Danh Môn

Chương 597: “ Trọng đại quyết sách” b

Người gác cổng ấy bỗng nhiên nhìn thấy có một đội lạc đà đang hướng đại môn của Thôi phủ mà tiến thẳng tới. Dường như đoàn người kia cũng không hề có ý sẽ dừng lại, trong bụng hắn thầm chê bai đám người Hồ thật không có tí quy củ nào cả, có mắt mà không nhìn ra đây là chốn nào hay sao mà cứ tự tiện đi vào. Tên gác cổng đứng lên, định cất tiếng mắng chửi, đuổi đám người vô lễ ấy đi, nhưng hắn chợt há hốc mồm, mãi mà không khép lại được. Quả thật hắn thật không thể tin vào mắt mình nữa. Từ trên lưng lạc đà bước xuống không phải ai khác mà chính là trưởng công tử Thôi Diệu.

Người gác cổng chợt hét to lên một tiếng, rồi hấp tấp, chân nọ đá chận chia chạy vào trong phủ: “ Trưởng công tử đã trở về. Lão gia, trưởng công tử đã trở về rồi”

Thôi Diệu cũng lấy làm ngạc nhiên vô cùng, chẳng lẽ phụ thân hắn đang ở Trường An hay sao. Trong đầu vừa suy nghĩ mơ hồ, hắn vừa đỡ Cổ Đại bước xuống lạc đà. Hắn cũng muốn đưa Cổ Đại vào trong phủ, nhưng rồi hắn có chút do dự. Ngôi nhà này ngày thường hắn rất quen thuộc vậy mà giờ đây nó lại trở nên có chút gì đó xa lạ quá.

Lúc này, từ bên trong cửa phủ vang lên một loạt những tiếng bước chân dồn dập, và ngay sau đó là một nhóm người bước ra. Người đi đầu là một người đàn ông trung niên, nhìn ngoại hình của ông ta trông rất giống với Thôi Viên. Và người đàn ông trung niên ấy không phải ai khác mà chính là phụ thân của Thôi Diệu, tên gọi Thôi Hiền. Trong suốt những năm qua vì thủ đoạn của Bùi Tuấn, nên Thôi Hiền vẫn phải nhậm chức làm quan ở phương nam. Nhưng sau khi Bùi Tuấn qua đời, Trương Hoán cũng mấy lần chuyển Thôi Hiền vào kinh nhưng Thôi Viên nhất quyết không đồng ý cho người con trai duy nhất của mình trở về. Ông ta tuyết đối không muốn Thôi Hiền nhúng tay vào công việc của gia tộc. Chính vị thế mà quan hệ giữa cha con bọn họ rất căng thẳng. Thậm chí trong suốt ba năm hai cha con cũng không hề có thư từ qua lại thăm hỏi nhau gì cả. Chưa đầy một tháng sau khi Thôi Viên qua đời , Trương Hoán đã triệu hồi Thứ Sử Nghiễm Châu là Thôi Hiền trở về Trường An, và phong cho ông ta làm Quang Lộc tự khanh.

Nếu so sánh với người cha Thôi Viên đa mưu tức trí, thì Thôi Hiền rõ ràng là một con người rất bình thường. Ông ta nhậm chức ở Nghiễm Châu cũng không có thành tích gì nổi bật cả, nhưng cũng không có gì là sai lầm khuyết điểm. Hàng năm kiểm tra đánh giá vẫn chỉ được xếp vào mức quan trung bình. Không lâu sau khi Thôi Hiền vào kinh, Thôi Ngụ liền chuyển giao vị trí chủ gia tộc cho Thôi Hiền. Như vậy đối với các công việc chỉnh đốn gia tộc, việc đầu tiên là Thôi Hiền đã tiếp nhận địa vị chủ gia tộc một cách thuận lợi, không hề có bất cứ người trong tộc nào phản đối cả. Và ông ta cũng đã đem bổn tông của Thôi gia từ Sơn Đông Thanh Hà chuyển đến Trường An rồi, và dĩ nhiên tất cả con cháu Thôi gia, rồi cả từ đường của gia tộc cũng đều chuyển hết tới Trường An. Chỉ để lại mấy tên chấp sự ở lại để quản lý điền sản của tổ trạch mà thôi. Ý tưởng cải cách, thay đổi này của Thôi Hiền nhận được sự ủng hộ và hậu thuẫn rất lớn của Trương Hoán, như đặc cách chấp thuận việc đăng kí hộ tịch của người trong Thôi tộc ở Trường An, rồi lại còn ban tặng rất nhiều nhà cửa nữa. Cứ như vậy dần dần toàn bộ các công vụ của gia tộc đều nằm trong tay của Thôi Hiền. Ông ta trở thành chủ gia tộc nhất ngôn cửu đỉnh, rất có tư cách.

Nếu như so sánh mối quan hệ của bản thân Thôi Diệu với tổ phụ và với phụ thân, thì rõ ràng tình cảm phụ tử không thể sâu đậm bằng tình cảm của hắn với tổ phụ được. Từ năm Thôi Diệu lên hai tuổi, Thôi Hiền đã ra ngoài làm quan, hai ca con rất ít khi gặp nhau, chứ chưa cần nói đến việc quan tâm chia sẻ với nhau. Mặc dù vậy nhưng khi thấy nhi tử của mình bình an trở về Thôi Hiền vẫn cảm thấy vô cùng phấn khởi sung sướng.

“ Nhi tử xin ra mắt phụ thân đại nhân” Thôi Diệu vừa nhìn thấy cha lập tức quỳ xuống dập đầu hành lễ. Hôm nay mới được gặp phụ thân sau bao nhiêu năm xa cách, nên lời nói của Thôi Diệu ngẹn ngào xúc động.

“ Diệu nhi, hãy mau đứng lên đi” Ánh mắt Thôi Hiền cũng đã đỏ hoe rồi. Ông ta đỡ đứa con của mình dậy. Mới ngày nào nó còn bé tí mà giờ đây đã trở thành một nam nhân cường tráng, khỏe khoắn thế này. Thôi Hiền vỗ vỗ vào vai con trai, cảm khái nói: “ Mới thoáng cái mà con đã trưởng thành thế này, thời gian đúng là trôi nhanh thật”

Thôi Hiền bỗng nhiên nhiên nhìn về phía Cổ Đại thấy nàng đang ngập ngừng, e thẹn. Trong mắt ông ta hiện ra sự khó coi, sắc mặt cũng có chiều giận dữ. Nhưng ngay sau đó Thôi Hiền cũng nhanh chóng lấy lại được sự ôn hòa, cười nói: “ Vị này chính là công chúa Hiệt Kiết Tư phải không”

“ Dạ vâng! Nàng chính là Cổ Đại công chúa” . Thôi Diệu vội vàng đưa mắt ra hiệu cho nàng, ý bảo nàng hãy tiến lên thi lễ ra mắt. Cổ Đại bất đắc dĩ, dù rất ngượng ngùng nhưng cũng phải tiến lên hành lễ. Nàng nói dùng Hán ngữ để nói, chỉ có điều còn trúc trắc, chưa thuần thục lắm: “ Cổ Đại xin tham kiến Thôi bá”

“ Ha ha! Đúng là khách quý đến thăm phủ chúng ta rồi” Thôi Hiền ngửa đầu cười một tiếng, rồi lập tức quay đầu phân phó cho hạ nhân: “ Các ngươi còn không vị khách của chúng ta thu dọn các đồ đạc hay sao”

Phụ thân một điều khách quý, hai điều khách nhân với Cổ Đại khiến cho Thôi Diệu trong lòng lúc này thực sự cảm thấy bất an. Nhưng bây giờ không phải là thời điểm thích hợp để nói chuyện này. Điều hắn quan tâm nhất chính là tình cảnh của tổ phụ trong lúc bệnh trọng ra sao. Bỗng nhiên, từ ngoài cửa truyền đến một loạt những tiếng cười sang sảng: “ Là chất nhi đã trở về phải không”

Thôi Diệu quay đầu nhìn lại, thì thấy ngoài cửa đang bước vào một người đàn ông có vóc dáng cân đối, tuổi tác thì cũng xấp xỉ với phụ thân hắn, và nụ cười của người ấy hết sức thân thiết. Thôi Diệu nhận ra người này chính là Hộ Bộ thị lang Phòng Tông Yển. Chiếc xe ngựa mà Thôi Diệu nhìn thấy ở ngoài cửa khi nãy chính là của ông ta. Lúc này, Thôi Diệu đột nhiên nhớ tới một chuyện, khiến cho lòng hắn trùng xuống như chìm vào vực sâu. Đó là việc mà tổ phụ hắn đã từng nói với hắn trước khi lâm chung. Tổ phụ muốn hắn cưới con gái của Phòng Tông Yển là Phòng Mẫn làm vợ.

Và chẳng phải Phòng Tông Yển đang có mặt ở Thôi phủ đây sao?

“ Mấy hôm trước ta có nghe hoàng thượng nói, mấy ngày nữa là chất nhi sẽ về tới Trường An. Mà ta thì cũng rảnh rỗi, cho nên tới đây chơi một chút, không ngờ lại đúng lúc chất nhi trở về” Phòng Tông Yển vừa nói, vừa liếc mắt nhìn về phía Cổ Đại một chút. Rồi ông ta tiếp tục cười nói, trong lời nói ẩn chứa một ý vị sâu sa như muốn “ rót” vào tai nàng vậy: “ Chất nhi có thể bình an từ Đại Thực trở về thật là điều vui mừng rất lớn. Những ngày qua Mẫn nhi nghe tin con trở về vui sướng đến phát khóc lên. Chất nhi à, nếu như con rảnh rỗi thì qua thăm nó một chút nhé”

Phòng Tông Yển “ chào mời” như vậy nhưng Thôi Diệu vẫn im lặng không nói gì. Thôi Hiền thấy không khí có chút buồn tẻ, nên vội vàng cười nói cho rôm rả: “ Đứng ở ngoài này đã lâu rồi, mọi người cũng đã mỏi chân cả rồi, thôi mau vào trong phủ đã rồi chuyện trò sau”
Trước thái độ lãnh đạm của Thôi Diệu, Phòng Tông Yển dĩ nhiên là nhận ra nhưng ông ta vẫn cố tình làm ngơ như không thấy. Ngược lại còn vỗ tay cười to phụ họa với Thôi Hiền: “ Đúng rồi, chất nhi vừa mới vượt quãng đường xa ngàn dặm trở về, đã mệt mỏi không chịu nổi rồi, vậy mà chúng ta lại cứ đứng đây huyên thuyên, tào lao. Thật là hồ đồ quá rồi. Chất nhi à, con hãy đi vào trước rồi rửa mặt mũi chân tay cho tỉnh táo lại đã , rồi hãy nói cho ta nghe những điều con đã tai nghe mắt thấy, học hỏi được ở Đại Thực. Ta thật là háo hức không chờ đợi được rồi”

Thôi Diệu đang định dẫn Cổ Đại đi vào trong phủ. Thì đúng lúc này, một thị vệ cưỡi khoái mã vội vàng chạy tới. Viên thị vệ này lập tức ghìm chặt cương cho ngựa dừng lại, rồi nói lớn: “ Bệ hạ có chỉ, tuyên Thôi Diệu và công chúa Hiệt Kiết Tư lập tức vào cung yết kiến”

Không biết tại sao, sau khi thị vệ đến tuyên chỉ Thôi Diệu lại có cảm giác như vừa trút đi được một gánh nặng Và trong lòng hắn trào dâng lên một cảm giác vui sướng khôn tả, khó nói nên lời. Thôi Diệu vội vàng cúi mình thật sâu thi lễ: “ Thần Thôi Diệu xin lĩnh chỉ, lập tức vào cung”

Bên trong ngự thư phòng, Trương Hoán đang ngồi trầm ngâm, không nói trước một bản tấu chương. Bản tấu chương này chính là của Trương Phá Thiên. Trong bản tấu Trương Phá Thiên lấy kí do tuổi tác đã cao không thể đảm nhiệm được tốt chức vụ tướng quốc. Nên ông ta muốn từ chức Binh bộ thượng thư, đồng thời cũng xin rút khỏi Chính sự đường. Ông ta còn thỉnh cầu Trương Hoán nâng đỡ, chú ý tới Trương Nhược Hạo, cũng xin Trương Hoán ban cho Trương gia một chút đất đai, điền sản và hãy cho người đứng đầu Trương gia là Trương Xán một chức vị nhất định.

Tính đến năm nay Trương Phá Thiên cũng đã sáu mươi tám tuổi rồi. Nhưng theo pháp định của Đại Đường về tuổi nghỉ hưu là bẩy mươi tuổi. Như vậy theo quy định thì Trương Phá Thiên còn hai năm nữa mới được về hưu. Nếu theo lẽ thường ông ta muốn chủ động xin nghỉ thì cũng cần phải qua hơn một năm rưỡi nữa thì mới được giải quyết. Nhưng Trương Phá Thiên lại chủ động xin nghỉ vào lúc này chắc chắn là có dụng ý. Và tất nhiên là Trương Hoán hiểu được ý tứ của ông ta. Ông ta muốn đổi hai năm cuối cùng của sự nghiệp quan trưởng để đổi lấy cơ hội chấn hưng cho Trương gia. ằng ánh mắt vô cùng tàn khốc.

Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất