Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 994: Kềm kẹp Kinh Tương

Y lập tức trả lời:

- Khởi bẩm Điện hạ, và các vị tướng quân. Chúng ta ở đây cảm thụ là gió Nam, đây là vì dãy núi Yến Sơn cản gió Bắc xuống nam. Nhưng trên mặt biển bây giờ lại là gió Bắc, mọi người có thể sau canh ba giữa đêm quan sát lại, thì sẽ phát hiện thành gió Bắc. Nhưng bây giờ đúng lúc là lúc gió đổi hướng nhau, nên qua không bao lâu nữa, gió Bắc sẽ càng ngày càng yếu, gió nam chiếm ưu thế, mỗi năm đều là như vậy.

Trương Hồ giải thích làm mọi người không lời nào để nói, không có ai sẽ lúc canh ba chạy đi đo hướng gió, Dương Nguyên Khánh nhướn mày nói:

- Vậy còn bao lâu gió đổi hướng?

Trương Hổ nghĩ ngợi nói:

- Theo thời gian bình thường còn khoảng mười ngày, nhưng năm nay thời tiết ấm áp sớm, thật là khó nói, ty chức đoán nhiều nhất còn bốn, năm ngày.

- Mới bốn năm ngày?

Dương Nguyên Khánh chau mày thành một đường, hôm nay đã là ngày 22 tháng giêng, đối với hắn mà nói, thời gian rất cấp bách rồi, hắn lại hỏi Vi Vân Khởi:

- Bây giờ đội quân chuẩn bị thế nào rồi?

Vi Vân Khởi hiểu ý của Dương Nguyên Khánh, lập tức khom lưng trả lời:

- Hồi bẩm Điện hạ, đã hoàn toàn sắp xếp xong rồi.

Dương Nguyên Khánh chậm rãi gật đầu, nói với chúng tướng:

- Nếu sau canh ba đêm nay là gió Bắc, vậy đêm này xuất phát...

Lúc trời tối gió Bắc to, bắt đầu từ canh hai hướng gió trở thành gió Bắc, từng đội binh lính nhanh chóng xếp thành hàng lên thuyền. Dương Nguyên Khánh đầu đội kim khôi (mũ vàng) đứng ở chỗ cao, tay cầm chuôi đao nhìn chăm chú đội quân lên thuyền, Dương Ninh đứng bên cạnh hắn, có chút lo lắng hỏi:

- Phụ thân, hài nhi cũng phải tham chiến không?

Dương Nguyên Khánh yêu thương vuốt đầu của con trai, lắc đầu cười nói:

- Con không cần tham chiến, con chỉ là đứng ngoài quan sát trận chinh chiến bình nam rộng lớn này, xem phụ thân là làm sao bình định phía nam....

Huyện Tân Dã quận Nam Dương, ở đây là nơi hội tụ nhiều nhánh sông, khởi nguồn cho mấy chục con sông lớn nhỏ khu núi Phục Ngưu phía bắc, chảy mạnh về phía nam, hội tụ gần huyện Tân Dã, cuối cùng chảy vào Hán Thủy phía nam Tương Dương

Chính là có nhiều nhánh sông chảy qua, nguồn nước dồi dào, đất đai phì nhiêu, làm cho quận Nam Dương cũng trở thành nơi trù phú. Trong đại loạn cuối đời Tùy, quận Nam Dương cũng gặp phải xung kích rất lớn, loạn phỉ Chu Kiệt trên đường đốt giết đánh cướp, cuối cùng trú binh ở quận Nam Dương.

Phá hoại mấy năm làm quận Nam Dương cũng trở nên khắp nơi hoang tàn, dân sinh khó khăn, từng thôn trang hoang vu, huyện thành đổ nát, nhân khẩu so với những năm đầu Đại Nghiệp toàn thịnh giảm trên sáu phần.

Nhưng trong hiệp nghị mới nhất Tùy Đường đạt được, quận Nam Dương và phía tây quận Tích Dương cùng được vẽ vào bản đồ triều Tùy. Thái thú mới của Dương Nguyên Khánh đã nhậm chức, đang tiến hành rùm beng tổng điều tra nhân khẩu và đất đai, xây dựng cơ sở kiên cố thúc đẩy bước điền chế tiếp theo.

Nhưng mặt khác, do quận Nam Dương gần quận Tương Dương, trở thành tiền tuyến nhất trong cuộc tranh bá Tùy Đường. Sau khi ký ước không lâu, Từ Thế Tích liền phái phó tướng Cao Tử Khai suất quân mười ngàn vào trú quận Nam Dương, nhưng đây chỉ là một loại phòng trú an toàn.

Sau khi qua năm mới không lâu, quân Tùy trú ba chục ngàn binh ở quận Nam Dương, làm trú binh ở quận Nam Dương lên tới bốn chục ngàn người, do Từ Thế Tích đích thân suất lĩnh. Bốn chục ngàn đại quân trú binh Tân Dã, binh áp Tương Dương, cách quận Tương Dương chỉ có hai mươi dặm.

Một chỗ đất trống khoảng ba mươi dặm phía nam huyện Tân Dã, bờ tây giáp sát Dục Thủy, đứng sừng sững một tòa doanh trại rất lớn chiếm mấy trăm mẫu đất. Doanh trại có cấu trúc kiểu bản tường, cao khoảng một trượng năm thước, kiên cố và vững chắc.

Trên bầu trời doanh trại cờ chiến tung bay, cờ quạt phất phơi, cờ chiến xích ưng cao tới ba trượng ở bầu trời doanh môn.

Bên bên doanh môn đứng vững chãi hai tòa tháp canh cũng cao ba trượng, mỗi tháp có hai lính canh trong tháp đang tuần phòng, cảnh giác chăm chú nhìn tình hình xung quanh.

Cách tòa đại doanh ngoài bảy tám dặm có một ngọn đồi thấp, ngọn đồi cao khoảng mười mấy dặm, con đường rộng thênh thang đông tây dài hai dặm chạy tới Tương Dương từ bên ngọn đồi này xuyên qua.

Trên ngọn đồi cây cối xanh um, cỏ cây tươi tốt. Đầu xuân cỏ cây tràn trề sức sống, các loại chim chóc trên đại thụ tề thanh hót. Lúc này trên đại thụ tươi tốt có hai thám báo quân Đường đang nhìn đại doanh quân Tùy ở xa.

Từ vị trí của bọn họ ở có thể rõ ràng nhìn thấy tình hình trong đại doanh phía xa. Từng đỉnh lều màu trắng ngay ngắn chỉnh tề, từng đội binh lính thao luyện trên giáo trường, còn có thể nhìn thấy mấy trăm trinh sát tuần tra qua lại trên bản tường.

- Đếm chính xác không? Có bao nhiêu đỉnh lều lớn?

Một thám báo quân Đường nhỏ giọng hỏi.

- Có chừng một ngàn đỉnh lều lớn, đều là lều loại trung, một lều một đội binh lính.

- Vậy thì phải có năm mươi ngàn quân Tùy rồi.

Thám báo quân Đường trên cây lắc đầu:

- Còn phải bỏ đi lều quân giới, đại khái có khoảng bốn mươi ngàn quân Tùy, hẳn là một nửa là kỵ binh.

Thám báo quân Đường dưới cây nhanh chóng vẽ bản đồ địa hình đóng quân trên giấy, đánh dấu số lượng đội quân và số lượng chiến mã bên cạnh.

- Nhìn rõ cờ soái không?

Thám báo quân Đường trên cây nhìn một hồi chau mày nói:

- Nhìn không rõ tên trên cờ soái. Nhưng cờ quân xích ưng của bọn họ là viền bạc, vậy chắc hẳn chủ tướng là cấp Tổng quản, khả năng lớn chính là Từ Thế Tích.

Đang lúc nói chuyện, một đội kỵ binh tuần tra quân Tùy từ quan đạo chạy tới bên này. Thám báo trên cây sợ nhảy xuống cây, phủ phục trong bụi cỏ.

Chờ kỵ binh tuần tra đi qua, hai người len lén rời khỏi ngọn đồi. Trong rừng cây dưới chân núi dẫn ra một chiến mã, xoay người lên ngựa, chạy gấp về phía nam...

Thành Tương Dương, đây là vùng đất Hành đài Tổng quản Kinh Tương Triều Đường ở, do Lý Hiếu Cung vừa mới thăng làm Kinh vương đảm nhiệm Hành đài Tổng quản, trông coi quân chính đại quyền Kinh Tương.

Giống như triều dã Trường An, Lý Hiếu Cung cũng đang chú ý thay đổi cục diện chính trị Trường An. Cũng giống như mọi người, đối với loạn trong giặc ngoài của triều Đường cảm thấy vô cùng lo âu. Y cũng nhìn thấy triều Tùy càng thêm lớn mạnh, toàn diện tấn công triều Đường chỉ là vấn đề thời gian.

Kỳ thực Lý Hiếu Cung cũng hoàn toàn không tin quân Tùy sẽ tuân thủ hiệp nghị dừng chiến tranh hai năm, e là ngay cả nửa năm cũng không tới. Nếu quân Tùy không lợi dụng cơ hội chiến thắng Đột Quyết làm bất lợi cho triều Đường nội loạn, vậy chính là Dương Nguyên Khánh vô năng.

Nghĩ đến triều Đường nội loạn, điều này làm Lý Hiếu Cung càng thêm lo âu. Y là ở chỗ cao quan sát, nhìn thấy rõ hơn so với đương sự, càng nhìn thấu rõ hơn kẻ đứng ngoài xem bình thường.

Y hồi tưởng lại mấy lần đại chiến. Kỳ thực thất bại của triều Đường chính là ở nội loạn, từ thất bại của cuộc chiến Trung Nguyên lần đầu, tới thất bại của cuộc chiến Trung Nguyên lần thứ hai, hai lần đại bại đã định cục diện Tùy mạnh Đường yếu hôm nay.

Mà lần này thảm bại hoàn toàn đều là bại do triều Đường nội loạn, cao tầng quyết sách sai lầm, tranh giành quyền lợi của hai huynh đệ Thái tử và Tần Vương ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyết sách quân quốc của Đại Đường. Cho nên nói nội bất ổn khởi đầu của loạn.

Ngược lại nội bộ triều Tùy lại ưng tụ thành khối sắt. Dương Nguyên Khánh có dũng khí ủy quyền để bảy Tướng quốc Tử Vi Các cùng quyết định chính vụ, còn hắn thống lĩnh quân sự. Văn tề võ lược, hợp lại càng làm tăng thêm sức mạnh, mới làm cho triều Tùy dưới tình huống gặp phải Đột Quyết xâm lấn nghiêm trọng, chẳng những không có bị đánh bại ngược lại còn thêm hùng mạnh.

Lý Hiếu Cung khoanh tay đứng trước cửa sổ thở thật dài, thất bại của triều Đường cũng không phải bại ở địch mạnh mà là bại ở tranh giành quyền lợi nội bộ.

Tới bây giờ cuối cùng Thánh Thượng mới hiểu được, bắt đầu phải lấy lại quân quyền của Tần vương. Nhưng bây giờ Tần vương lông cánh đã thành, còn kịp không?

Lý Hiếu Cung vốn là người kiên trì ủng hộ Tần vương, nhưng vì nội bộ triều Đường có thể ổn định, y cũng dứt khoát bỏ ủng hộ Lý Thế Dân, mà toàn lực ủng hộ đế Đường Lý Uyên tiến hành chỉnh đốn nội bộ.

Cái này cũng không phải nói Lý Thế Dân chính là loạn thần tặc tử của triều Đường, ít nhất Lý Hiếu Cung không cho là như vậy. Lý Thế Dân có tài quân sự, năng lực cầm binh rất mạnh, nhưng dưới cục diện bây giờ triều Đường chỉ có thể tráng sĩ tự chặt cổ tay, mới có thể thắng được tân sinh.

Thánh Thượng muốn xã tác bất loạn chắc chắn chỉ có thể là bảo vệ Thái tử, vậy cũng chính là không thể không buông tha Tần vương Lý Thế Dân.

Lý Hiếu Cung sau nhiều lần suy tính rất lâu cuối cùng chấp nhận phong tước của Lý Uyên, được phong làm Kinh vương trở thành tôn thất Lý thị đầu tiên không phải chính thống mà phong quốc vương.

Sau khi quyết định lập trường, tâm tính của Lý Hiếu Cung cũng thay đổi. Bây giờ y hy vọng Thánh Thượng có thể sớm ngày đoạt quân quyền Tần vương thành công, ổn định nội bộ triều Đường, như vậy có lẽ bọn họ còn có một tia hy vọng.

Đúng lúc này ngoài cửa truyền đến bẩm báo của binh lính:

- Khởi bẩm Điện hạ, thám báo Tân Dã có tình báo truyền đến!

Lý Hiếu Cung bỗng nhiên xoay người, hai ngày nay y chính là chờ tin tức quận Nam Dương. Hai ngày trước y được tình bảo khẩn cấp, đại đội quân Tùy tiến vào quận Nam Dương, điều này làm y cảm thấy một loại áp lực, cũng cảm thấy một tia sát khí.

- Mang vào!

Cửa mở, thân binh bước nhanh đi vào, quỳ một gối trình một sắp tình báo cho Lý Hiếu Cung. Lý Hiếu Cung mở tình báo liếc nhìn một cái, sắc mặt hơi thay đổi. Thì ra có bốn chục ngàn quân Tùy trú quân ở huyện Tân Dã, cách quận Tương Dương khoảng hai mươi dặm, rất có thể là Từ Thế Tích thống soái.

Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất