một chút. Nhưng để bọn hắn mỗi người lấy ra ba cân lương thực tinh để thuê phòng ở khách điếm, bọn hắn là có một vạn cái không muốn.

Huynh đệ ba người thương lượng với nhau một lát, quyết định mỗi người lấy ra một bố tệ mua ít bột đậu hỗn hợp rồi nhờ lão bản quán ăn ven đường giúp làm thành bã đậu cho bọn hắn. Đây xem như là lương khô cho mười ngày tới của bọn hắn.

Ba bố tệ, có thể mua được chín mươi cân bột đậu hỗn hợp. Sau khi mấy người Trọng phụ xuất ra hai mươi cân bột đậu hỗn hợp làm thù lao, lão bản quán ăn rất sảng khoái tiếp nhận đơn sinh ý này.

Thu được bột đậu hỗn hợp, lão bản quán ăn lập tức chỉ huy lão bà nương đang ở sau bếp đặt nồi gốm lên. Sau hắn bắt tay bắt đầu dùng bột đậu hỗn hợp làm thành bã đậu giúp ba người Trọng phụ.

Trong quán ăn có bán cơm canh, còn có cả cháo hoa, bánh nếp, bã đậu đi kèm. Ngoài ra còn có canh thịt cho khách ăn. Nghĩ tới đoạn đường dài kế tiếp của bọn hắn, Trọng phụ sờ lên chỗ bố tệ đang đặt trong ngực. Sau một thoáng do dự, hắn móc ra một bố tệ để chủ quán lấy cho huynh đệ ba người cơm canh và ba bát canh thịt lớn.

Bá Hoa và Bá Thân thấy thế cũng không cùng hắn khách khí. Đi đường dài như vậy, mọi người đã sớm vừa mệt vừa đuối. Lúc này có thể uống được một bát canh thịt nóng hầm hập đủ để cho ba người họ ấm bụng trong cái thời tiết cuối thu này.

Sức mua của bố tệ xác thực là phi thường. Ba huynh đệ Trọng phụ đều là hán tử tráng niên nên sức ăn vốn lớn, hiện tại có được nhiều lương thực như vậy, cả ba đều không nghĩ tiết kiệm làm gì, và đều rộng mở bụng mà ăn. Ba huynh đệ mỗi người ăn một cái bánh nếp vừa dày vừa to, lại ngửa đầu uống hết một chén lớn canh thịt.

Thịt này là thực phẩm quý hiếm đối với mấy người Trọng phụ. Bởi vì thời bây giờ có quy định chư hầu không được giết trâu vô cớ, đại phu không được giết dê vô cớ, và sĩ tử không được giết chó lợn vô cớ. Do đó ngoại trừ quý tộc có thể thường xuyên hưởng dụng ăn thịt ra, thì bình dân nằm ở tầng dưới như họ quanh năm suốt tháng căn bản ăn không được mấy miếng thức ăn mặn.

Mấy như như Trọng phụ còn tốt, bởi họ sống bằng nghề biển nên thường không thiếu tôm cá. Tính ra, hầu như ngày nào họ cũng có thể ăn được canh hải sản nấu từ các loại cá hay sò hến. Còn bình dân nơi khác đâu có được đãi ngộ này. Ngày thường mà muốn ăn mặn thì chỉ có thể mang lương thực đi đổi với ngư dân để đổi ít cá khô về ăn. Có nhà khá khẩm hơn tí lâu lâu còn có thể tới quán ăn ăn một bữa. Chứ nghèo như dân chúng bình dân hay gia nô, họ chỉ mong có cháo thô lương để no bụng, chứ nào dám nghĩ xa vời tới chuyện ăn thịt.

Trên đất nông hộ trồng bây giờ chủ yếu là thử (ngô), kê (hạt thóc), cây lúa (lúa mì), mưu (lúa mạch), và thục (đậu nành). Ngoài ra, trồng nhiều nhất chính là cây gai dầu.

Gai dầu sau khi được trồng ra, chỉ cần nông hộ chú ý quản lý và chăm sóc tốt, là sau này có thể thu về để phụ nhân trong nhà dệt thành vải. Một người ngồi trước máy dệt, dệt từ mờ sáng đến tối mịt cứ vậy mất chừng hai tháng mới có thể dệt ra một thớt vải bố dài mười ba mét. Thớt vải này nếu mang tới trong thành là có thể đổi ra một trăm cân lương thực tinh hoặc ba trăm cân bột đậu hỗn hợp hoặc mười bố tệ.

Dệt vải có thể coi là nguồn thu chính của một gia đình, vì vậy cây gai dầu đối với người nông dân rất quan trọng. Thậm chí nếu một số nông hộ không có khung dệt ở nhà, họ có thể bán cây gai dầu đã thu hoạch cho người khác để đổi sang lương thực.

Vì dệt vải, không biết có bao nhiêu thiếu nữ đã bị mù trước khung cửi. Nhưng với hai tháng vất vả dệt vải, mà có thể đổi về ba trăm cân bột đậu hỗn hợp để phụ cho chi phí sinh hoạt trong nhà, thì phàm là người có máy dệt vải, họ sẽ không từ bỏ công việc này vì đó là phương pháp giảm bớt áp lực cho trong nhà.

Ba người Trọng phụ ở quán ăn ăn uống thả cửa một phen, mà vẫn còn có trả tiền thừa từ một bố tệ đã đưa chủ quán trước đó. Sau khi Trọng phụ nhận một cân rưỡi lương thực tinh tiền thừa, hắn liền bỏ lương thực tinh vào trong gùi.

Nếu là lúc trước, có ai nói với Trọng phụ rằng hắn ta ăn một bữa cơm mất hơn tám cân lương thực tinh, vậy Trọng phụ khẳng định sẽ nói người kia bị điên. Vậy mà hôm nay chính hắn lại là người ra đại thủ bút ấy. Nhưng nói thật, hương vị của bánh nếp so với bã đậu ngon hơn không biết bao nhiêu lần, thảo nào quý tộc đại lão gia đều thích ăn bánh nếp hơn.

Tuy nhiên, vì Tân thành gần biển nên căn bản không có nhiều đất để trồng trọt, do đó lương thực quanh năm suốt tháng sản xuất ra cũng chẳng được bao nhiêu. Tân thành là đất phong của Di Bá hầu, sản lượng chính của Tân thành chỉ có cá khô. Mà thứ này không có kiếm lợi hay cho ra năng suất nhiều như muối và lương thực, nên Di Bá hầu ở trong đám quý tộc nổi danh là Hầu nghèo.

Chẳng qua, chuyện giữa các quý tộc cách quá xa với mấy người như Trọng phụ. Hắn cùng Bá Hoa và Bá Thân sau khi dùng bữa no nê trong quán ăn liền xách lên cái gùi và bã đậu đã làm xong muốn rời thành trở về nhà.

Lúc tới gần cửa thành Tuyên thành, bên đường ngay ở cổng thành có một khách thương Diêm thành đang chỉ huy gia nô nhà mình dỡ muối xuống. Nhìn hàng trăm chiếc giỏ tre chứa đầy muối được chuyển từ xe bò xuống, ba người "nhà quê" Trọng phụ đã khi nào thấy được tình cảnh phô trương như thế, nên liền đứng ngốc ở đó không dời nổi bước chân.

Có gia nô đang ôm giỏ muối bị bọn hắn chặn đường, lại gặp quần áo ba người chỉ là cách ăn mặc bình dân, lông mày dựng lên lập tức mở miệng quở trách: "Không mua muối thì tránh ra chỗ khác, đừng có đứng đây làm vướng chân vướng tay".

Vốn ba người Trọng phụ vừa mới bán muối, nên giờ trong lòng không có ý định cõng trên lưng số muối nặng như vậy trở về. Bị gia nô nhà thương nhân buôn muối quở trách, cả ba liền tránh qua một bên muốn ra khỏi thành. Chẳng qua, chưa kịp bước vài bước, họ đã nghe thấy tiếng một lái buôn hỏi người buôn muối giá bán thế nào.

Thương nhân buôn muối gặp khách này ăn mặc trông không giống người mua lớn, nên hắn hếch mũi lên, cao ngạo nói: "Một cân muối thô là bảy cân lương thực tinh. Còn một cân muối tinh là hai mươi cân lương thực tinh".

Đem lời thương nhân buôn muối nghe vào tai, Trọng phụ kích động kéo lấy cánh tay Bá Hoa, nói: "A huynh, ngươi có nghe được những gì thương nhân buôn muối nói không. Một cân muối chỗ hắn rẻ hơn ba cân lương thực tinh so với ở Tân Thành".

Bá Hoa tâm tư linh hoạt, hắn cũng nghe được lời thương nhân buôn muối nói. Không cần Trọng phụ nói, trong lòng hắn đã có sẵn một kế hoạch. Trong gùi của bọn hắn bây giờ đều trống, nếu giờ mỗi người bọn hắn mua lấy hai trăm cân muối cõng trở về Tân thành bán. Với một cân muối có thể kiếm được ba cân lương thực tinh, vậy hai trăm cân muối sẽ kiếm được sáu trăm cân lương thực tinh!

Còn về chuyện cõng trên lưng hai trăm cân muối đi đường quá cực khổ thì đó chỉ là việc nhỏ. Đối với bọn hắn chẳng có gì to tát cả.

Đây chính là sáu trăm cân lương thực tinh đấy. Dù cho trước kia mỗi ngày bọn hắn đều liều mạng ra biển bắt cá, lại phơi khô suốt hai ba tháng cũng không đổi được nhiều lương thực như vậy.

Đằng nào bọn hắn cũng phải trở về, nên việc cõng thêm ít muối cũng chỉ là chuyện thuận tay. Chỉ cần trên đường không có gì bất ngờ xảy ra, thì đây tuyệt đối là cuộc sinh ý kiếm bộn không lỗ.

Với sáu trăm cân lương thực tinh đặt làm cơ sở, Trọng phụ, Bá Hoa, Bá Thân lập tức lấy bố tệ ra mua muối từ thương nhân buôn muối.

Bố tệ của Bá Hoa và Bá Thân chỉ đủ mua một trăm cân muối, Trọng phụ không muốn các huynh đệ bỏ lỡ cơ hội kiếm được lương thực tinh thật tốt này, nên mở ra bao vải đựng bố tệ cho mỗi người mượn bảy mươi đồng bố tệ.

Sau khi mỗi người mua hai trăm cân muối, trong tay Trọng phụ chỉ còn lại hai trăm bảy mươi hai đồng bố tệ. Chẳng qua lúc này không phải thời điểm thích hợp để hắn kiểm kê tài vật, nên huynh đệ ba người mua muối xong liền cầm theo xiên cá nhanh chóng rời khỏi Tuyên thành.

Ra khỏi thành, ba người dựa theo con đường mòn lúc đến mà trở về. Sợ gặp được tặc nhân không giữ nổi muối, ba người còn cố ý tránh chỗ đông người, chuyên chọn đường nhỏ vắng vẻ mà đi.

Dưới sự chiến loạn của năm tháng nên khắp nơi đều lộ ra vẻ khá hoang vắng, dân cư thưa thớt. Lại thêm bọn hắn tận lực né tránh đám đông nên thuận đường đi dọc theo con đường nhỏ suốt năm ngày mà không gặp được bóng người.

Điều này khiến trong lòng ba người thấy thả lỏng hơn nhiều. Lúc trước khi ở Tân thành, họ đã nghe không ít khách thương trong thành phàn nàn rằng hàng hóa của họ bị những tên cướp cướp mất khi đang vận chuyển trên đường. Số muối trong gùi này gần như là một nửa tài sản của mấy người Trọng phụ, vì vậy họ rất cẩn thận trên đường đi. Xiên cá trong tay luôn được họ giữ chặt không buông, bởi họ sợ nếu không may gặp phải cướp thì dù có phải cùng đối phương liều mạng cũng sẽ chiến đấu đến cuối cùng.

Tuy nhiên, cho đến khi đặt chân thành công lên đường lớn, cả ba vẫn chưa chạm trán với những tên cướp mà các khách thương đã đề cập tới. Ba người cõng theo gùi muối một đường vô kinh vô hiểm tiến vào Tân thành, mà vẫn còn không tin được họ lại may mắn như vậy.

Chạy suốt hai mươi mấy ngày đường, hiện tại cuối cùng cũng đã bình an đi đến trước cửa nhà, trong lòng ba người đều hết sức hưng phấn. Hận không thể lập tức chắp cánh nhanh nhanh bay về nhà ngay.

Tân thành vốn cũng có thương nhân bán muối. Nếu ba người Trọng phụ đổi sáu trăm cân muối với giá mười cân lương thực tinh tiêu chuẩn, vậy không biết họ sẽ phải đổi tới ngày tháng năm nào mới đổi hết được. Ba người lúc này một lòng chỉ muốn về nhà nhanh, nên sau một hồi thương lượng, họ quyết định lấy chín cân lương thực tinh đổi một cân muối và đem sáu trăm cân muối đều đổi đi.

Không bao lâu, tin tức ở cửa thành có người đổi lương thực rẻ lan truyền khắp Tân thành. Loại muối rẻ như vậy không phổ biến ở Tân thành, cho nên các phụ nhân quản gia vội vã mang theo lương thực chạy tới một lần đổi hai, ba cân muối không nói, mà còn không quên mua thêm hai cân cho thân hữu ở xa.

Một cân muối này so với trong thành bán thì ít hơn một cân lương thực tinh. Nếu đổi thành bột đậu hỗn hợp thì đủ cho một gia đình ăn được hai ba ngày, chuyện tốt như vậy cũng không phải thường có.

Đợi đến trời tối, số muối mấy người Trọng phụ mang về gần như đã được đổi hết. Chỉ còn thừa lại hai ba cân, bọn hắn tính mang về nhà dùng dần. Lương thực đổi được quá nhiều và bọn hắn không thể khiêng hết chúng về nhà được, vì vậy cả ba ở trong thành đem một phần lương thực tinh đổi sang một trăm cân bột đậu hỗn hợp. Chỗ còn lại thì tìm khách thương đổi thành vải vóc hoặc bố tệ.

Trọng phụ không xin vải, bởi Quý Hòa từ chỗ Vân Sơ có mang về mấy bộ quần áo nên tạm thời nhà hắn bây giờ không có nhu cầu dùng vải. Tất cả lương thực tinh của hắn được đổi thành lương thực từ chỗ khách thương.

Khách thương cũng không phải là người tốt. Một ngàn bảy trăm năm mươi mấy cân lương thực tinh của Trọng phụ chỉ đổi được một trăm bảy mươi hai đồng bố tệ. Còn lại hai, ba mươi cân lương thực tinh là "phí thủ tục" cho cuộc trao đổi này.

Hai người Bá Hoa không nỡ khi không mất gần bốn mươi cân lương thực như vậy. Nên bọn hắn ở trong thành tìm khách thương bán vải vóc đem lương thực đổi được mười bảy thớt vải bố, còn mấy chục cân lương thực tinh còn lại, bọn hắn đều bỏ tất cả vào gùi và chuẩn bị mang về nhà.

Mười bảy thớt vải cũng không nhẹ chút nào. Đồ của Trọng phụ nhẹ hơn nên hắn giúp hai người kia chia sẻ một ít. Dù là như thế, ba người cũng rất vất vả đi trở về làng chài. Khi đến nơi, họ đã gần như mệt muốn chết.

Trang Cơ và Huệ Cơ vốn đang thu dọn cá khô bắt được lúc buổi sáng ở trước cửa nhà. Nghe thấy từ xa có người nói thấy mấy người Trọng phụ trở về liền vội vã chạy về phía cửa thôn. Ngay cả cá khô trên tay cũng không kịp buông xuống. Mà những đứa trẻ như Quý Hòa và Bá Hành không thể chạy nhanh như A nương mình, vì vậy chúng chỉ có thể đi theo sau mông hai người Trang Cơ cùng chạy về phía cửa thôn.

Xa cách hai mươi ngày giờ gặp lại vợ con, ba người Trọng phụ dù là đại nam nhân cũng không kìm được đỏ mắt, nhưng đều bị họ cố nén trở về. Ở cửa thôn còn có không ít thôn nhân đang đứng xem náo nhiệt, nếu hôm nay ba người họ khóc thì họ sẽ là trò cười của của hàng chục người trong làng trong một thời gian dài sau này.

Trang Cơ và Huệ Cơ nhìn trượng phu phong trần mệt mỏi, đều nhịn không được chảy ra mấy giọt nước mắt. Lại thấy trượng phu cõng trên lưng nhiều đồ, họ vội vàng tiến lên ôm lấy mấy thớt vải bố đựng trong gùi để trượng phu giảm bớt sức nặng trên vai.

Theo động tác của hai người bọn họ, Trọng phụ và Bá Hoa cùng đồng thời lên tiếng.

"Ngươi không cần lấy, tự mình ta có thể khiêng được. Cẩn thận va phải bụng ngươi".

"Số vải này không phải của ta, là của A huynh và A Thân. Mình ta khiêng là được rồi".

Về phần Bá Thân, nhìn hành động tri kỷ của hai vị tẩu tẩu làm hắn phải siết chặt nắm đấm âm thầm tủi thân trong lòng: Có nàng dâu thật tuyệt! Mùa đông năm nay hắn nhất định phải xây nhà rồi cưới nàng dâu về!

Hai mươi ngày qua đã đem ba người Trọng phụ quăng quật đủ kiểu. Lúc chạy bên ngoài luôn khiến bọn hắn một mực đề phòng lo lắng, giờ trở lại ngôi nhà quen thuộc và an toàn thì dây cung vẫn luôn căng thẳng lập tức được thả lỏng. Họ thậm chí không buồn bảo người nhà kiểm kê đồ họ mang về, mà lăn tới trên giường trải cỏ khô ngủ mất.

Bởi bọn hắn không bàn giao nên cả Trang Cơ và Huệ Cơ không dám chuyển dịch những thứ bọn hắn mang về. Mà chỉ chuyển nó cất gọn vào một góc, chờ mấy người Trọng phụ tỉnh ngủ mới quyết định xem sẽ làm gì sau đó.

Cả ba người đều rất mệt mỏi, sau khi bị hai người Trang Cơ đánh thức dậy ăn chút gì đó, họ lại lăn trở về giường ngủ tiếp.

Trọng Hòa còn nhỏ, hắn ngồi xổm ở bên cạnh nhìn chằm chằm A đa đang ngủ say một hồi, mới quay đầu tìm Quý Hòa hỏi: "Tại sao ta thấy A đa mới ra ngoài một chuyến mà đã già hơn chút rồi?".

Quý Hòa nghe xong tức giận chọc chọc trán Trọng Hòa: "Nói bậy gì thế hả? A đa do quá mệt mỏi nên mới vậy, chờ A đa tỉnh ngủ rồi rửa mặt sạch sẽ là sẽ biến trở về giống lúc trước".

Nghe nàng nói vậy, Trọng Hòa lập tức cao hứng lên: "Vậy A đa lúc nào mới chịu tỉnh ngủ thế? Ta có rất nhiều chuyện muốn nói với A đa".

Mấy người Trọng phụ vắng nhà hai mươi mấy ngày, Quý Hòa trong lúc đó cũng không nhàn rỗi. Rạng sáng mỗi ngày khi nước biển thủy triều xuống, nàng sẽ bơi tới trên đảo nhỏ để xem một lần. Khao khát muốn được gặp lại Vân Sơ của tiểu cô nương quá mãnh liệt, nên mỗi lần không cần Trang Cơ gọi, chính mình đã tự dậy khi trời còn chưa sáng. Sau lại tự mình mang theo cá khô trong nhà bơi ra đảo.

Trong hai mươi ngày qua, cánh cửa gỗ lại xuất hiện thêm hai lần. Mỗi lần Quý Hòa đều mang theo cá khô, ngẫu nhiên cũng có nhặt được một ít cua, sò hến trên đảo mang tới cho Vân Sơ.

Nàng bỏ ra nhiều tinh lực cùng thời gian như thế, Vân Sơ cũng không để nàng thất vọng.

Ở lần thứ hai Quý Hòa tới, có nói cho Vân Sơ nghe về tình huống chung quanh làng chài. Vì vậy ở lần thứ ba nàng tới, Vân Sơ đã đưa cho nàng một bó cây mía, một túi hạt bông và một túi đậu phộng. Vân Sơ nói cho nàng nghe, những thứ nàng ấy cho có thể trồng được trên cát bên biển.

Sau đó, Vân Sơ lại huấn luyện khẩn cấp về cách trồng những thứ này, và tháng nào thì nên trồng loại nào. Tuy Quý Hòa tuổi không lớn, nhưng cũng biết những gì Vân Sơ nói đối với nhà nàng, thậm chí là đối với các làng chài lớn nhỏ ở ven biển có ý vị như thế nào. Cho nên nàng rất nghiêm túc nghe Vân Sơ giải thích, và rất sợ mình để lọt chữ nào đó, vậy khi trở về sẽ không thể trồng được mấy thứ này.

Vân Sơ cũng giải thích cặn kẽ cho Quý Hòa rằng sau khi trồng mía ra, có thể ép nó lấy nước đường và nước này còn có thể dùng để làm ra loại đường mà nàng ấy đã cho trước đây. Vì Quý Hòa, Vân Sơ còn chạy khắp Thanh thành mới vất vả mua được một bó mía xanh.

Còn bông có thể dệt thành mảnh vải bông, và đậu phộng có thể ép thành dầu. Vai trò và tác dụng của hai thứ này đã được Vân Sơ cẩn thận nói cho Quý Hòa nghe.

Nhưng đây không phải là điều quan trọng nhất, điều quan trọng nhất là---- --- Vân Sơ còn dạy Quý Hòa cách sử dụng nước biển để làm khô muối.

Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất