Bộ Bộ Sinh Liên

Chương 236: Xuất sư biểu

Công chúa Vĩnh Khánh cười lạnh lùng một tiếng rồi đứng dậy nói: "Dương Hạo đã tiếp ý rồi? Không sợ bị cưỡng ép sao? Chẳng lẽ gia quân hoàng bào binh biến Trần Kiều là từ bút của cha mà ra ư?"

Công chúa Vĩnh Khánh nói câu đó làm mặt của Triệu Khuông Duận ngay lập tức chuyển từ mặt Quan Công trở thành mặt Bao Công. Công chúa Vĩnh Khánh vẫn chưa thôi, mà nói tiếp: "Mọi người đón năm mới đàng hoàng là thế, mà cha lại đá cho cả nhà một phát làm cho mọi người mất vui. Đúng là việc tốt nhỉ. Sao cha không mang cả rồng ra để làm cho mình thêm chút uy phong?"

Triệu Khuông Dận tức đến độ gân trên trán đã bắt đầu rồng rắn nổi lên. Có lẽ sắp từ Bao Công trở thành Tế Công điên mất rồi. Hoàng hậu Tống Thị thấy thế sợ rằng quan gia tức giận đánh trọng thương công chúa liền vội vàng mắng: "Vĩnh Khánh, sao con lại ăn nói thế với cha? Còn không mau xin lỗi cha đi à?"

Công chúa Vĩnh Khánh hừ một tiếng rồi quay đầu đi không chịu nhận lỗi. Thấy Triệu Khuông Dận đã bắt đầu đùng đùng cơn giận, hoàng hậu Tống Thị vội vàng xin lỗi hoàng đế một câu rồi đứng lên kéo Vĩnh Khánh đi. Hai vị hoàng tử Triệu Đức Chiêu, Triệu Đức Phương một người giờ đã 21, một người 12 tuôi. Hai người đó không thể đanh đá như công chúa Vĩnh Khánh. Vừa thấy hoàng hậu nương nương kéo công chúa rời đi cũng vội vàng lui ra ngoài.

Triệu Khuông Dận như một con dã thú đang lên cơn điên phẫn nộ đi đi lại lại trong cung điện. Cuối cùng đi đến đằng sau thư án, ngồi xuống, một tay đặt lên ngực, nghĩ ngợi rất kỹ, rồi tức tối giơ tay khua tất cả đồ đạc trên bàn xuống đất làm cho những Tiểu Hoàng Môn quỳ ở dưới đất kinh sợ vội vàng đi nhặt đồ.

"Đi ra! Cút hết ra!"

Triệu Khuông Dận thấy không còn đồ gì có thể ném được nữa bèn thuận tay cầm chiếc đệm ngồi dưới mông lên ném về phía đám Tiểu Hoàng Môn, làm cho bọn họ vội vàng lui ra ngoài đại điện. Triệu Hoàng Dận tức đến độ hai con mắt long sòng sọc, toàn thân run lên. Hắn đã bị một câu chất vấn của con gái làm cho tức giận không thôi, nhưng không biết phải tìm ai để trút giận.

Mỗi người đều có nghịch lân của mình. Nghịch lân của thiên tử càng không thể động chạm vào. Nhưng thật sự đã có người động vào nó, mà ông ta lại không biết trút giận lên ai. Dù ông ta là người đứng đầu một nước có bốn biển thì lúc này trong lòng cũng khó tránh khỏi dâng lên một cảm giác bi thương.

Đúng vậy, mọi người trong thiên hạ đều nói ông đã vẽ ra sách lược binh biến Trần Kiều, Hoàng Bào Gia Thân, đuổi cô nhi đó xuống đài. Triệu Khuông Dận anh hùng oai phong một đời,mà giờ đây điều này lại trở thành vết nhơ trên đường của ông ta. Nhưng ông ta biết rằng điều đó không phải do ông ta làm, Triệu Phổ, Cao Hoài Đức, Thạch Thủ Tín cũng biết đó không phải do ông ta, nhưng người nhà của ông ta đều biết điều đó là do ông gây nên. Nhưng vậy thì đã làm sao, có thể nói cho ai biết? Giờ đây ông ta đã ngồi lên Long Kỷ, đó là điều không thể chối cãi.

Triệu Khuông Dận ngồi trên chiếc ghế, lắc đầu bất lực.

Thực ra hạ thủ không được cho phép trở thành quan đã trở thành điều có tiền lệ. Điều này đã được nói từ thời của Đường Huyền Tông trong lần tạo phạn An Lục Sơn rồi. Nói đến thời đại đó, triều đình Đại Đường đã không còn đủ sức để khống chế tất cả mọi người khắp bốn phương, nên đã bị đánh đổi lại bằng giang sơn Đại Đường.

Các vị quan trong triều đều có thể phế truất con cháu của Lý Thế Dân, các quan địa phương sử dụng quân đội tư nhân và quốc thổ. Họ có thể không phục tùng triều đình mà tự mình lập thành một vương quốc độc lập. Thiên tử Đại Đường tức là Chu Thiên Tử cuối thời Xuân Thu trở thành cộng chủ trên danh nghĩa, trở thành một con rối trong tay cái tiết độ sử.

Mỗi lần có tiết độ sử chết đi, hoàng đế Đại Đường vẫn sẽ phái nha sai đến tuần tra, nhưng những tiết độ sử mới không nằm trong tay thiên tử lựa chọn. Những người của tiết độ sử đó sẽ tiến cử ra một người mới có thể đại diện cho lợi ích của họ. Thiên tử Đại Đường chỉ có thể làm ngơ, cho họ "danh chính ngôn thuận" mà thôi.

Thế là tiết độ sử ở các nơi để nắm quyền lực trong tay không ngừng tiến hành cách cuộc phế truất, thường thường là giết lẫn nhau. Đâu đâu cũng thấy màn kịch đó.

Những tiết độ sử đã từng ép thiên tử Đại Đường đến bước đường cùng đã nếm phải rượu đắng chính họ làm ra, cũng trở thành những con cờ trong tay các đại tướng nắm số đông quân binh.

Tình thế này đến thời ngũ đại đã từ đại tướng phế truất tiết độ sử trở thành đại tướng phế truất hoàng đế. Những quân nhân thích dùng đại tướng lập để, là do mỗi vị tướng có hoàng đế mới lập công, sẽ được thăng quan phát tài, nếu sự việc bại sẽ có những người đại đầu đứng ra gánh đỡ. Loại thăng quan tiến chức này mạo hiểm nhỏ hơn nhiều so với việc đánh nhau với quân địch trên chiến trường, nên họ đương nhiên rất đồng ý thực hiện.

Trước kia, Triệu Khuông Dận không hề muốn xưng đế mà có bị bộ hạ ép xưng, lai lịch của những người này, có thể trở thành bằng chứng Triệu Khuông Dận không hề làm ra binh biến Trần Kiều. Nhưng, những người truyền bá ngôn ngữ này, vốn đã không có thiện ý với ông ta, có ai đứng lên để nói những ví dụ thực tế ảnh hướng đến tính chân thực của lời đồn cơ chứ?

Khi Thạch Kính Đường làm tiết độ sử của Hà Đông, bộ hạ của ông ta đã đột nhiên giở mặt khi ông ta xuất binh ra trận, hô hào vạn tuế trước mặt ông ta, ý muốn để ông ta thành hoàng đế, những tướng hiệu này giống hệt với những thủ đoạn tướng lĩnh của Triệu Khuông Dận dùng. Lúc đó Thạch Kính Đường vô cùng ngạc nhiên, vội vàng hạ lệnh hơn ba mươi tướng lĩnh đứng đầu, để biểu thị lòng trung thành của mình. Sau này ông ta thực sự đã trở thành hoàng đế, nhưng lúc đó ông ta đã có lòng tự lập, cũng vì chuẩn bị không đủ mà rơi vào tăm tối, điều này có thể nhìn thấy được từ phản ứng lúc đó của ông ta, những tướng sĩ này, những người tướng sĩ đã làm nên "hoàng bào gia thân" hoàn toàn không xuất phát từ mục đích của ông ta.

Về sau nữa khi đến đời Hậu Tấn đại tướng Dương Quang Viễn thống soái binh đến Hoạt châu, cũng có tướng đột nhiên phong ông ta làm hoàng đế, Lão Dương phẫn nộ mắng họ: "Thiên tử chẳng lẽ là đồ để các ngươi đem ra mua qua bán lại hay sao?". Râu tóc bay lên, thần sắc nghiêm nghị, mới có thể ngăn chặn hành động của họ. Khi đại tướng Phù Ngạn Nhiêu thủ ở Ngõa Kiều, cũng có bộ tướng muốn lập ông làm hoàng đế. Lão Phù giả vờ đồng ý, nhưng sau đó lại âm thầm sai người giết hết những tên đó đi.

Khi đến đời Hậu Đường, lúc Dương Nhân xuất quân đánh địch, các binh sĩ nhao nhao muốn lập ông làm hoàng đế, Lão Dương này cũng là một trung thần, kiên quyết không lên ngôi, bộ hạ của ông ta đã không còn đường rút lui, nổi dã tâm lên, giết cả ông, rồi đưa ra một tướng quân có hi vọng lên làm đế, tướng quân đó cũng không đồng ý lên ngôi, thế là giết tiếp, sau đó mang đầu của hai người tướng quân này đến trước mặt vị tướng quân thứ ba Triệu Tại Lễ và cho ông hai sự lựa chọn: "Hoặc là làm hoàng đế, hoặc là làm ma!" Triệu Tại Lễ không còn cách nào khác, đành phải xưng đế, nhưng đội quân yếu, không vượt qua được quân của triều đình, cuối cùng không thành công, nếu không ông cũng trở thành một Triệu Khuông Dận thứ hai rồi.

Còn có Lý Tự Nguyên của đời Đường Minh Tông, khi ông dẫn binh đến thành Ngụy Châu, tất cả hạ bộ liền phản lại, đồng loạt bắt ông phải xưng đế, Lý Tự Nguyên lúc đầu không phản đối, còn âm thầm chạy trốn khỏi quân trại của mình, chỉ là lúc đó sự đã thành, có chạy về triều đình biểu lộ lòng trung quân cũng khó tránh khỏi cái chết, thế là đã xưng đế dưới sự khuyên giải của toàn bộ tướng lĩnh.

Những sự thực xảy ra trước Triệu Khuông Dận, mặc dù không thể chứng minh Triệu Khuông Dận không có lòng tự lập, nhưng có thể chứng minh tướng hiệu không thương lượng với chủ sư, tạo việc đã thành ép chủ sư tự lập, binh biến Trần Kiều nhất định chẳng phải là việc thế này sao?

Các biểu hiện trước và sau của binh biến, đã đủ để chứng minh ông ta không phải là chủ mưu của "binh biến Trần Kiều". Đầu tiên, Sài Vinh chết sớm, con trai của ông ta là Sài Sùng Quát kế vị ngôi của ông ta mới bảy tuổi, lúc đó thiên hạ vẫn chưa thống nhất, các chư quốc tàn sát lẫn nhau, một thiên tử trẻ tuổi thế này thì làm được gì? Các đại tướng óc thể yên tâm khuất phục trước ông ta ư? Vì thế bọn họ có mưu đồ lập chủ mới là điều rất dễ hiểu. Chứ không phải là người chủ sư tay cầm binh mới có thể mưu đồ tạo phản.

Ngoài ra, lúc đó Triệu Khuông Dận nắm trong tay quân đội tinh nhuệ nhất, cả thành Khai Phong vốn nằm trong tay ông ta quản lý, huynh đệ kết nghĩa của ông ta đều là đại tướng quân của Hậu Chu, nếu ông ta muốn dùng vũ lực để xưng đế là điều vô cùng dễ dàng. Nếu ông ta muốn uy hiếp tiểu hoàng đế thoái vị nhường ngôi cũng dễ như trở bàn tay. Với thực lực của ông ta, ông ta thậm chí có thể giết tiểu hoàng đế một cách nhẹ nhàng thần không biết quỷ không hay, làm cho Sài Thị không còn người nối dõi, sau đó mình được đưa lên làm hoàng đế.

Tấm vải che đậy như vậy, càng cao minh hơn việc phái người đi nói dối về quân tình, sau đó dẫn binh ra cầu giết, làm ra một màn kịch "hoàng bào gia thân" vô cùng mất mặt. Triệu Khuông Dận tài trí như vậy, chẳng lẽ lại chọn hạ sách nhạt nhẽo đó ư?

Hơn nữa, không ai có thể phủ nhận, Triệu Khuông Dận rất coi trọng tình thân. Trước khi làm hoàng đế là vậy, sau khi xưng đế ông vẫn vậy.

Nếu nói rằng trước kia ông ta giả tạo như vậy để được lòng người, thì sau khi ông ta đã làm hoàng đế rồi, không cần thiết phải tiếp tục như vậy nữa, ông là một vị hoàng đế thực sự xem trọng gia đình và người thân.

Nhưng, khi binh biến Trần Kiều xảy ra, người nhà của ông đang ở đâu?

Trên ông có mẹ già, dưới có vợ con, già già trẻ trẻ tất cả đều ở trong thành Khai Phong, hơn nữa đang ở trong miếu thắp hương, tin binh biến vừa truyền đến thành, đại nhân tể tướng trung thành với tiểu hoàng đế bèn phái người bắt cả nhà ông ta, nếu không phải là những người hòa thượng trong miếu thương xót họ mà giấu họ đi, thì cả nhà Triệu Khuông Dận đã bị giết chết từ lâu rồi. Nếu Triệu Khuông Dận đích thân bày ra lần binh biến này, thì ông ta có nhất thiết phải mạo hiểm đưa cả người nhà của mình vào hay không?

Nhưng, đế vương có sự tôn nghiêm của đế vương. Ông ta có thể bỏ qua lòng tự trọng của mình, khi việc ông xưng đế đã trở thành sự thật, giải thích tất cả những điều này cho mọi người không? Và có ai sẽ tin tưởng những câu nói đó của ông ta? Mặc dù bộ hạ của ông ta vì phú quý vinh hoa đã làm trò "tiền trảm hậu tấu", mặc dù việc này không phải ý của ông ta, nhưng ông ta là người được lợi nhiều nhất từ việc này, có thể nói gì được nữa?

Ông ta thấy người đã cho ông ta vác cái oan to đùng này rất được, thời thế loạn lạc, một đứa bé như Sài Tống Ngọc làm sao có thể quản nổi gia nghiệp này. Không có Triệu Khuông Dận, nhất định cũng sẽ xuất hiện một Lý Khuông Dận, Liễu Khuông Dận, người khoác áo hoàng bào là Triệu Đại cũng được coi là người ăn ở phúc đức, không giống như những người xưng đế khác, giết sạch gia tộc của hoàng đế, cũng không giống như những hoàng đế khai quốc khác chơi trò giết tất cả công thần, ông ta hậu đãi người của Sài Thị, mời rượu binh sĩ, hậu đãi những người đã lập công lớn, cho họ có thể về nhà hưởng phúc. Ông ta muốn trị nước, mười năm trước đánh đông dẹp tây, giờ đã trở thành Đại Tống chính trị ổn định, kinh tế phát triển, quân đội mạnh mẽ, đã vượt qua cả Nam Đường của Hậu Chu, trở thành thiên hạ thống nhất có hi vọng nhất, làm lão bách tính an cư lạc nghiệp.

Nhưng, ông có thể thay đổi thiên hạ, có thể htay đổi con đường của hàng vạn người dân, chỉ có nỗi oan này của chính mình ông không thể thay đổi được, cũng chỉ có thể cắn răng chịu đựng, để cho nỗi oan ấy truyền đi đến hàng nghìn, hàng vạn năm sau, để cho chân tướng thật sự của sự việc bị chìm vào dòng chảy lịch sử.

Đế vương, cũng có nỗi bi ai của riêng mình.

Nhưng còn tên Dương Hạo thì sao? Nguồn tại http://TruyệnFULL.com

Hắn ta thật sư không biết cảm ơn?

Việc này thật sự là một vở kịch mà bộ hạ của hắn ta làm ra ư?

Nghĩ đến những điều mình đã trải qua, Triệu Khuông Dận đột nhiên trở nên do dự.

Nếu màn này là do một mình Dương Hạo tạo nên, thì tên này đáng chết.

Nếu hắn ta bị oan, thì....

Mắt Triệu Khuông Dận ánh lên, lúc thì suy nghĩ, lúc lại sờ trán, sát khí đó vẫn còn, nhưng nộ khí đã dần biến mất...

Đêm mông lung, Dương Hạo nhẹ lướt trên xe, đi qua Chu Tước Môn, đến ngõ Tự Mạch Sảo rẽ trái, dừng lại ở một ngôi nhà hào hoa ở Bảo Khang Môn. Đây là trước cửa nhà của Tam Tư Phúc Sử La Công Minh.

Tin Dương Hạo đến đã được truyền vào trong, quà tặng là một bộ tứ bảo văn phòng, một bộ bàn cờ và con cờ ngọc thạch, ngoài ra còn một ít đặc sản miền Tây.

Tam tư sử là quan lớn nhất quản tài chính của đại tống, quản tài chính quốc gia, địa vị chỉ ở dưới Trung Thu, Xu Mật, có danh hiệu "Kế Tỉnh", còn Tam Ti được mệnh danh là "Kế Tương", địa vị chỉ thấp hơn tham dự chính sự, La Công Minh là Tam Ti Phó Sử, thật ra chức quyền đã rất cao rồi.

Chức quan của Dương Hạo rất thấp, hơn nữa thái độ của triều đình với hắn ta giờ đây hơi tốt, theo lý mà nói, một vị quan lớn như vậy, muốn gặp ông ta ta có lẽ sẽ phải do dự, nhưng tất cả vượt ra ngoài dự tính của hắn, cánh cửa lớn rất nhanh đã mở ra chào đón. Người ra đón là con trai thứ của La Công Minh La Khắc Tiệp, La Khắc Tiệp hơn ba mươi tuổi, diện mạo giống với La Khắc Địch, chỉ là đã già dặn hơn nhiều. Thân phận của anh ta giống như Dương Hạo, mặc dù vẫn chưa nhập sĩ, nhưng anh ta ra đón, có thể thấy rằng La Phó Sử đã tiếp kiến với tình bạn cũ, hai người biết tên của nhau, hàn huyên một hồi, rồi La Khắc Tiệp dắt Dương Hạo vào trong hậu đường.

Nơi ở của La Gia không lớn lắm, nhân khẩu của Đông kinh thành nhiều, nhà cửa san sát nhau, dinh cơ của La Gia nhỏ hơn nhiều đại viện của Đinh Gia, nhưng rõ ràng đã được thiết kế dưới bàn tay của cao thủ, từng cành cây ngọn cỏ, từng lối rẽ tường hào đều được thiết kế cẩn thận, sử dụng hợp lý từng mét đất, tất cả đều xây dựng thành nơi ở.

Lúc đó trời đã muộn, Dương Hạo cũng không có tâm tư thưởng thức, hai người gia nhân đằng trước xách đèn lồng, La Khắc Tiệp và Dương Hạo vừa đi vừa nói chuyện, đi qua một đình viện, bèn đến một phòng sách rất nho nhã ở phía Tây Bắc.

La Khắc Tiệp đứng ở hành lang phòng sách, cung kính nói: "Phụ thân, Dương Hạo đại nhân Phòng Ngự Sử Hòa Châu, Hựu Vũ Đại Phu đã đến rồi."

Trong phòng rất yên lặng, vang lên một âm thanh: "Mời vào"

La Khắc Tiệp mỉm cười với Dương Hạo, rồi giơ tay nhường đường, Dương Hạo đi vào trong phòng, chỉ thấy một người già mặc áo bào đang đứng dậy từ đống thư án, Dương Hạo không kịp nhìn kỹ, vội vàng bước lên một bước, kính cẩn nói: "Vãn bối Dương Hạo, tham kiến La Công."

"Hiền chất không phải câu nệ lễ nghi, nào đến đây, ngồi xuống mau."

Dương Hạo vừa hành lễ xong, lúc này mới ngẩng đầu lên, chỉ thấy La Công mặt rất thanh tú, tinh thần sảng khoái, râu màu hoa râm, mặt rất đoan chính, hai mắt hơi lộ ra vẻ già, nhưng ánh mắt không hề thất thần.

La Công Minh cũng đang dò xét Dương Hạo, nhìn từ trên xuống dưới một lượt, trong mắt ông ta lộ ra vẻ đau thương, ông ta lại để Dương Hạo ngồi vào chỗ của khách, gọi người mau chóng đưa trà lên, La Công Minh lúc này mới thương cảm nói: "Lão phu chưa từng gặp mặt với hiền chất, nhưng đã nghe thấy tin của hiền chất từ lâu...."

Ông ta ngừng một chút rồi nói tiếp: "Chuyện di dân Tây BẮc, hiền chất đã nói trong bản tấu, lại còn tuyên dương con trai nhỏ của ta, nó có người bạn như ngươi, lão phu thật lấy làm cảm kích."

Nhắc đến La Khắc Địch, hai mắt Dương Hạo cũng hơi ướt, hắn và La Khắc Địch cùng đảm nhận trọng trách, kể về việc La Khắc Địch dẫn ba trăm tử sĩ đi đánh lại ba nghìn thiết kỵ, mắt La Công Minh đã hơi ướt, rồi ông quay đi rơi hai hàng lệ.

Nói xong việc này, sự xa cách giữa hai người đã không còn nữa, La Công Minh cũng thân mật với hắn hơn, sau đó bèn nói đến việc Dương Hạo tiếp tục dẫn quân đi đến phía tây, nói đến việc của Lô Lĩnh Châu, La Công Minh vô cùng chăm chú.

Lần này Dương Hạo đến, chỉ là bái kiến người lớn trong nhà La Khắc Địch, để tận lễ của cháu trai. La Công Minh đã lừng danh thiên hạ, người này làm quan nhất định phải tránh hung, cực kỳ cẩn thận. Thân phận mình giờ đây vô cùng mỏng manh, ông ta không ghét bỏ, mà còn mở cửa tiếp đón, đã là một việc vô cùng quý báu, Dương Hạo không muốn làm ông ta khó xử, thăm dò chút thái độ quan gia từ phía ông ta, hoặc là để tận lễ của người bề dưới.

Vì thế sau khi hai người nói chuyện khoảng 1 tiếng đồng hồ, Dương Hạo thấy La Công Minh đã hơi mệt, bèn đứng dậy cáo từ. La Công Minh thấy hắn ta cáo từ vui vẻ thế, có chút ngạc nhiên, ông nhìn Dương Hạo một cách cẩn thận, rồi lộ ra vẻ cười, đứng dậy nói: "Hiền chất đã đi đường xa mệt, vừa đến kinh thành, về sớm để nghỉ ngơi cũng được.

Về sau người cùng làm quan với ta, thời gian ở cạnh nhau còn dài"

Ông ta ngừng lại một lúc rồi nói tiếp: "Quan gia xuất thân từ binh sĩ, rất thích những ai khí phách hào hùng, hiền chất cũng xuất thân từ binh sĩ, ở Tây Bắc, đã nhập triều, phải được quan gia ưu ái. Nhưng ở trong triều không thể bằng Tây Bắc, hiền chất còn trẻ, vẫn đang sục sôi khí thế, muốn đạt lên chức vị cao, khó tránh khỏi bị những kẻ tầm thường ghen ghét, từ nay về sau trên quan trường, hiền chất vẫn phải hết sức cẩn thận, làm việc gì cũng phải xem xét kỹ trong ngoài, vừa có thể vừa lòng người mà lại vừa được lòng mình. Như thế, mới có thể an thân lập mệnh được, ha ha."

Dương Hạo giật mình, hắn biết được những câu này mới là những lời quan trọng nhất, chỉ là lão hồ ly này nói thật hàm hồ, rất khó có thể nắm được ý nghĩa thật sự của câu nói ấy, hắn chỉ đành lưu nó lại trong đầu, rồi hành lễ, cáo từ một lần nữa, La Công Minh đích thân tiễn hắn ra đến cửa thư phòng, rồi lại để La Khắc Tiệp tiễn hắn ra ngoài.

Dương Hạo ngồi trong xe, nghĩ đi nghĩ lại về những điều La Công Minh nói, nghĩ ngợi cả đường đến nơi ở của mình, vừa xuống xe, bèn có một tên thị vệ đến nói bên tai hắn vài câu, đưa cho hắn một bước mất thư. Dương Hạo nhận bức thư rồi về phòng, mở ra xem dưới đèn, ngay lập tức toàn thân toát mồ hôi.

Do mạng lưới thông tin của hắn giờ chủ yếu bố trí ở khu Tây Bắc, càng về Trung Nguyên, mạng thông tin của hắn càng yếu, hơn nữa hắn đi đến đây, không thể nắm vững được tông tích cụ thể của hắn, vì thế tin tức mà "bay" mang đến, đề cập đến việc "đảo trình", mà giờ mới đến tay hắn.

Dương Hạo hiểu rất rõ về tâm lý của đế vương, nhưng lần này hắn đã thu thập một số lượng lớn tư liệu về mặt đối nhân xử thế của Triệu Khuông Dận, hiểu rõ tính cách của Triệu Khuông Dận hơn nhiều so với những quan chức ở Lô Lĩnh Châu. Kế hoạch này thật sự có thể đuổi Trình Đức Huyền đi, dù là nó có hàng trăm lỗ hổng, nhưng chính vì lỗ hổng của nó nhiều, ý đụng dao kiếm quá rõ, rất khó có thể tưởng tượng sau khi Triệu Khuông Dận biết sẽ nghĩ thế nào, không biết sẽ có cách nhìn gì về mình.

Đối thủ này thật là lớn mạnh, không giống với Chiết Ngự Huân, không giống với Lý Quang Nghiễm, cũng không giống với những người đứng đầu của Hoành Sơn Chư Khương, giờ đây mình đang ở trong thành Khai Phong, bản thân mình là một thần tử của Đại Tống, nếu Triệu Khuông có nảy ý giết hắn, có một trăm lý do, một cách làm cho hắn chết không được sống không xong. Thiên tử đã muốn, thậm chí không cần hạ lệnh, sẽ có vô số người đứng lên thực hiện, bao nhiêu sát thủ sẽ rình rập trên thân người Dương Hạo.

Ngày thứ hai, Dương Hạo rất vui, hắn không đem theo Mẫu Y Khả đi thăm thú kinh thành, hắn ru rú trong nhà cả ngày, u ám trong phòng, ngồi trước bàn nghĩ ngợi đăm chiêu, khi Mẫu Y Khả bê trà và cơm đến, chỉ thấy hắn đang nắm một tờ giấy trên bàn, viết mấy chữ, rồi lại vo vào vất đi viết lại, làm cho cả căn phòng bề bộn những giấy. Mẫu Y Khả không biết lão gia có chuyện gì mà phiền não đến vậy, sợ đến độ không dám thở lớn, chỉ âm thầm nhặt giấy lên, trên đó chỉ thấy mấy chứ tính tình..., tính cách..., sở thích...., hai người biết chữ mà không biết dấu ba chấm, nên ngơ ngác.

Chạng vạng tối ngày hôm sau, Dương Hạo cuối cũng đã phấn chấn lên, trong phòng cũng không còn đồ đạc vất lung tung nữa, nhưng đèn vẫn rất muộn mới tắt, cách một cánh cửa sổ, Mục Vũ và Mẫu Y Khả đứng ở hành lang nhòm vào, chỉ thấy Dương Hạo đi đi lại lại trong phòng, thỉnh thoảng ngước đầu nhìn trăng sáng, thính thoảng cúi đầu trầm tư không nói gì, ở ngoài gió to bão tuyết, một màn trắng xóa, trong lòng hai người cũng là một màn trắng xóa, không biết lão gia rốt cuộc có chuyện gì phiền não.

Sáng ngày thứ ba, Mẫu Y Khả không yên tâm được, sáng sớm đã đến mở cửa phòng Dương Hạo, đẩy cánh cửa ra làm nàng giật nảy mình, chỉ thấy Dương Hạo đã dậy từ lâu, không những rửa xong mặt mũi, mà con đang mặc quần áo. Trên giường có một đống chăn, cuộn trong chăn là một bộ triều phục.

Vừa thấy nàng bước vào, Dương Hạo vui vẻ, vội nói: "Nguyệt Nhi, đến đây, mau đến đây giúp ta mặc triều phục, mấy thứ quần áo này thật phiền phức."

Mẫu Y Khả thấy lão gia đã phục hồi lại trạng thái bình thường, trong lòng chợt thấy nhẹ nhõm hẳn đi, vội vàng bước vào phòng giúp hắn mặc quần áo và chải tóc. Hôm nay là lần đầu tiên Dương Hạo lên điện gặp mặt vua, phải mặc quần áo long trọng nhất. Triều phục của hắn là màu hòng, ở trong mặc áo màu trắng, ở ngoài có một thắt lưng lớn, trên người có đeo ngọc bội, dưới chân là giày đen tất trắng.

Tất cả quần áo của quan lại trong triều đều thế này, chức vụ cao thấp khác nhau chủ yếu phụ thuộc vào sự phối hợp quần áo để nhận biết. Chủ yếu là dựa vào có hay không có thiền y (trung đơn) và trên áo có những hình gì. Ngoài ra sự khác biệt còn ở chỗ mũ trên đầu có mấy hàng, dùng dải gì.

Sau khi đã ăn mặc gọn gàng tươm tất, lại treo thêm cổ tròn, thắt lưng, mũ quan, hai người đều mệt đến độ đổ mồ hôi. Nhưng ăn mặc thế này làm người ta cảm thấy thật uy nghiêm, Dương Hạo có thể nhận ra điều ấy từ ánh mắt nhìn khác lạ của Mẫu Y Khả. Đồng thời trong quá trình mặc quần áo này, có thể nhận thấy quá trình đó đã tạo nên ám thị trong lòng hắn, làm hắn cảm thấy kính cẩn trước hoàng quyền và hoàng đế đang sắp phải gặp.

Bước ra ngoài phòng, Dương Hạo mới nhận ra tối qua đã đổ một trận tuyết lớn. Làn không khí thanh mát từ ngoài lan tỏa vào, Dương Hạo cảm thấy tinh thần phấn chấn: "Thò đầu ra cũng là một đao, thụt đầu vào cũng là một đao, bộp bộp bộp, mở rộng lòng mình, xông lên phía trước. Sống thì sống chết thì chết, xem xem Triệu đại quan có thủ đoạn gì!"

Dương Hạo ngồi lên xe, đi thẳng đến Ngự Nhai, dừng lại trước một tòa nhà tráng lệ, nói rõ thân phận của mình, rồi đi vào trong triều, ở đây, ngoài La Công Minh, Dương Hạo không quen biết một ai, lúc này cũng không tiện đến nói chuyện, chỉ đành hai tay chắp lại với nhau, mắt nhìn mũi, mũi tim, giống như một, La Công Minh cùng những người khác cười cười nói nói, thấy bộ dạng của Dương Hạo cũng rất bình tĩnh, coi như không có gì xảy ra.

Thời khắc đến, các quan thần đến điện nghe chính sự của hoàng đế, ở trên đường chỉ gặp thú tốt, vệ trạm đứng thẳng hàng, trên các bức tường, đâu đâu cũng là những hình điêu khắc tinh xảo, mãi đến cung điện của hoàng cung.

Bách quan đã lần lượt đến chỗ nghe tấu của hoàng thượng, đứng vào một chỗ quần áo chỉnh tề, Dương Hạo lúc này mới nhìn về phía vị quan đứng đầu. Hắn biết rằng những vị quan này đều là người nổi danh trong lịch sử, nhưng lúc này lại không nhận ra, cũng không biết chức vụ cụ thể của họ, nhưng người đứng đầu nhất định là Triệu Phổ, nhìn về phía đó xem rốt cuộc vị Triệu Phổ lừng lẫy trong lịch sử có dáng bộ thế nào. Đáng tiếc là, Triệu Phổ cũng đứng thẳng nhìn về phía hoàng đế, nên nhìn từ góc độ này cũng chỉ thấy được đằng sau mũ của ông ta, chứ không nhìn được mặt.

"Hoàng đế bệ hạ giá đáo, bách quan tấn kiến!"

Sau khi lời nói vang lên, tất cả các quan thần đều đứng thẳng dậy, Dương Hạo không dám chậm trễ, vuốt thẳng áo bào rồi quỳ xuống đất, đợi có người hét "vạn tuế" là cũng gân cổ hét theo. Giờ đây hắn là quan võ, đứng ở trong hàng lớp võ tướng, mấy võ tướng ở hai bên trái phải thấy hắn đột nhiên thấp đến nửa, đều cảm thấy rất lạ lùng, bên cạnh có một quan võ râu dài nhỏ giọng nói: "Này, lão đệ à, lần đầu tiên đi gặp quan gia phải không?"

"Đúng vậy!" Dương Hạo ngẩng đầu, trong lòng còn có chút buồn bực: "Sao những người này không quỳ xuống vậy?"

Người râu dài đó nói: "Ta còn tưởng ngươi sợ đến ngã lăn ra rồi cơ, mau đứng đậy, nếu không ngươi thất lễ trước mặt vua bây giờ."

"A?" Dương Hạo ngạc nhiên kêu lên một tiếng, sao...sao gặp hoàng đế mà lại không phải quỳ xuống ư?

Theo lý thường mà nói, những người quan lại vừa được phong chức đều có những quan lại lễ tiết dạy dỗ cho họ cách hành xử cho đúng mực, thật ra Dương Hạo chẳng hiểu gì cả, có điều hắn cũng làm quan được kha khá rồi, hồ đồ chạy đến trước cung này, cơ bản không nghĩ đến việc đi học lễ nghĩa, nên có vị quan cũng đã bỏ qua bước này.

Vốn dĩ những quan lại thời Tống khi lên gặp hoàng thượng còn có cả chỗ ngồi, mặc dù giờ không còn chỗ ngồi nữa nhưng cũng không phải hành lễ, cảnh tưởng chỉnh đốn trang phục quỳ rạp xuống, đó là do đời Minh Chu Nguyên Chương quy định, hơn nữa lúc đó cũng chỉ có tiểu triều là làm lễ, còn những đại triều thì lúc có lúc không, sau đó nữa thì đến đời Thanh, quỳ đã trở thành việc hết sức thông thường, hơn nữa thời gian quỳ không được ngắn, vì vậy đầu gối của các vị quan đều phải lót một tấm vải mềm.

Lúc này Dương Hạo lại hành lễ quỳ thế này, khó tránh khỏi làm các quan khác cảm thấy nực cười. Sau khi Dương Hạo đã nghĩ thông lễ tiết, mặt đỏ tía tai, vội vàng đứng thẳng dậy, rất nhiều quan chức thấy vậy ôm miệng cười. La Công Minh đứng ở hàng ngũ quan văn, thấy Dương Hạo làm như vậy, hàng lông mày trắng hơi động đậy, trong ánh mắt lô ra nụ cười: "Đúng là Nho tử có học."

Lúc đó trong lòng ông ta chỉ thầm tán dương Dương Hạo, chứ không ngờ Dương Hạo làm vậy chỉ là vô tình mà thôi.

Triệu Khuông Dận nghiêm mặt ngồi trên long sàng chờ các quan đến tấu, Dương Hạo đột nhiên làm ra trò này, ông ta nhìn thấy rất rõ ràng từ trên long sàng, vừa thấy cảnh đó, miệng ông ta cũng động đậy một chút. Chỉ là lúc đó khoảng cách khá xa, ấn tượng trước kia cũng không rõ lắm, ông ta vẫn chưa nhớ ra viên quan không hiểu phép tắc này là ai.

Dương Hạo bò dậy, cùng làm lễ với bách quan, hô ba lần vạn tuế, lúc này mới trở về hàng đứng ngay ngắn, Trương Đức Quân nhìn vào bản danh sách quan viên từ Ngọ Môn gửi đến có chú thích hôm nay một quan viên mới đến, mấy người này phải ưu tiên xử lý trước, bèn bước lên trước một bước, cao giọng nói: "Quan tân nhiệm Hòa Châu Phòng Ngự Sử Dương Hạo về kinh gặp mặt hoàng đế, lên trước kiến giá, đội ơn hoàng thượng."

Dương Hạo vội vàng đứng ra ngoài, những viên quan hai bên trái phải vừa nhìn thấy đã nói: "Ồ, không ngờ là một người trẻ thế này!"

Dương Hạo làm lễ trước long sàng, rồi cao giọng nói: "Thần Dương Hạo....phụng chỉ hồi kinh, khấu tạ thiên ân."

Lúc này, hắn đáng lẽ hắn phải quỳ xuống rồi, nhưng khi miệng Dương Hạo nói câu "Khấu tạ thiên ân", hắn lại chỉ đứng mà khom vai, không quỳ xuống. Những quan văn võ hai bên nhìn thấy, rất nhiều người quay đầu đi cười, sợ rằng cứ nhìn hắn thì sẽ cười thành tiếng mất.

Triệu Khuông Dận vốn nghe nói là hắn ta, ngay lập tức mắt trợn tròn lên, nhưng khi thấy hắn lúc không cần quỳ lại quỳ, lúc cần quỳ lại không quỳ, hình như không hiểu chút lễ nghi nào cả, nên dở khóc dở cười, ông ta ngẩn người ra một lúc rồi xua tay ngụ ý ngăn Trương Đức Quân đang định trách móc, dịu giọng nói: "Dương Hạo, Trẫm đã thân chinh ngự giá đến Hán, di rời năm trăm lão bách tính của Hán, để tiêu hủy cái gốc rễ của Hán đi. Ngươi không phụ lòng tin của Trẫm, làm cho năm vạn dân tử này có cuộc sống ấm no, Trẫm cũng yên lòng. Sau khi Lô Lĩnh được xây dựng lên, tăng cường sức lực, mở cửa xây dựng tri phủ, là công lớn. Trẫm phong người làm Hòa Châu Phòng Ngự Sử kiêm Hựu Võ đại phu, mong rằng về sau ngươi vẫn cố gắng như trước kia, tận tâm tận lực."

Dương Hạo vừa nghe lời nói đó, vô cùng cảm kích, hắn khom lưng, chắp tay lớn tiếng nói: "Đa tạ hoàng thượng, thần xuất thân áo vải, cày cấy ở Phách Châu, hiến tính mạng mình cho Tây Bắc, không mong được ghi danh trong triều đình. Quan gia không khinh bỏ thần chỉ là loại thường dân, mà còn cho thần trọng trách đi di dân, thật là cảm kích...."

Trò linh tinh gì đây chứ? Mắt Triệu Khuông Dận càng ngày càng mở lớn, đột nhiên nghĩ đến những con chữ gà bới của hắn trong bản tấu lúc đầu, giờ lại nghe hắn đọc lại "Xuất Sư Biểu", nộ khí và sát khí đã ngay lập tức hóa thành tiếng cười lớn, lập tức ôm bụng cười ngặt nghẽo, rồi nhìn lại những viên quan trái phải, ai nấy đã cười nghiêng ngả cả rồi, liền nói:

"Ngay cả "Xuất Sư Biểu" mà cũng dám ngại, thật là không biết thì không sợ!"

Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất