Chương 35: Người nhà
“Cũng không biết là thế nào? Anh của vợ Điền Đại là bếp trưởng đấy. Địa vị này tương đương với quản lý của tiệm cơm quốc doanh phải không nào. Người ta chính là rất tốt bụng. Đã là chỗ dựa cho em gái, lại còn gửi tiền qua. Đúng là có anh em trai vẫn tốt mà…..”
“Vì thế ở nhà tôi mới thường xuyên dạy dỗ con gái. Ở nhà thì nên nhường nhịn anh em trai một chút, bằng không sau này đi lấy chồng không có người chống lưng cho đâu.”
“Thế bác dạy con trai như thế nào?”
“Con trai và con gái không giống nhau đâu.”
“Điền Đại mất sớm, nhưng cô ấy còn anh em trai có năng lực nha,……”
Mọi người nói chuyện không lớn, lại nói ở sau lưng cô, cho nên Thích Ngọc Tú chỉ nghe được đứt quãng, nhưng cô cũng không để những lời này ở trong lòng, bởi vì chúng hoàn toàn vô nghĩa, nghe hay không cũng chẳng sao.
Nhà mẹ đẻ Thích Ngọc Tú ở khá xa nơi này, không phải cùng công xã với bọn họ.
Muốn biết đường đi chính xác theo vị trí địa lý, thì trừ bỏ công xã ở giữa hai bên, còn cách thêm một cái công xã khác nữa. Nhà mẹ đẻ cô có năm người con. Thích Ngọc Tú ở giữa. Các gia đình bình thường đều là như thế, càng là ở giữa, lại càng không có cảm giác tồn tại.
Anh cả cô ra ngoài tham gia quân ngũ, làm bộ đội rồi lập gia đình ở Tứ Xuyên. Chị cả lớn lên xinh đẹp, gả tới công xã bọn họ, anh rể làm ở Cung Tiêu Xã. Thích Ngọc Tú đứng thứ ba, phía dưới còn có một em trai và một em gái.
Cả nhà em trai cô ở cùng cha mẹ, cũng là đứa được hai vợ chồng già thích nhất.
Em gái thì gả cho người cùng thôn, cũng cùng nhà mẹ đẻ lui tới chặt chẽ. So sánh với họ, Thích Ngọc Tú không hay liên lạc với gia đình. Cô lớn lên khó coi, khi còn nhỏ bởi vì lỗ tai không nghe rõ, lại nhìn tác phong không nhanh nhẹn, cho nên trong nhà không ai coi trọng cô cả.
Tuy rằng cha mẹ không coi trọng, nhưng anh cả và chị cả của Thích Ngọc Tú lại rất tốt với cô.
Năm đó anh cả và chị cả của Thích Ngọc Tú đưa em gái vào thành mới gặp sự cố ngoài ý muốn, khiến cho một lỗ tai của Thích Ngọc Tú gặp vấn đề. Tuy rằng chuyện này không liên quan gì đến hai đứa nhỏ mới lớn, nhưng bọn họ vẫn luôn cảm thấy đây là trách nhiệm của chính mình.
Đặc biệt sau đó khi cả nhà đều không thích Thích Ngọc Tú, anh cả và chị cả của cô lại càng yêu thương cô nhiều hơn.
Nhưng như vậy lại làm cho hai đứa nhỏ vốn được sủng ái là em trai và em gái của Thích Ngọc Tú ghen tỵ, khiến cho chúng thường xuyên làm một ít động tác trêu đùa cô, như nói mũi chẳng ra mũi, mắt chẳng ra mắt. Sau này anh cả của Thích Ngọc Tú đi lính, lưu lại trong quân ngũ rồi lập gia đình xa nhà.Chị cả của Thích Ngọc Tú cũng kết hôn, cô ấy biết tuy rằng Thích Ngọc Tú ở nhà không bị ai đánh ai mắng, nhưng mà trách nhiệm của cô ấy là không thể chối bỏ, cho nên vẫn thường xuyên gọi Thích Ngọc Tú tới nhà chơi một thời gian.
Cũng vì Thích Ngọc Tú thường xuyên sang công xã bọn họ chơi, cho nên mới ngẫu nhiên quen biết với Điền Đại rồi kết hôn.
Ngần ấy năm, anh cả và chị cả của Thích Ngọc Tú vẫn luôn thực lòng giúp đỡ đứa em gái này.
Nhưng Thích Ngọc Tú không đồng ý với những lời mà người trong thôn nói. Không phải có anh em trai là để dựa vào, anh cả của Thích Ngọc Tú giúp đỡ cô là vì anh của cô là người tốt, chỉ như vậy thôi.
Cũng đừng quên nhà cô không chỉ có mỗi anh ấy là con trai.
Em trai cô còn ở gần cô hơn là anh ấy. Và cô cũng chưa từng trông cậy gì vào đứa em trai đó, thậm chí muốn gặp mặt nó còn khó khăn. Cho nên Thích Ngọc Tú không cho rằng cứ có anh em trai là đáng tin cậy.
Lại nói, chị cả của Thích Ngọc Tú cũng giúp đỡ cô rất nhiều mà.
Chị cả của cô không phải đàn ông nhưng cũng rất đáng tin cậy.
Tuy rằng không đọc nhiều sách vở, nhưng Thích Ngọc Tú vẫn hiểu được những lời đạo lý mà người trong thôn hay nói….
Không khác gì đánh rắm!
Chẳng qua, không biết vì sao anh cả lại gửi tiền cho cô?
Thích Ngọc Tú miên man suy nghĩ, ngay cả hạt mưa rơi trên người cũng không có cảm giác. Chờ đến khi Điền Ngọc Trinh gọi cô một tiếng, cô mới chạy thật nhanh trở về nhà.
Người chấm điểm của đại đội hô to: “Đem nông cụ giao lên rồi tan tầm. Mấy ngày trước tan tầm sớm nửa giờ. Ngày mai bổ sung……”
Lời này lại đưa tới nhiều tiếng oán trách, Thích Ngọc Tú không nghe mọi người nói. Cô chạy nhanh giao nông cụ rồi về thẳng nhà. Nhà cô quá xa, nếu không chạy nhanh, chờ trời mưa lớn liền ướt hết.
Ở phương diện này Thích Ngọc Tú lưu tâm hơn nhiều so với mọi người trong thôn. Tuy rằng cô có sức lực mạnh mẽ hơn người bình thường, nhưng cũng không dám chủ quan để mình bị ốm. Cô thực sự không dám để bản thân sinh bệnh, vì như vậy sẽ rất phiền phức.