Chương 93.2: Phân doanh.
Nhóm dịch: Nghĩa Hiệp
Nguồn truyện: Metruyen.com
(¯`'•.¸(¯`'•.¸† Chia sẻ bởi: BànLong.us †¸.•'´¯)¸.•'´¯)
Trên lý thuyết Thị Lang Bộ Hình Bùi Hạo người này tuy rằng cấp quan tam phẩm, cũng coi như là quan to trong triều đình, chỉ có điều so với các lão gia trong đại trướng này thật sự kém không ít. Thời kỳ Ngũ Đại thiên hạ hỗn loạn, trọng võ khinh văn, chức quan cấp độ phẩm chất võ tướng cao hơn quan văn rất nhiều.
Một Thiên Phu Trưởng đã là tứ phẩm, Thiên Tướng là tam phẩm. Trong đại trướng cấp bậc thấp hơn Bùi Hạo chỉ có Thiên Phu Trưởng Phùng Phục Ba, thêm cả Đô Ngu Hầu Dương Nghiệp. Bùi Hạo là chính tam phẩm, Chỉ Huy Sứ các doanh đều là chính nhị phẩm, Đô Ngu Hầu dưới trướng Đỗ Nghĩa chỉ thấp hơn Bùi Hạo một chút, là tòng tam phẩm. Mười một viên Chỉ Huy Sứ trong đại trướng chính là mười một vị chính nhị phẩm của triều đình.
Thời Ngũ Đại, cấp bậc phân chia có chút hỗn loạn, nếu là ở thời Minh Thanh chính nhị phẩm đã là chức quan cao đẳng rồi. Những Đại Tướng nơi biên cương của Thanh triều như Lưỡng Quảng Tổng Đốc, Lưỡng Giang Tổng Đốc một phương thế lực đều là chính nhị phẩm. Ngoại trừ Trực Lệ Tổng Đốc và Hoàng Đế gia phong ra thì trên cơ bản các Đại Tướng nơi biên cương đều là nhị phẩm.
Quyền lợi của bọn họ lớn hơn rất nhiều so với các Chỉ Huy Sứ trong đại trướng này, một tay kiêm đủ mọi quyền hành từ chính trị, kinh tế, quân sự của một tỉnh thậm chí là hai tỉnh, nếu gọi bọn họ là “Thổ Hoàng Đế” cũng không quá đáng.
Mà hiện trong đại trướng này, Chỉ Huy Sứ ngày bình thường nhiều nhất chỉ là giữ gìn sự an nguy của một châu, tuy rằng nắm quân quyền nhưng cũng không phải có thể chân chính một tay che trời. Trừ phi làm đến chức vị như An Hằng, Chỉ Huy Sứ bảy doanh binh mã Phủ Viễn quân, hoặc Hà Khôn, Chỉ Huy Sứ chín doanh binh mã Kiến Hùng quân thì mới được xem như thật sự độc bá một phương.
So với An Hằng thì Hà Khôn là người thông minh hơn, Lưu Lăng phái Triệu Nhị, Hoa Tam Lang đến Kiến Hùng quân điều binh, Hà Khôn chẳng những không ngăn trở chút nào mà còn tự mình chọn lựa quân tinh nhuệ, bố trí khí giới, mang đủ lương thảo, xử lý cẩn thận, tận tâm tận lực. Y làm như vậy hết sức thông minh, thứ nhất chứng tỏ lòng trung với Bắc Hán, thứ hai có thể lưu lại ấn tượng tốt cho Trung Thân Vương Lưu Lăng, một công đôi việc.
An Hằng thì ngu xuẩn, không có chí khí lại đa nghi thành tính, hành sự do dự chần chần chừ chừ không quả quyết, khó thành đại sự.
Sau khi các tướng ngồi xuống, Lưu Lăng hắng giọng một cái nói: - Hiện giờ ba lộ đại quân đã tề tụ, tinh binh lương thực đã đủ, đuổi man di, thu phục Đàn Châu tất cả đều phải dựa vào các vị tướng quân.
Tất cả mọi người ôm quyền nói: - Tùy Vương gia như Thiên Lôi sai đâu đánh đó.
Lưu Lăng gật gật đầu nói: - Hiện tại Chu Thế Tông Hoàng Đế Sài Vinh tự mình lãnh binh đang tập kết bại binh ở Đàn Châu. Căn cứ thám tử báo lại, bại binh quân Chu ở Ngọc Châu đều đã được thu nạp về Đàn Châu, không dưới mười lăm vạn. Trận Ngọc Châu tuy quân Chu thua to nhưng vẫn không tổn thương nguyên khí, bổn vương tin rằng Chu Thế Tông Sài Vinh cũng quyết sẽ không tình nguyện lui binh. Hiện nay quân Chu chiếm cứ Đàn Châu nghỉ ngơi dưỡng sức, ít ngày nữa có lẽ sẽ có một trận ác chiến.
Hắn đứng lên nói: - Ngọc Châu tuy nhỏ nhưng cũng là yết hầu thông hướng bắc nam của Đại Hán ta. Toàn bộ dựa vào Đỗ Nghĩa tướng quân thề sống chết thủ hộ mới có thể bảo tồn được. Bổn vương thay Bệ hạ tạ ơn tướng quân.
Nói xong, Lưu Lăng cúi đầu bái Đỗ Nghĩa một cái.
Đỗ Nghĩa cuống quít rời ghế đỡ Lưu Lăng nói: - Vương gia ngàn lần không được làm thế, đây không phải muốn mạng mạt tướng sao. Thân là thần tử, lãnh binh thủ hộ một phương bảo vệ Ngọc Châu không mất chính là bổn phận của mạt tướng.
Lưu Lăng nói: - Mặc dù như thế, nhưng sự trung dũng của tướng quân vẫn làm cho người ta khâm phục.
Hắn ngồi trở lại ghế nói:
- Bổn vương lần này xuôi nam, chưởng quản quân mã lục châu, trọng trách nặng nề. Đỗ Nghĩa tướng quân lâm nguy không sợ, ra sức bảo vệ Ngọc Châu hơn mười ngày, lập cho Đại Hán ta một công lao hiển hách. Bổn vương đã tấu xin Bệ hạ luận công ban thưởng, tướng quân Đỗ Nghĩa công lao rực rỡ, gia phong thế tập Quốc Uy Hầu. Tướng quân Chiêu Tiên, tướng quân Tôn Thắng cũng có công lao không thể bỏ qua, gia phong thế tập Trấn Nam Bá, thế tập Trung Dũng Bá, ý chỉ sẽ tới sau.
Ba người đứng dậy rời ghế quỵ xuống đất nói: - Tạ Bệ hạ long ân, tạ ơn Trung Thân Vương cất nhắc.
Tước vị khác nhau, đại biểu cho sự tín nhiệm của hoàng gia. Có được tước vị đại biểu cho việc có được đất phong riêng của mình. Trong đất phong của mình lời của ngươi tương đương với thánh chỉ. Triều Đường chia tước vị ra làm Thân Vương, Tự Vương, Quận Vương, Quốc Công, Quận Công, Quận Hầu, Huyện Công, Huyện Hầu, Huyện Bá, Huyện Tử, Huyện Nam, trên cơ bản vẫn tiếp tục sử dụng cho đến đời sau. Thời Ngũ Đại các quốc gia cơ bản đều tiếp tục sử dụng Đường chế, đến triều Tống mới hơi có chút sửa chữa. Tước vị, lại chia làm hai loại thế tập và bất thế tập. Thế tập ý tứ chính là con cháu đời sau chỉ cần không phạm tội gì lớn, trên lý thuyết có thể truyền tước vị cho con cả hoặc người thừa kế được chỉ định.
Bất thế tập là tước vị chung thân, nói cách khác kẻ có tước vị lúc sinh thời được hưởng thụ tất cả ưu đãi mà tước vị mang đến, nhưng sau khi y chết đi, tước vị cũng sẽ không còn nữa, không được truyền cho hậu nhân.
Thế tập ở triều Đường đã có xuất hiện một số. Tới triều Tống càng ít hơn, đại bộ phận tước vị đều là chung thân.
Tới triều Minh, tước vị phong thưởng có thay đổi rất lớn, con cả của Hoàng Đế được lập làm Thái Tử, các Hoàng tử khác sau khi đầy mười tuổi có thể được lập làm Thân Vương, có đất phong của riêng mình, có thể được lập quốc, hai mươi tuổi có thể chủ quản công việc phiên quốc của mình. Dưới là Quận Vương, con cả của Quận Vương là Chấn Quốc tướng quân, con thứ là Phụ Quốc tướng quân. Phụ Quốc tướng quân con cả kế thừa tước vị, con thứ xưng là Phụng Quốc tướng quân. Ở triều Minh chỉ có Công, Hầu, Bá tam đẳng, hủy bỏ danh hiệu Tử Tước và Nam Tước. Công Hầu Bá vào triều có thể gia nhập Ngũ phủ tổng lục quân, ra ngoài có thể lĩnh ấn tướng quân làm Đại Soái, địa vị cực cao.
Thời Ngũ Đại bởi vì loạn thế, Bắc Hán quốc lại nhỏ yếu, diện tích quốc thổ chỉ có mười hai châu, chính là khu vực trung bộ và bắc bộ của địa khu Sơn Tây ngày nay. Địa vực nhỏ như vậy làm gì có nhiều đất phong mà phân cho Vương, Công, Hầu, Bá. Cho nên đất phong là phần lợi ích lớn nhất của tước vị, ở Bắc Hán cơ bản đã bị phế bỏ.
Ngay cả Trung Thân Vương Lưu Lăng còn không có đất phong, người khác còn dám yêu cầu xa vời cái gì?
Ba người cảm tạ ân huệ xong trở lại chỗ cũ ngồi. Lưu Lăng phân phó nói: - Hiện giờ mười một vạn đại quân tụ tập ở Ngọc Châu sẽ phân ra hai lộ binh mã đóng tại hướng đông nam và tây nam quanh Ngọc Châu tạo thành hình tam giác tương trợ lẫn nhau.
- Tam Giang Hầu.
Lưu Lăng hô.
Trình Nghĩa Hậu đứng lên ôm quyền nói: - Có mạt tướng.
Lưu Lăng nói: - Tam Giang Hầu làm Chủ soái đại doanh đông nam, lĩnh Hùng Sư doanh, Nhuệ Kiện doanh, Mãnh Hổ doanh cắm trại bố phòng phía đông nam cách Ngọc Châu hai mươi dặm, không thể lơ là.
Trình Nghĩa Hậu và Nhuệ Kiện doanh Chỉ Huy Sứ Chiêu Tiên, Mãnh Hổ doanh Chỉ Huy Sứ Tôn Thắng đồng thời quỳ xuống: - Mạt tướng cẩn tuân hiệu lệnh!
Lưu Lăng lại nói: - Trung Nghĩa Hầu
Vương Bán Cân đứng lên nói: - Có mạt tướng.
- Trung Nghĩa Hầu lĩnh Tiền Phong doanh, Hán Hùng doanh, Phi Ưng doanh lập trại hướng tây nam Ngọc Châu bố trí phòng ngự, không thể lơ là.
Vương Bán Cân và Phi Ưng doanh Chỉ Huy Sứ Mậu Nguyên, Hán Hùng doanh Chỉ Huy Sứ La Tam Thủy ba người quỳ xuống lĩnh mệnh.
Lưu Lăng nói tiếp: - Hổ Đình Hầu Lưu Mậu, Chấn Uy doanh Chỉ Huy Sứ Hoa Linh, Tung Hoành doanh Chỉ Huy Sứ Triệu Nhị, Thần Phong doanh Chỉ Huy Sứ Trần Viễn Sơn theo bổn Vương đóng tại Ngọc Châu. Tất cả nghỉ ngơi và chỉnh đốn mười ngày sau khi vật tư quân bị từ Thái Nguyên Phủ và Ứng Châu, Tiêu Châu đưa đến lập tức nhổ trại xuôi nam, thu phục Đàn Châu!
Các tướng cùng nhau ôm quyền nói:
- Mạt tướng tuân lệnh!
Đế Trụ
Tác giả: Trí Bạch