Chương 250.1: Đánh lén Nam Dương.
Huyện Định Dĩnh quận Nhữ Nam. Huyện này là trung tâm của quận Nhữ Nam ở phương bắc, cách huyện Dĩnh Xuyên chỉ có 50 dặm, thị trấn xây dựa vào Nhữ Thủy, thời kì phồn thịnh nhất, dân số ước đạt hơn hai nghìn hộ nổi tiếng là nuôi trâu.
Nhưng cuộc chiến Nhữ Nam năm Kiến An thứ sáu, huyện Định Dĩnh đã phải chịu tổn thất nặng nề, dân số giảm mạnh chỉ còn chưa đầy ba trăm hộ.
Sáu năm trôi qua, dân số huyện Định Dĩnh cũng chỉ tăng lên năm trăm hộ. Thành trì tan tác, kinh tế khó khăn. Đêm đến không khí trong thành trầm lặng như một toà thành chết.
Bờ bờ đông Nhữ Thủy cách huyện Định Dĩnh khoảng ba dặm, có một đồng cỏ rất màu mỡ phân bố trên vùng đồi núi thấp nhấp nhô.
Chỗ này là bãi cỏ để nhân dân huyện Định Dĩnh nuôi trâu, ban ngày người trong huyện sẽ thả trâu trên đồng cỏ này để chăn thả rồi đến đêm lại lùa trâu về thị trấn.
Hôm nay lúc hoàng hôn, trên đồng cỏ xuất hiện hai ngàn con chiến mã đang nhởn nhơ gặm cỏ. Trong rừng cây ở phía nam đồng cỏ hơn hai ngàn kỵ binh Kinh Châu cùng tụ lại một chỗ chuẩn bị ăn cơm tối.
Sáng hôm nay, bọn họ bao vây ở núi Tiểu Thương phía nam tiêu diệt tàn dư của quân Khăn vàng giết hơn trăm tên loạn phỉ, thu được hơn hai trăm con bò, dê giải cứu được mười mấy cô gái bị bắt đưa họ về nhà. Các cô gái được đưa về nhà, mà dê bò chính là chiến lợi phẩn tốt nhất của nhóm kỵ binh.
Giết trâu không được hợp với văn hóa nông nghiệp lắm nhưng trên đường họ cũng không thể chăn thả được chúng, hơn nữa lương khô cũng chỉ đủ để kỵ binh ăn trong mấy ngày nữa. Hôm nay rốt cuộc cũng phải giết, hơn mười tên lính thành một đội nhóm lửa nướng thịt trâu, nói chuyện cười vang cả góc trời.
Ở bên cạnh rừng cây đã dựng lều trại, bên trong quân trướng đã thắp nến, trên chiếc bàn nhỏ có đặt một tấm bản đồ Trung Nguyên, thống lĩnh kỵ binh Liêu Hóa đang ngồi đối diện với Lý Phù nghiên cứu bước hành động tiếp theo.
Bọn họ xuất binh đã là ngày thứ bảy rồi. Ngày thứ ba công chiếm huyện An Thành thuộc quận Nhữ Nam rồi lập tức đi quận Dĩnh Xuyên. Đi một vòng quanh ngoại thành Hứa Đô rồi lại trởi về Nhữ Nam, bọn họ đóng quân nghỉ ngơi và chỉnh đốn đội quân ở đây đã hai ngày.
Theo ý tưởng của Lý Phù thì tốt nhất là đi Trần Lưu hoặc Lạc Dương, binh lực của quân Tào ở bên đó hư không, rất dễ để tấn công. Một khi đã công chiếm được Trần Lưu hoặc thành lớn Lạc Dương thì sẽ ảnh hưởng đến thế cục của Trung Nguyên. Cho nên trong hai ngày này, Lý Phù luôn khuyên Liêu Hóa lên phía bắc Trần Lưu.
Nhưng Lý Phù lại không có hứng thú gì với đề nghị của Lưu Hóa. Lúc sắp đi Lưu Cảnh đã dặn dò rất rõ ràng, chỉ cần đến Trung Nguyên diễu võ dương oai một phen là được, không cần phải làm tổn hao binh lực.
Tuy Trần Lưu và Lạc Dương đang trống không nhưng dù sao cũng là thành lớn của Trung Nguyên, chắc chắn là phải có quân đóng. Liêu Hóa cũng không muốn binh lính của mình khi công thành lại chết trong vô vị.
Lúc tấn công huyện An Thành, hơn ba mươi kỵ binh đã phải bỏ mạng khiến Lưu Hóa vô cùng đau đớn. Nếu như chiếm được thành trì này cũng không sao cả nhưng chỉ cần chiếm một ngày rồi đi, Liêu Hóa lại càng cho rằng như vậy lính của mình phải bỏ mạng thật vô nghĩa.
Cho nên dù Lý Phù có khuyên bảo thế nào, Liêu Hóa không đồng ý, lúc này một tên lính bưng vào một mâm thịt trâu nướng, Liêu Hóa cười nói:
- Ăn cho no trước đã, đã lâu không được nếm mùi vị thịt nướng rồi, Lý Chủ Bạc xin mời!
Lý Phù nhìn thất mâm thịt nướng thịt thơm phức lại không hề muốn ăn chút nào. Trong lòng y rất phiền muộn vì khuyên mãi Liêu Hóa mà không được. Công chiếm Trần Lưu hoặc Lạc Dương làm cho thiên hạ phải chấn động, ý nghĩ của nó không phải là nhỏ. Thậm chí là thế lực của Viên thị ẩn núp ở Hà Bắc cũng sẽ khởi nghĩa vũ trang.
Lý Phù dùng dao găm cắt một miếng thịt chậm rãi nuốt, y không kìm nổi nói với Liêu Hóa:
- Liêu tướng quân, quân canh giữ Trần Lưu chắc không vượt quá hai ngàn người. Chúng ta có thể giả trang thành quân Tào trà trộn vào Trần Lưu ở Trung Nguyên, quân canh thành chắc chắn sẽ không thể tưởng tượng được quân Kinh Châu lại lên bắc, việc cướp lấy toàn thành này rất dễ dàng đấy, không tổn thất một người đâu.
Liêu Hóa lắc đầu cười nói:
- Chủ Bạc nghĩ thật đơn giản, ở Hứa Xương chúng ta gặp phải mấy ngàn quân Tào chặn đánh, ngươi đã quên rồi sao, Quân Tào tuần tra cũng đã thừa nhận, cấp trên mệnh bọn họ phải canh phòng nghiêm ngặt kỵ binh Kinh Châu. Đây đương nhiên là mệnh lệnh của Tào Tháo. Hứa Xương có lệnh này thì nhất định Trần Lưu cũng sẽ có, thậm chí chúng ta còn có thể bị quân địch dụ vào thành và bị tiêu diệt. Giả làm quân Tào vào thành chắc chắn lành ít dữ nhiều.
- Hoặc là chúng ta có thể giả làm thương nhân lẻn vào thành, ban đêm phối hợp với kỵ binh để hành động.
Không đợi Lý Phù nói thêm gì nữa, Liêu Hóa khoát tay áo nói:
- Ta có thể hiểu ý của Chủ Bạc, nhưng Thái thú đã có nghiêm lệnh, ta phải đảm bảo cho sự an toàn của kỵ binh. Đây là của cải quý giá nhất của Kinh Châu, ta không muốn tổn thất một cách vô nghĩa.
Lý Phù vẫn còn nói nữa, lúc này tên lính bước nhanh vào trướng đem tin tình báo giao cho Liêu Hóa:
- Thái thú có lệnh khẩn.
Đây là lệnh chim bồ câu đưa từ Tương Dương tới Hạ Khẩu rồi lại chuyển tới huyện An Thành, do khoái mã đưa tới. Tinh thần Liêu Hóa hoang mang, y vội vàng mở ra rồi nhanh chóng đọc một lần, cười nói với Lý Phù:
- Thái thú ra lệnh cho chúng ta đi vòng đánh lén Nam Dương!
Một lúc lâu sau Lý Phù không nói được câu nào chỉ thở dài lắc đầu nói. Suy cho cùng Lưu Cảnh cũng không phải thực sự muốn đánh lén Trung Nguyên, vòng hai vòng như vậy vẫn là quyết định đi quận Nam Dương.
Một lúc lâu sau, hai ngàn kỵ binh được sự yểm hộ của bóng đêm rời khỏi huyện Định Dĩnh, trùng trùng điệp điệp tiến về quận Nam Dương.
.......
Từ Định Dĩnh cách huyện Nam Dương cũng không xa lắm chỉ cách nhau có trăm dặm. Đường đến Uyển Thành khoảng 180 dặm, đường đi bằng phẳng. Quan trọng hơn là, ba năm trước chiến mã đã được đóng móng sắt vì vậy mà chiến mã có thể lặn lội đường xa.
Hai ngàn kỵ binh hành quân trong một đêm, lúc hừng đông đã đến huyện Diệp nằm ở phía đông của quận Nam Dương.
Huyện Diệp cũng được coi là cửa đông của quận Nam Dương, chỗ giao giới giữa quận Dĩnh Xuyên và Nam Dương chính là nơi bị vây ở giữa được núi Phục Ngưu và núi Đồng Bách, địa thế bằng phẳng, sông ngòi dày đặc đất đai phì nhiêu. Vị trí địa lý vô cùng quan trọng, từ trước đã là nơi giao tranh của nhà binh.
Huyện Diệp cũng là vùng đất quan trọng mà Tào Tháo dùng để chinh phạt Uyển Thành hai lần. Lão cho xây dựng kho giữ lương thực, vật tư, đến nay vẫn là trạm trung chuyển để quân Tào viện trợ vật tư và tăng binh cho Nam Dương.
Sáng sớm, kỵ binh Giang Hạ đi cả đêm đang nghỉ ngơi lại một khu rừng cách huyện Diệp hơn mười dặm. Liêu Hóa đồng thời phái một đội thám báo đi dò la tình hình phía trước.
Trong rừng yên tĩnh lạ thường, ánh mặt trời xuyên qua tán lá thành những cột sáng dài, hẹp, thẳng tắp chiến lên người đám binh lính. Một con suối nhỏ chảy xuyên qua rừng cây, ngựa đang mệt mỏi đứng ở bờ suối đang nhai túi cỏ khô.
Liêu Hóa ngồi trên một tảng đá lớn, trong lòng y có chút âu lo. Lương khô mang theo bọn họ đã ăn hết từ trưa hôm qua, lính đã hết lương thực, y vốn không muốn sẽ tấn công huyện Diệp nhưng vì nghĩ đến vấn đề lương thực, y đành phải lựa chọn tấn công kho hàng huyện Diệp. Bây giờ y lại lo lắng cả phòng giữ kho thành, kho trong thành không biết còn lương thực hay không...