Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm

Chương 24: Bánh bột củ sen hoa hồng và hạt dẻ

Sau khi ngâm hạt sen qua một đêm, lớp vỏ cứng màu đen cuối cùng cũng mềm hơn, hai người vất vả lắm mới tách bỏ được lớp vỏ này, Dịch Huyền ngạc nhiên khi thấy hạt sen bên trong không phải là màu trắng mà anh đã thấy trước đó. Nó có màu xám đen.

Về phần món canh hạt sen ngân nhĩ thì ở chỗ Hà Điền không có ngân nhĩ, cô chưa từng nghe qua món long nhãn này. Nhưng táo đỏ thì cô có.

Họ bóc hạt sen, bỏ lõi, nấu với táo đỏ, món canh họ nấu không ngon lắm, không nếm được mùi vị của loại nguyên liệu mới phát hiện này, chỉ có vị ngọt của táo đỏ.

Dịch Huyền cho rằng đó là do hạt sen quá già.

“Hạt sen tươi ăn rất ngon! Nhà tôi… nơi tôi từng ở… trong vườn có một cái đầm sen. Hàng năm khi mùa hạ bắt đầu, hoa sen cứ liên tục nở rộ, đóa sen rất to, bên trong là nhụy sen và đài sen, sau khi tàn trông rất đẹp, vì có một đài sen nhỏ. Đài sen lớn lên một chút, khi còn xanh thì hái, xé và lấy hạt sen ra, lúc đó vỏ của hạt sen cũng có màu xanh, có thể lột vỏ ra rất dễ dàng, hạt sen có màu trắng và vị rất ngọt, hạt sen sấy khô thì có màu vàng nhạt hoặc là trắng như răng vậy.”

Thấy Dịch Huyền cố gắng bảo vệ món ăn ngon mà anh từng thích, Hà Điền an ủi anh: “Không sao đâu. Món canh hạt sen không ngon có thể là do hạt sen quá già, hoặc vì do khác loại nên loại hạt sen này không thích hợp để ăn. Nhưng củ sen ăn khá ngon. Chúng ta thử làm món bột củ sen xem sao.”

Trước đây, họ cũng đã thử cắt lát củ sen xào lên ăn. Hà Điền đánh giá món này ăn ngon hơn rất nhiều so với giá đậu nành.

Củ sen được thái thành từng lát mỏng, bất luận là xào cùng với thịt khô và rau xanh, hay nấu trong nồi đất với cá muối, măng khô, nấm hương… thì vị giòn ngọt của củ sen cũng đều rất hợp với những nguyên liệu này.

Hà Điền đặc biệt thích xào với thịt khô và rau xanh. Cô còn nghĩ nếu củ sen có thể bảo quản được đến mùa xuân và có rau rừng thì chần qua, thêm chút dầu óc chó cho nguội rồi bào vài lát thịt đùi hươu ướp tăng thêm vị mặn, trước khi ăn thì rắc lên một chút đường trắng… Ôi, chỉ mới nghĩ đến đây mà nước miếng của cô đã chảy ra rồi.

Những củ sen mang về được bảo quản trong nhiều môi trường khác nhau, sau một tuần lễ, Hà Điền thấy những củ được đặt trong chậu là bảo quản tốt nhất. Thế là cô lại dọn một chậu nước vào trong nhà, cho củ sen vào chậu, thêm nước sạch, nước không đầy, chỉ cần vừa đủ để ngâm củ sen là được, hai ba ngày thì thay nước một lần.

Sau nhiều thử nghiệm nấu ăn khác nhau, Hà Điền chính thức xác nhận rằng củ sen là một nguyên liệu rất có triển vọng. Chỉ vì nó là một loại rau tươi có thể bảo quản được vào mùa đông ngoại trừ củ cải và bắp cải nên rất đáng được cân nhắc để trồng.

Nhưng củ sen phải trồng như thế nào?

Dịch Huyền hoàn toàn không biết gì cả.

Về cách làm bột củ sen, anh cũng không thể nói chính xác được các bước, nhưng Hà Điền đã có kính nghiệm chắt lọc tinh bột khoai tây và tinh bột khoai lang nên cô có thể hiểu được đại khái phải làm như thế nào.

Họ gọt vỏ củ sen, băm nhỏ, cho vào máy đập tay đập nát ra, cho thêm ít nước, ngâm một lúc sẽ có bột trắng chảy ra từ củ sen. Đó chính là tinh bột trong củ sen.

Trải một miếng vải bông vào trong chậu gốm, đổ cặn củ sen vào, dùng vải bông nén chặt lại rồi vắt mạnh, nước đục sẽ không ngừng chảy ra.

Đặt chậu gốm sang một bên để yên trong khoảng một giờ, khi tinh bột lắng xuống và tách khỏi nước, bột củ sen sẽ thành hình.

Hà Điền cẩn thận múc phần nước nổi bên trên đi, những gì đọng lại trong chậu là phần bột mịn màu hồng nhạt.

Cô lấy một tấm phên tre lớn vốn dùng để làm khô tinh bột khoai tây và tinh bột khoai lang ra, rồi dùng một chiếc muôi gỗ để di bột lên tấm phên tre và dàn đều.

Những giọt nước trong bột nhão chảy xuống cái chậu gỗ to dưới phên tre. Sau đó lại dùng muôi gỗ ấn nhẹ và đều vào bột để nước thừa ra hết.

Thực ra công việc chắt lọc tinh bột tốt nhất là nên làm vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng kéo dài. Không phải là không thể làm được vào mùa đông, nhưng phải đặt nó ở trên bếp, dùng độ nóng của lửa than để hong khô.

Buổi tối trước khi đi ngủ, phên tre không còn nhỏ giọt nữa, Hà Điền chuyển phên tre lên đặt ở trên nóc bếp rồi đặt một vài khối gỗ trên mép phên tre để có thể sấy khô bằng cách sưởi ấm và thoáng khí.

Hôm sau thức dậy, lại xới bột trong phên tre lên, tiếp tục phơi.

Sau khi toàn bộ bột đã khô và biến thành bột mịn, tinh bột củ sen xem như được chắt lọc thành công.

Bột củ sen mà Dịch Huyền vô cùng yêu thích còn có thêm mùi vị của cánh hoa quế. Nhưng Hà Điền không biết hình dạng của hoa quế trông như thế nào. Dịch Huyền nói đó là một loại hoa rất thơm và nhỏ, có lúc là màu vàng kim óng ánh, có lúc là màu trắng vàng. Cô đã từng nhìn thấy những cây tương tự trong rừng, nhưng bây giờ không phải là mùa hoa nở, lá cây cũng đều đã rụng hết. Mà cho dù nó vẫn còn lá đi chăng nữa, không có hoa, Hà Điền nghĩ Dịch Huyền cũng sẽ không nhận ra chúng.

Không có hoa quế, nhưng Hà Điền có một số hoa hồng dại và nụ hoa hồng được hái lúc đầu hè.

Cô trộn một ít bột củ sen với nụ hồng, đổ vào chậu tre, đậy kín lại. Mong rằng chậu bột củ sen này có thể hấp thụ được hương thơm của nụ hoa hồng, trở thành bột củ sen hoa hồng.

Phần bột củ sen còn lại cũng được cất đi, còn lại một lớp bột bám trên phên tre thì cô dùng một cây chổi nhỏ được làm bằng lông đuôi sóc gom lại, cho vào hai chiếc chén sành, thêm vào một chút đường.

Đun một nồi nước sôi, từ từ cho nước vào trong chén như lời chỉ dẫn của Dịch Huyền, vừa cho nước vào vừa khuấy.

Quả nhiên, bột trong chén đã biến thành một hỗn hợp sền sệt trong suốt, múc một muỗng nhỏ lên rồi đặt ở chóp mũi, còn chưa thổi nguội đã có thể ngửi thấy một mùi thơm ngào ngạt, ăn một ngụm, cảm thấy mịn và ngọt, mùi thơm càng thêm nồng hơn. Tinh bột khoai tây và tinh bột khoai lang không thể so sánh được với ưu điểm này.

Hà Điền ôm chặc Dịch Huyền: “Thật sự ăn rất ngon!”

Dịch Huyền nở nụ cười, mặt đỏ lên.

Sau khi bước vào tháng ba, ánh nắng mặt trời đã tăng lên với tốc độ có thể cảm nhận được.

Nhưng nước sông đóng băng vẫn không có dấu hiệu tan đi.

Trên đường đi lấy lưu huỳnh, họ chạy ngược dòng chảy trên sông băng, khi đi qua hai vách đá gần kề, Dịch Huyền đã nghĩ, nếu có thể xây một cây cầu ở đó, hoặc là một thứ gì đó thì họ sẽ có thể sang bên kia sông một cách dễ dàng.

Trước khi dòng sông băng tan ra, họ nên nhanh chóng hành động.

Ông bà của Hà Điền đã từng nghĩ đến việc xây dựng một cây cầu ở đó, nhưng trên vách núi không có thân cây nào đủ cao. Việc chặt cây từ nơi khác và kéo đến đó lại càng không thể. Vì vậy, họ đã thu thập rất nhiều dây leo dài, muốn bện dây thừng rồi giăng ván trên đó, làm một chiếc cầu dây, nhưng chưa kịp chuẩn bị dây thừng thì ông cô đã mất, chuyện này cũng đành gác lại.

Nhưng Dịch Huyền dường như vẫn quyết tâm xây dựng một cây cầu.

Dưới sự thúc giục của Dịch Huyền, cuối cùng Hà Điền cũng tìm được những cây dây leo dài trong một nhà kho bừa bộn đầy mạng nhện.

Có hơn chục chiếc giỏ mây to, chiếc nào cũng nặng, cho dù có được bện xong thì làm thế nào để vận chuyển vẫn là một vấn đề nan giải.

Dịch Huyền không quan tâm đến điều này, anh lấy dây ra bện. Lần này anh làm tốt hơn rất nhiều so với lần bện giày rơm. Dù sao chẳng qua cũng chỉ là bện bốn sợi mây lại thành một sợi dây thừng, một sợi dây leo dùng gần hết thì lấy một sợi khác thắt nút với sợi này lại rồi tiếp tục bện. Việc này đơn giản hơn nhiều so với bện giày rơm.

Vì vậy, trong khoảng một tuần tiếp theo, ngoài việc hàng ngày lưới cá, lấy nước và dọn dẹp, Dịch Huyền và Hà Điền còn ngồi bện dây thừng trong nhà.

Sợi dây leo thô sau nhiều năm vẫn dai, cứng nhưng thật ra cũng không dễ bện cho lắm, người bện phải thường dùng búa gỗ dần cho mềm hơn để uốn và tạo hình theo ý muốn. Cứ sau mười, hai mươi phút bện dây, các ngón tay sẽ bị đau vì phải bẻ cong dây leo thô cứng, cho dù có các dụng cụ như kìm búa này nọ, cũng chỉ khá hơn một chút.

Lúc này Hà Điền mới giật mình nhận ra, ý chí của Dịch Huyền thật là phi thường.

Anh có thể ngồi đó và không ngừng bện dây, ngón tay đau thì xoa, cổ đau thì ngoẹo đầu, rồi lại tiếp tục.

Hà Điền không làm được.

Cứ chốc lát cô lại đứng dậy pha cho hai người một tách trà, chốc lát thì đi chuẩn bị bữa trưa, chốc lát lại đề nghị: “Chúng ta làm món gì đó ngon nhé?”

Dịch Huyền ngẩng đầu lên: “Được. Cô muốn làm món gì?”

Hà Điền hỏi ngược lại: “Cô muốn ăn gì?”

Dịch Huyền suy nghĩ một lúc: “Tôi từng thích ăn một loại bánh ngọt, là nhân hạt dẻ và đậu đỏ. Tôi không biết nó có được cho thêm gì vào nữa hay không, chỉ nhớ là nó ngọt, trong suốt… nhưng cũng không quá ngọt đâu, còn có một chút hương hoa. Món này ăn khi uống trà chiều là tuyệt nhất. Nhưng mà làm món này có thể sẽ mất rất nhiều thời gian, cô không ngại phiền chứ?”

“Không phiền, không phiền!” Hà Điền nói xong, đã nghĩ về cách làm loại bánh này.

Hỏi Dịch Huyền, anh cũng chỉ có thể mô tả chi tiết hơn về hương vị và mùi vị của món ăn này ra sao, cũng như nó trông như thế nào, còn những gì trong đó, là hấp hay nướng, anh không thể nói được.

Hà Điền lấy ra đủ loại nguyên liệu nấu ăn khác nhau, đứng ở trước bếp lò suy ngẫm. Dịch Huyền lặng lẽ nở nụ cười.

Bện dây thừng vừa mệt mỏi vừa nhàm chán. Anh để cho Hà Điền nghỉ ngơi một chút, nấu chút gì đó ngon cho bọn họ. Chẳng phải là nhất cử lưỡng tiện sao? Vì vậy, anh đã nghĩ ra một món không dễ làm như vậy.

Hà Điền suy nghĩ một lúc, trong lòng đã nắm chắc nên làm như thế nào. Đậu đỏ và hạt dẻ là nguyên liệu có sẵn, bánh muốn trong mờ vậy thì phải dùng tinh bột, cái này cô cũng có. Thậm chí cô còn có tinh bột với một chút hương hoa — chậu bột củ sen hoa hồng kia bây giờ chắc là có thể ăn được rồi nhỉ?

Trước tiên, Hà Điền lấy ra một ít đậu đỏ, cho vào một cái nồi sắt nhỏ đun sôi một lúc, đặt ở ngoài nhà, sau đó nấu chín hạt dẻ trong một cái nồi khác rồi cho một ít tro thực vật vào.

Khi hạt dẻ sôi, cô đem nồi đậu đỏ vào nhà, đậu trong nồi đã đông cứng, để trên lửa đun với lửa to, nấu trong hai mươi phút vỏ đậu sẽ bung ra.

Lúc này hạt dẻ cũng đã nguội, vớt ra rửa lại bằng nước lạnh, lớp vỏ nâu có lông tơ trên hạt dẻ được tách ra rất dễ dàng.

Đậu đỏ cho vào nồi nấu hơn mười phút, đợi đậu mềm, nhừ thì cho đường vào khuấy nhẹ tay.

Lúc này lại tiếp tục nấu hạt dẻ. Sau hai mươi phút nấu, khi dùng đũa chọc vào hạt dẻ thấy nứt ra, lộ ra phần bột thì tức là hạt đã chín.

Để hạt dẻ một bên cho nguội, cho nhân đậu đỏ vào xào trước.

Trước khi xào nhân đậu đỏ, Hà Điền đã rây lại đậu bằng rây tre. Cho đậu vào rây rồi dùng muôi gỗ nhẹ nhàng ép xuống rây để đậu nhuyễn rơi xuống, những gì còn lại trong rây là bả đậu dày và vỏ.

Bình thường thì khi làm bánh đậu đỏ Hà Điền cũng không quá cầu kỳ như vậy, nhưng khi nghe Dịch Huyền mô tả “bánh đậu đỏ và hạt dẻ” có nói đến chi tiết hương vị của nó rất tinh tế, “tan chảy trong miệng”, cô cảm thấy cần phải rây lại.

Bả đậu cũng không thể bỏ đi, mà giữ lại, khi nấu cháo kê thì bỏ vào có phải rất được hay không?

Sau khi rây xong đậu đỏ, Hà Điền bắc chảo lên lửa, cho một miếng lớn dầu mỡ heo vào, đun dầu ở lửa nhỏ, sau đó cho đậu đỏ vào, tiếp tục khuấy, thỉnh thoảng cho thêm đường vào.

Chỉ mất một lúc, cả căn nhà đã tràn ngập vị ngọt.

Cô nấu nhân đậu đỏ xong, tự mình nếm thử một muỗng nhỏ, cảm thấy độ mịn và ngọt của nó cũng không tệ.

Dịch Huyền nhao nhao: “Tôi cũng muốn thử!”

Hà Điền lại múc một muỗng khác đưa cho anh, anh cẩn thận nhấm nháp: “Rất ngon!”

Hà Điền được cổ vũ, tiếp tục làm nhân hạt dẻ.

Cho hạt dẻ đã luộc mềm vào tô, dùng muỗng nghiền nát, rây qua rây một lần, thêm một chút mỡ heo ấm để tạo thành hỗn hợp sền sệt.

Sau đó Hà Điền lấy thớt ra, rắt một lớp tinh bột khoai tây lên thớt, dùng chổi lông sóc quét đều lên. Rắc lớp tinh bột này lên thớt là để khi nhào, bột sẽ không bị dính.

Hà Điền bôi dầu lên tay, cho nhân hạt dẻ vào tay vo thành một viên tròn rồi dùng một cái chài đã bôi dầu lăn thành một miếng mỏng dày khoảng hai đến ba milimét. Cô dùng một tấm gỗ mỏng đặt lên trên miếng hạt dẻ, dùng dao cắt nó ra thành hai miếng hình chữ nhật dọc theo miếng gỗ. Sau đó lại phết đều một lớp nhân đậu đỏ lên miếng hạt dẻ đó, rồi phủ miếng hạt dẻ còn lại lên trên, dùng tấm gỗ kia nhẹ nhàng nén xuống.

Bây giờ, nguyên mẫu của món điểm tâm này đã trông rất đẹp mắt, nhưng công việc của Hà Điền vẫn còn chưa xong đâu.

Cô lấy chậu tre đựng bột củ sen hoa hồng ra, mở ra ngửi thử, mùi hương của hoa hồng đã thấm vào bột củ sen, ít nhất thì bây giờ nó có mùi thơm như thế này, không biết ăn vào thì sẽ có vị như thế nào.

Hà Điền dùng muỗng nhỏ múc khoảng nửa tô bột củ sen, rồi cầm nụ hoa hồng lên, dùng ngón tay bóp nát nụ hoa ra. Cô chỉ giữ lại những cánh hoa nguyên vẹn và tươi sáng, còn đài hoa, tâm và nhụy còn lại thì bỏ đi.

Sau đó, cô từ từ cho nước sôi vào tô, vừa chế vừa dùng đũa khuấy đều bột củ sen trong tô.

Cô chỉ cho thêm vào một chút nước, bột củ sen lúc này là những cục bột lớn nhỏ khác nhau.

Chờ một lúc, bột củ sen nguội đi, Hà Điền nhào bột củ sen thành một khối bột mịn.

Rắt một ít tinh bột khoai tây lên bột, đặt lên thớt rồi cán thành từng lát mỏng, dùng một tấm gỗ nhỏ cắt thành hai lát, để yên một lúc, sau đó cẩn thận đặt lớp nhân hạt dẻ với nhân đậu đỏ lên trên, rồi lại chồng thêm một lớp bột nữa, sau cùng dùng một tấm gỗ nhỏ ấn nhẹ xuống.

Bây giờ, nhìn từ một bên thì món tráng miệng chưa hoàn thành này có năm lớp, lớp ngoài cùng là màu trắng hồng, sau đó là hai lớp màu vàng nhạt, và một lớp nhân đậu đỏ ở giữa.

Dịch Huyền không khỏi dừng lại công việc trong tay, nhìn chằm chằm vào chiếc thớt: “Đẹp quá!”

Hà Điền cầm lấy con dao, hô lớn: “Bây giờ tôi chuẩn bị cắt đây, cũng không biết là có thành công hay không nữa. Giờ tôi mới nhớ ra là mình đã quên phết một lớp nước đường vào giữa hai lớp da bánh rồi. Nó đóng vai trò như một loại keo dính vậy. Cắt xong có khi nào bị tróc ra không?”

“Nếu tróc thì lần sau làm lại!” Dịch Huyền rửa tay chạy tới, cầm lấy con dao trên tay Hà Điền: “Để tôi cắt cho.”

Anh đã thể hiện kỹ năng dùng dao của mình giống như khi cắt cá lát sống, nhưng lúc đó Hà Điền không để ý cách anh cắt nó, lần này thì cô đã được thấy.

Dịch Huyền ra tay cực kỳ nhanh, Hà Điền chỉ thấy anh thực hiện một vài đường tỷ lệ chéo trên miếng bột, liền đặt dao xuống.

Tất nhiên, da bánh cũng được cắt rất đẹp, tất cả đều là những hình chữ nhật có cùng kích thước. Nó giống như được đo rồi cắt, hoặc là sử dụng khuôn.

Hà Điền đun sôi một nồi nước, trải một lớp lá dâu tằm trong xửng hấp rồi bôi mỡ lên lá để bánh hấp không bị dính vào, rồi cẩn thận xếp những hình chữ nhật nhỏ vào trong xửng thành một hình tròn.

Hấp trên lửa lớn được khoảng mười phút, mùi thơm bắt đầu xông vào mũi.

Dịch Huyền háo hức mở nắp nồi hấp ra và hét lên vì ngạc nhiên.

Món điểm tâm này sau khi hoàn thành rất đẹp, bề mặt trong mờ, điểm xuyết những cánh hoa hồng hồng, bên dưới có thể nhìn thấy phần nhân màu vàng nhạt.

Anh không sợ phỏng tay lấy một miếng ra, đưa lên miệng thổi thổi vài cái rồi cắn một miếng, vừa hô nóng, vừa cười nói với Hà Điền: “Cô làm nó ngon hơn loại tôi đã từng ăn! Trông cũng đẹp hơn nữa.”

Hà Điền cũng cười, cô cũng muốn ăn thử một miếng, Dịch Huyền nhanh chóng lấy một miếng khác, bỏ vào dĩa rồi đưa cho cô.

Thật sự rất ngon.

Bốn nguyên liệu: bột củ sen, hoa hồng, hạt dẻ và đậu đỏ có độ ngọt khác nhau, mỗi loại có độ ngọt và mùi thơm riêng, quyện lại với nhau tạo thành một mùi thơm đặc trưng. Vỏ bánh làm từ bột củ sen là dai nhất và có hơi dính. Nhân hạt dẻ và đậu đỏ mềm, tan ngay trong miệng.

Dịch Huyền lại bóc một miếng bánh khác, cười với Hà Điền: “Cô thật giỏi/tuyệt vời!”

Hà Điền cười ha ha, lại cắn một miếng nữa: “Là cô đã chỉ cho tôi một công thức rất tuyệt vời.”

Ngoài nhà lại có tuyết rơi, nhưng bên trong thì lại ấm áp và thơm lừng mùi bánh.

Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất