Chương 109: Phúc đấy họa đấy
Sắc mặt Tào Hưu lạnh lùng, hai tay giơ về phía sau rồi khép lại ở giữa.
Binh đao thuẫn lập tức di chuyển vào trung ương. Cùng lúc đó, kỵ quân theo hồi trống cũng hét lên rồi lao về phía binh đao thuẫn.
Kỵ quân Hổ Bôn đang trang bị đoản cung và trường đao.
Đầu tiên, bọn họ nhanh chóng xạ tiễn rồi vung đao vọt tới.
Trước kia không có bàn đạp và yên thì quân kỵ chủ yếu tập kích và quấy rối là chính. Kỵ quân được yêu cầu rất cao về thuật bắn cung, người bình thường không thể làm được.
Mà nay có thể hai bảo bối đó thì tình trạng lại khác.
Quân kỵ có thể sử dụng chiến mã tăng lặng xung kích mà bổ hay chém.
Trường đao mà quân Hổ Bôn sử dụng đều dùng gỗ kẹp lại. Nếu không người mượn thế ngựa, ngựa tiếp sức người có thể xẻ một người ra làm hai khúc. Sau khi kỵ quân nhảy vào đội hình binh đao thuẫn liền liên tục bổ chém khiến cho đối phương không thể nào tới gần. Chưa nói cưỡi ngựa còn có thể dùng chân đề đánh đối phương. Đây là tác dụng của bàn đạp khiến cho việc cưỡi ngựa càng thêm linh hoạt.
Quân Hổ Vệ thấy đấu pháp như vậy thì chỉ trong nháy mắt đã tán loạn.
- Quân kỵ! Cho quân kỵ xông lên.
Hứa Định hét to một tiếng rồi thúc ngựa xông ra. Phía sau lưng y, ba trăm kỵ binh liền hành động lao về phía quân Hổ Bôn. Có điều việc quân kỵ phóng ra rõ ràng đã chậm.
Dưới sự giúp đỡ của quân đao thuẫn, quân trường mâu của Hổ Bôn đã thuát ra, dựng trận ngăn cản kỵ quân Hổ Vệ.
Gò má của Hứa Chử giật giật liên tục, tay nắm chuôi đao mấy lần định xông ra. Đúng lúc này tiếng thanh la dồn dập vang lên. Đó là tín hiệu thu binh.
Tào Tháo cảm thấy mỹ mãn, nhìn hai phe binh mã giằng co mà nở nụ cười.
- Công Nhân.
- Có.
- Mời Tào đại sư tới đây.
Đổng Chiêu lập tức hiểu được ý của Tào Tháo liền xoay người bức đi.
Vừa đi, Đổng Chiêu vừa nói thầm: "Có lẽ chủ công định trọng dụng Tào Cấp."
- Tào đại sư! Chủ công mời Tào đại sư tới lầu chính nói chuyện.
Tào Cấp thấy Điển Vi giành chiến thắng thì rất vui. Bởi vì quan hệ của Điển Vi với y vẫn còn đó, hơn nữa trận thắng lợi này có sự cố gắng của y thì làm sao Tào Cấp không vui cho được? Chỉ có điều, nghe thấy Tào Tháo triệu kiến, Tào Cấp chợt hoảng sợ. Trong lòng y cảm thấy lo lắng, run rảy đứng dậy, chỉnh trang lại quần áo rồi theo Đổng Chiêu tới lầu chính.
Trên Giáo trường đã có người ra thu dọn.
Trong khoảng khác giao phong ngắn ngủi, quân Hổ Bị bị gãy thương khoảng tám mươi người.
Còn quân Hổ Vệ thì tổn thất nặng nề. Tám trăm trường mâu gần như bị diệt sạch. Bốn trăm đao thủ mất một nửa. Kỵ quân thương vong ít nhất nhưng cũng mất tới tám mươi người. Trong đó, Hứa Định còn bị đối phương bắt sống.
Chẳng cần phải bình luận, chỉ cần nhìn thì cũng có thể thấy được thắng bại như thế nào.
Cả đám quân Hổ Vệ bầm dập, mặt mày ủ rũ.
Còn quân Hổ Bôn thì không hề có biểu hiện chiến thắng, vẫn giữ nguyên trận hình như cũ.
Đi như gió, chậm rãi như rừng, lan như lửa, vững như núi.
Quân Hổ Bôn đã hòa nhập bốn chữ Phong, Lâm, Hỏa, Sơn hết sức nhuần nhuyễn.
Sắc mặt Hứa chử xanh mét, ngồi trên lưng ngựa không nói được lời nào.
Đột nhiên y phóng ngựa lao ra khỏi trận, ở giữa Giáo trường hét lớn: Bạn đang đọc chuyện tại
- Điển Vi! Có dám ra đây đấu một trận với ta không?
Hứa Chử nổi giận. Nếu quân Hổ Bôn qua trận chiến này mà thắng thảm thì y còn có thể chịu được. Dù sao thì năng lực phối hợp của quân Hổ Bôn thể hiện hơn xa quân Hổ Vệ. Hứa Chử thua có thể nói là tâm phục khẩu phục. Nhưng trận chiến này y lại thua thê thảm, thảm tới mức bản thân khó có thể chấp nhận được. Mặc dù toàn quân không phải bị tiêu diệt nhưng cũng có khác gì đâu?
Nếu như Tào Tháo không hạ lệnh chấm dứt chiến đấu mà để cho đánh nhau tới cuối cùng thì Hứa Chử có thể tưởng tưởng được kết cục nó thế nào.
Cũng vì có thể tưởng tượng được nên Hứa Chử lại càng không chấp nhận được. Dù sao thì trong quân Tào cũng đều biết quân Hổ Vệ có thể nói là một đội quân tinh nhuệ, vậy mà nó lại bị người ta xử lý. Hơn nữa, quân Hổ Vệ còn không hoàn thủ lại được thì làm sao mà Hứa chử không nổi giận? Trận chiến này khiến cho y mất hết mặt mũi, cho nên Hứa Chử phải nghĩ cách lấy lại danh dự.
- Tử Hiếu! Tử Hòa! Ngăn Trọng Khang lại.
Tào Nhân và Tào Thuần vừa mới đi lên lầu chính thì nghe thấy tiếng hô của Tào Tháo.
Cả hai lập tức xoay người, chạy xuống khỏi vọng lâu. Cùng lúc đó đám người Tào Chân cũng lao ra tạo thành một rào cản trong giáo trường.
- Thúc phụ! Mau về đi.
Hứa Chử như bị điên quát to:
- Điển Vi có dám đánh một trận với ta không?
Tính tình Điển Vi vốn nóng nảy. Từ trước tới giờ chỉ có Điển Vi chủ động khiêu chiến chứ chưa bao giờ bị người khác khiêu chiến cả.
Điển Vi không nói hai lời, thúc ngựa xông ra:
- Bọn ngươi tránh ra... Hứa Chử! Điển mỗ sẽ đánh với ngươi một trận cho hôm nay ngươi phải tâm phục khẩu phục.
Lập tức Điển Mãn tiến lên ngăn cản ngựa của Điển Vi.
- Phụ thân! Không nên ra.
Mà Hứa Nghi cũng tới trước mặt Hứa Chử rồi nhảy xuống ngựa, nắm lấy dây cương của y.
- A Mãn! Ngươi mau tránh ra cho ta. Chẳng phải là đánh nhau hay sao? Điển Vi ta ngay cả Lã Bố cũng dám đánh thì nói gì tới một Lão hổ ngu xuẩn? Hứa Trọng Khang! Mau ra đây.
Hứa Chử nổi giật hét lên:
- Điển Vi! Ngươi đừng có đắc ý. Hôm nay ta phải phân cao thấp với ngươi.
Trong lúc nhất thời, cả giáo trường hỗn loạn. Tào Tháo cũng bất chấp đang đón tiếp Tào Cấp, để lại cho Đổng Chiêu làm việc đó còn y vội vàng bỏ chạy xuống lầu.
Tào Cấp ngây người không biết nên đi hay nên ở. Không ngờ lại xảy ra chuyện này khiến cho y vô cùng lúng túng.
Đổng Chiêu cũng lắc đầu chỉ biết cười một cách bất đắc dĩ.
Điên Vi là một hổ tướng còn Hứa Chử cũng được coi là Hổ điên...
Tào Tháo để hai người tranh chấp với nhau cũng là làm cho lực lượng quân túc vệ cân bằng. Chỉ có điều y không ngờ được hôm nay Điển Vi lại thắng đẹp như vậy.
Điển Vi và Hứa Chử, ai cũng không thể gây thương tổn. Cả hai người đều là những kẻ cuồng đánh nhau. Nếu hai người đánh nhau thật thì kết quả chắc chắn là lưỡng bại câu thương. mà Tào Tháo cũng không thể để cho hai con hổ tương tranh.
Lúc này, chúng tướng trên vọng lâu đều lao xuống, ngăn cản Hứa Chử và Điển Vi.
Tào Hồng đột nhiên bật cười ha hả.
- Đi thôi! Không đánh nhau đâu.
- Thúc phụ không đi ngăn họ lại sao?
- Ngăn cái gì mà ngăn? Hứa Chử cũng không phải là kẻ ngu... Ngươi cho rằng hắn thật sự muốn quyết đấu với Điển Vi? Hắn chỉ muốn tìm một bậc thang cho mình xuống đài. Nếu thực sự đánh nhau, Điển Vi có bàn đạp làm ưu thế. Trước đây cả hai người tám lạng người nửa cân thì bây giờ...
Tào Hồng cười rồi lắc lắc đầu.
Lúc này, Tào Bằng cảm thấy Tào Hồng thật sự bình tĩnh tới mức làm cho người ta chán ghét. Chẳng cần biết bọn họ có đánh nhau hay không, ít nhất thì cũng nên ra ngăn cản lại. Chẳng lẽ người khác không biết tới điều đó mà chỉ có mình ngươi thông minh thôi hay sao?
Tào Hồng liếc mắt nhìn Tào Bằng rồi đột nhiên nói:
- Ta biết rất nhiều người không thích ta. Nhưng thế thì sao? Chỉ cần chủ công tin ta là được...
- Ta có thể chiến đấu, có thể lĩnh binh, lại không kéo bè kết phái. Chủ công nói Quân Minh là Thiên Cô tinh nhưng thật ra ta mới là Thiên Cô tinh. A Phúc! Có đôi khi ngươi không thể làm thế nào khác được, cho dù thế nào cũng phải có bản lĩnh mới được...
Tào Bằng ngạc nhiên nhìn theo Tào Hồng. Chỉ thấy y bước xuống lầu, bóng lưng làm cho người ta có cảm giác hiu quạnh. Có lẽ Tào Hồng đúng thật là Thiên cô tinh. Mà trong lịch sử Tào Hồng đúng là làm được điều đó. Cho dù Tào Phi muốn động tới y thì cũng có người đứng ra nói cho. Trong dòng họ Tào, người trường thọ tới già mới chết dường như chỉ có một mình Tào Hồng.
Thật ra những thứ tham lam, keo kiệt đối với y chỉ là sự ngụy trang trong quân Tào mà thôi. Gần vua như gần cọp. Cho đến Tiêu Hà còn phải tự vơ vét của cải mà bỏ đi nói gì tới Tào Hồng? Chư nói vị huynh trưởng trong tộc của y ở lịch sử nổi danh là một người đa nghi...
Tào Bằng thở dài rồi theo Tào Hồng đi xuống khỏi vọng lâu.
Tào Tháo vọt xuống giáo trường, không nói hai lời liền rút cây roi ngựa của Điển Vi sau đó đánh Hứa Chử.
- Hai người các ngươi muốn đánh nhau sao? Vậy trước tiên hãy tỉ thí với ta trước.
Điển Vi vội vàng nháy xuống ngựa, quỳ gối trước mặt Tào Tháo.
Còn lúc này Hứa Chử như tỉnh lại, xoay người xuống ngựa sóng vai quỳ bên Điển Vi.
- Hứa Chử mê muội. Xin chủ công trách phạt. Điển Vi không đáng bị dụng hình. Thực ra Trọng Khang cũng chỉ vì không chịu nổi nên làm cho Chủ công nổi giận.