Trong không gian giữa Hoàng cung và hậu cung, nổi lên một chiếc cầu từ mặt đất lên trên cao, kếo dài qua hai cung, trở thành kiến trúc cao nhất trong cung. Trên đỉnh cầu Thái Hồng là gác Quan Nhật, là một tòa lầu nhỏ được xây dựng trên cầu. Tương truyền vào năm mà Dương Tuyền Công xây dựng cung này, trong thành Bá Nghiệp nhìn thấy một chiếc cầu vồng rực rỡ trên trời, trên cầu vòng còn có tiên nữ dạo bước mà qua, sau đó bồng bềnh lướt đi xa. Dương Tuyền Công cho rằng đó là điểm báo của tiên nhân. Ý nói rằng kiến công lập nghiệp tại nơi đây có thể giữ được vạn năm không suy, cho nên đặt tên nước là Kinh Hồng, tên kinh đô là Bá Nghiệp, xây dựng cung Thành Tuyền, tạo nên cầu Thái Hồng, trên có gác Quan Nhật.
Chiếc cầu trên cạn này từ đó về sau trở thành phong cảnh nổi danh nhất ở Kinh Hồng, cũng trở thành biểu tượng kiến trúc của cung Thánh Tuyền, thể hiện trình độ cao siêu của công nghệ xây dựng thời đó. Vì nhìn từ xa trông nó như một chiếc cầu vòng vắt vẻo giữa trời, cho nên chuyện dạo bước lên đó ngắm phong cảnh đã được xem là một trong những thú tham quan giải tri nổi danh nhất thành Bá Nghiệp, đáng tiếc chỉ có Quốc chủ và một số trọng thần có tư cách thương thức.
Nó là một chiếc cầu hình vòm được xây dựng toàn bằng đá, đầu cầu khắc rồng, đuôi cầu khắc phụng, hai bên lan can là một trăm tám mươi đoạn tay vịn khắc hàng trăm loại chim thú, công trình được kiến tạo hết sức tinh tế. Gác Quan Nhật trên cầu có mái cong hình bát giác, lợp ngói lưu ly, cột tường đều bằng ngọc thạch, bên trong rộng rãi thoáng mát, có thể chứa hàng chục người mà không cảm thấy chật chội.
Hiện giờ Thiển Thủy Thanh đang đứng ở đây để ngắm khắp các cung vàng điện ngọc, từng chiếc cột thủy tinh cao lớn, tường mái hùng vĩ. Còn có vườn hoa hồng rất to cách đó không xa, hương thơm ngào ngạt lan tỏa đi tử phía, đủ các màu sắc rực rỡ dường như tiên cảnh chốn nhân gian. Nhưng trong lòng hắn chợt hiện ra từng hình bóng của những chiến sĩ đã hy sinh...
Dường như bọn họ đều sống lại nơi đây, trên cầu Thái Hồng này cùng với hắn đứng nhìn xuống phong cảnh bên dưới.
Ý chí ngất cao, ngạo nghễ thiên hạ, tám chữ này diễn tả chính xác nhất về tâm trạng của Thiển Thủy Thanh lúc này. Đối với hắn mà nói, cuộc chiến tranh suýt chút nữa trở thành bi kịch vừa qua, cuối cùng có được kết cục như vậy là hắn đã hết sức hài lòng. Bạn đang đọc chuyện tại
Phía sau hắn vang lên tiếng bước chân, Dạ Oanh đang đi về phía hắn.
- Đại điển đăng cơ của Lương Cẩm sắp bắt đầu, đang chờ chàng dẫn dắt mọi người tế bái thiên địa.
- Nói với bọn họ, chuyện nhà của người Kinh Hồng, người ngoài không nên tham dự, bảo Lương Cẩm và bè lũ của hắn tự làm đi, ta còn chuyện quan trọng khác phải làm!
Dạ Oanh hơi do dự một chút:
- Làm như vậy không tốt lắm...
Giọng Thiển Thủy Thanh vô cùng quả quyết:
- Không có gì là không tốt, lễ đăng cơ của Lương Cẩm tiến hành trên quảng trường ở tiền cung, tướng sĩ Thiết Huyết Trấn ta phải tế bái các huynh đệ chiến hữu đã hy sinh ở hậu cung. Ai làm việc náy, không ai ảnh hưởng tới ai!
- Dạ!
Dạ Oanh ôm quyền lui ra.
Nàng biết Thiển Thủy Thanh đã quyết định làm chuyện gì rồi, ai khuyên bảo thế nào cùng vô dụng.
Trên quảng trường tiền cung Thánh Tuyền, bá quan tề tựu, thân mặc quan phục, quỳ đông nghịt dưới đất. Lương Cẩm đứng trước điện Quang Minh, thân khoác long bào, đầu đội vương miện, hai tay giơ cao.
Điện An Linh ở hậu cung, các tướng sĩ Thiết Huyết Trấn khôi giáp chỉnh tề, trường mâu dựng đứng, ảnh mắt sáng ngời, đằng đằng sát khí, tập hợp lại thành một phương trận lớn. Thiển Thủy Thanh mặc tang phục dẫn đầu, tay cầm huyết hương, trước mặt hắn bày ra sẵn hàng vạn linh vị.
Trước điện Quang Minh, quan tuyên lê cầm một mảnh vải vàng trong tay tuyên đọc:
- Từ khi Kinh Hồng lập quốc tới nay đã có trăm năm, trải qua bốn đời, quốc gia hưng thịnh phồn vinh...
Trên điện An Lin,. Mộc Huyết đại diện cho tất cả giơ cao chung rượu đứng trước hàng linh vị, cao giọng hô to:
- Từ khi Thiết Huyết Trấn ta tiến vào Kinh Hồng tới nay trải qua hàng trăm trận, bốn lần bao vây tiêu diệt, tướng sĩ nhuộm máu sa trường...
. Nay có Lương Cẩm đời thứ năm, khiêm tốn hiền hòa, yêu dân như con, chiêu hiền đãi sĩ, được tổ tiên di phong, có thừa nhân đức...
. Dũng sĩ bốn kỳ của Thiết Huyết Trấn ta thân lâm khốn cảnh nhưng không hề xuôi tay bỏ cuộc, mà vẫn phản kích từ trong tuyệt cảnh. Vô số anh hùng đã anh dũng hy sinh, thi thể không còn...
"...Vì lê dân khắp trong thiên hạ, Liêm Vương thuận ý dân, nhận pháp chế, thừa mệnh trời mà kế thừa ngôi báu, chính là trên ứng với lòng trời, dưới được lòng dân, giữa được bá quan ủng hộ...
Tuy rằng ông trời ngoảnh mặt với ta, nhưng ta không bỏ cuộc, đưa mình vào chỗ chết để tìm đường sống. Chúng ta trên leo tới Ma Vân phong, dưới xuống tới đầm lầy Thâm Uyển, chiến đấu kịch liệt ở bên Thu Thủy trên thành Bình Dương...
. Bá tánh trong thiên hạ tất cả đều vui mừng hoan hô, hết lời tán thản.
. Đi đến đâu thì địch nhân vừa bỏ trốn vừa kêu khóc, gà bay chó chạy đến đấy...
. Sau kinh biến ở cung Thánh Tuyền, tiên vương cùng Thái tử đã băng hà, không được tận mắt chứng kiến cảnh tượng hôm nay, nhưng trên trời cao nhìn thấy cũng không còn gì tiếc nuối...
"...Nay tướng sĩ Thiết Huyết Trấn ta rốt cục đã đánh chiếm thành Bá Nghiệp, chiếm lĩnh cung Thánh Tuyền, nên tế bái vong hỏn của các tướng sĩ tử trận trên trời để an ủi vả tưởng nhớ...
"...Tính ra, hôm nay bá quan có mặt tại đây có tổng cộng một ngàn hai trăm bốn mươi sáu người...
"...Tính ra, tướng sĩ tử trận của Thiết Huyết Trấn ta tổng cộng có hai vạn chín ngàn bảy trăm mười hai người...
. Tiếp theo sẽ đọc tên nhưng vì nhân số quá nhiều, cho nên phải đọc vắn tắt...
Tiếp theo sẽ đọc tên nhưng vì nhân số quá nhiều, cho nên phải đọc vắn tắt...
Trên điện Quang Minh, Lương Cẩm thân khoác hoàng bào tỏ ra dương dương đắc ý. Rốt cục hắn đã được như y nguyện leo lên ngôi báu Kinh Hồng, bên tai vang lên tên của từng kẻ a dua nịnh hót.
Trên điện An Linh, áo tang trắng khoác trên người, Thiển Thủy Thanh hai mắt đẫm lệ, trong lòng nặng nề. Rốt cục hắn đã dẫn dắt Thiết Huyết Trấn đánh hạ được quốc gia này, hiện tại những tên tuổi của các tướng sĩ đã hy sinh anh dũng đang lượn lờ bên tai hắn.
Điện Quang Minh, trên quảng trường vang lên tiếng nhạc du dương của đủ các loại nhạc khí: Kèn, chuông, trống...long trọng oai nghiêm.
Trong điện An Linh ở hậu cung, tiếng trầm thấp do các tướng sĩ Đế quốc Thiên Phong hát quân ca nghe như khúc hát gọi hồn, trầm trầm lẩn quẩn...
Sau nửa canh giờ, danh sách đã đọc xong.
Quan tuyên lễ tiếp tục lớn tiếng tuyên đọc:
- Hai nước Thiên Phong Kinh Hồng, chinh chiến đã trăm năm, khiến cho dân chúng lầm than. Quốc chủ đời trước cùng vì vậy mà chết, sinh linh đồ thán...
Mộc Huyết tiếp tục cao giọng hô to:
- Hai nước Thiên Phong Kinh Hồng, chinh chiến đã trăm năm qua chỉ vì thống nhất, quốc gia vì vậy mà hao tài tốn của, tướng sĩ vì vậy mà phải hy sinh...
"...Quốc chủ Lương Cẩm hiện tại của ta lòng mang hoài bão, yêu nước thương dân, không muốn hai nước tiếp tục chinh chiến nữa, nên đưa ra đề nghị giao hảo...
"...Hiện giờ Thiết Huyết Trấn ta bách chiến bách thắng, thán lâm khốn cảnh mà không nhụt chí, tập kích bắt ngờ thành Bá Nghiệp, đánh bại Kinh Hồng, kết thúc chiến sự...
"...Vì đại kế của cả thiên hạ, không tiếc hạ thấp thân phận, cam lòng làm thuộc quốc, nhận Đế quốc Thiên Phong là mẫu quốc, vĩnh viễn kết đồng minh, ngưng chuyện can qua, bài bỏ đao binh, trở thành giai thoại cho đời sau...
"...Tuy rằng tình thế bức bách, không thể lập trọn công lao, nhưng địch cũng đã thua hàng, nhận Đế quốc Thiên Phong ta là mẫu quốc, từ nay vể sau xưng thần quy phục, tiến cống hàng năm, vĩnh viễn không dám xưng Đế, coi như chúng ta cùng không nhục sứ mệnh của mình.
"...Hai nước Thiên Phong Kinh Hồng vốn là đồng bào cùng một mẹ, chia lìa đã trăm năm, hiện giờ quay lại giao hảo, từ đây về sau vĩnh viễn là huynh đệ, không rời bỏ nhau, vinh nhục cùng hưởng!
"...Hai nước Thiên Phong Kinh Hồng vốn từ một quốc gia chia ra, phân chia đã trăm năm, giờ hợp lại, một khi giấc mộng trăm năm đã hoàn thành. Đại Lương thống nhất, uy danh Đế quốc Thiên Phong ta mãi mãi trường tồn!
Cả hai nơi đồng thời vang lên từng lời tuyên đọc, một bên tràn ngập những lời dối trá a dua, một bên tràn ngập tâm trạng tiếc thương tưởng nhớ các tướng sĩ, vì vậy mà làm nổi bật lẫn nhau. Lúc này, ở cung Thánh Tuyền, tình cảnh này rốt cục trở thành một cảnh tượng rầm rộ chưa tìm có trong lịch sử trăm năm của cung Thánh Tuyền.
Thiển Thủy Thanh đứng trước điện An Linh, xoay người lại nhìn các tướng sĩ Thiết Huyết Trấn sau lưng, tay hắn đang cầm chung rượu.
Hắn cao giọng hét lớn:
- Hai năm trước, cùng gần như vào tháng này trong năm, ta dẫn theo một vạn chiến sĩ Thiết Phong Kỳ đánh hạ Chi Thủy, chiếm thành Đại Lương. Lúc ấy, ta biết rằng sẽ có một ngày nào đó, ta dẫn theo nhiều huynh đệ hơn nữa đánh tới cung Thánh Tuyền này, rốt cục hôm nay chúng ta đã làm được!
- Rống! Chúng ta đã làm được!
Tất cả các chiến sĩ đồng thanh rống to, thanh âm như hồng thủy dâng tận trời cao, vọng ra tới quảng trường ở tiền cung, khiến cho bá quan sợ hãi tới mức run rẩy toàn thân, nhưng không dám ngẩng đầu quan sát.
- Ba năm!
Thiển Thủy Thanh đưa lên ba ngón tay:
- Từ khi Thiển Thủy Thanh ta nhập ngũ tới nay đã gần được ba năm. Trong ba năm qua,. Có rất nhiều huynh đệ đã cùng ta trải qua biết bao trận chiến, không thể nào đếm xuể, máu tươi đã đổ đủ để lấp cả một con sông. Năm đó một ngàn huynh đệ của Vệ số Ba đã theo ta đánh hai quan Nam Bắc, bây giờ ai còn sống, xin mời đứng ra!
Trong đội ngũ lưa thưa bước ra được gần trăm chiến sĩ.
Trần Đốc đếm qua một lượt, gật gật đầu:
- Còn có chín mươi tám!
Sau đó hắn lại kêu to:
- Những người từng theo ta giết thổ phỉ, bắt con cháu quý tộc phú hào, là lão binh của Hữu Tự Doanh - hiện tại còn bao nhiêu người?
Lại đứng ra một đám.
- Còn có hơn hai trăm!
Giọng Thiển Thủy Thanh thoáng chút nghẹn ngào.
- Như vậy số người đi theo ta đánh tới thành Đại Lương, chiếm cung Chi Lan, nằm trong Thiết Phong Kỳ năm trước, bây giờ còn bao nhiêu người?
Tất cả không tới hai ngàn người, gần như đều thuộc Hổ Báo Doanh.
Thiển Thủy Thanh gật gật đầu như cái máy:
- Đại đa số đều đã chết, là chết trong cuộc chiến này, là Thiền Thúy Thanh ta bất tài, không thể bảo vệ được cho mọi người...
- Tướng quân, ngãi đã làm rất khá, sẽ không ai trách cứ. Ngài đã cố gắng hết sức mình, ngài không thẹn với Thiết Huyết Trấn, không thẹn với tất cả các huynh đệ đi theo ngài!
Có tên lão binh của Vệ số Ba kêu lớn.
- Đúng vậy, số phận của chiến sĩ chính là tử trận sa trường. Tướng quân, ngài là người mà chúng ta tôn kính nhất, được đi theo ngài, cho dù tử trận cũng là vinh dự của chúng ta!
Lại có tên binh sĩ cao giọng hô.
- Đúng vậy, thề sống chết đi theo tướng quân!
- Đúng vậy, thề sống chết đi theo tướng quân!
- Đúng vậy, thề sống chết đi theo tướng quân!
Từng đợt tiếng hô vang càng ngày càng to chấn động cả cung Thánh Tuyền, khiến cho màng nhĩ người ta rung lên ong ong, hoàn toàn át mất tiếng hô: ''Bệ hạ vạn tuế! Ở tiền cung.
Thiển Thủy Thanh vài chung rượu trong tay, hét lớn:
- Hồn hề quy lai!
Các tướng sĩ cùng nhau hô to:
- Hồn hề quy lai!
- An tâm thượng lộ!
- An tâm thượng lộ!
Gió đột nhiên ngừng thổi, mây tan đi, ánh mặt trời trong khoảnh khắc này rọi khắp mặt đất. Thiển Thủy Thanh nhìn lên trời cao, rốt cục phát ra tiếng gào mà hắn đè nén trong lòng đã rất lâu:
- Chúng ta thắng lợi rồi!
- Chúng ta thắng lợi rồi!
Tất cả mọi người hưng phấn hô theo.
Theo một tiếng hô này, cuộc chiến Kinh Hồng vào lúc này rốt cục cũng đã kết thúc.