Chương Q1 - 001: Chiến tranh ở Tây Vực.
Tuyết trên Thiên Sơn rất trắng, trắng đã rất nhiều năm rồi.
Năm kia nhìn như thế, năm ngoài nhìn cũng thế, hôm nay nhìn vẫn vậy, giống như thời gian đình trệ ở giây phút đó, chưa từng thay đổi.
Chỉ là khi nắng chiều chiếu lên tuyết trắng, biến hóa liền dần dần xảy ra, có một quá trình như trắng muốt chuyển thành vàng óng. Quá trình này nói nhanh không nhanh, nói chậm không chậm, nhưng vô cùng kiên định, tới khi bị bóng tối nuốt chửng.
Đôi khi thiên nga kiêu ngạo bay qua Thiên Sơn, cuối cùng biến thành chấm đen nho nhỏ rồi biến mất, như tới đất nước của thần.
Kim điêu thì khác, thường nó sẽ không bay qua Thiên Sơn mà càng thích dựa vào khí lưu ở giữa vách đá để bay lượt, khi nào tìm thấy con mồi, trong tích tắc đó nó thu cánh lại nhào xuống.
Nhạn đầu sọc là nguyên nhân chủ yếu kim điêu sà xuống, vì chúng quá cố chấp với đội hình, con cuối đội bị kim điêu quắp chết rồi, đội hình vẫn không rối loạn, chỉ kêu lên từng tiếng thật dài làm người ta nát lòng.
Quá trình bi thương không kéo dài quá lâu, số nhạn còn lại vẫn được nhạn đầu đàn dẫn đường, lúc xếp hàng ngang, lúc xếp hình dẻ quạt, ngoan cố vượt qua rặng cao nhất, thế rồi phát ra từng tiếng kêu vui mừng, gấp gáp, niềm vui tràn khắp Thiên Sơn.
Thảo Mãnh Hồ dưới cảnh của bọn chúng cũng là điểm kết của hành trình.
Vân Sơ đội cái mũ da hạn thát đứng bên Thảo Mãnh Hồ nhìn nhạn đầu sọc đến đúng hẹn, thấy chúng trở về, dù bình tĩnh như y cũng không kìm được reo họ, giang hai tay đón gió chạy thành vòng tròn, giống như muốn ôm những người bạn xa lạ hoặc quen thuộc.
Nhạn đầu sọc dẫn đội lao xuống Thảo Mãnh Hồ rất giống đội máy bay đáp đất, không hoảng loạn, không tranh đoạt, đáp xuống đơn giản trật tự.
Vân Sơ thích nhất là nhìn nhạn đầu sọc nỗ lực đem hai cái móng tựa lá phong đò điều khiển thân trước tà tà đáp xuống nước, móng của nó tạo ra mấy gợn sóng trên mặt hồ phẳng lặng, không đợi sóng khuếch tán, cái móng màu cam đâm vào nước gạt sóng đi, nuốt hết gợn sóng.
Tiếp đó thân sau béo tốt của nhạn đầu sọc tiếp nước, lao về phía trước một đoạn rồi nổi vững vàng trên mặt nước.
Trong tiếng kêu vui sướng của con nhạn đầu đàn, thêm nhiều con nhạn tới, Thảo Mãnh Hồ vừa rồi còn phẳng như tấm gương tức thì trở nên náo nhiệt.
Không chỉ có hồ nước trên núi cao này náo nhiệt, còn có thảo nguyên phía dưới.
Mà Vân Sơ chính là dải chia cắt hai cảnh náo nhiệt đó.
Một bên là ồn ào vui sướng khi tới điểm cuối hành trình, bên kia là vì thù hận cực độ mà ầm ĩ.
Đàn nhạn rốt cuộc đã yên tĩnh, bên kia bắt đầu đánh trống.
Chiến tranh bắt đầu rồi.
Một bên là người của Chiết trùng phủ Quy Tư trấn Đại Đường An Tây quân, bên kia là ... Nhìn không rõ, dù sao cũng là người Hồ.
Thông thường người Hồ đánh trận với quân Đường đều dùng chiến thuật du kích, đánh lén, lấy nhiều đánh ít, đánh không được thì chạy.
Hôm nay thì khác.
Không biết đám người Hồ này vì sao đột nhiên trở nên vô cùng dũng mãnh, muốn dàn trận đánh với đám quân chính quy nước Đường có số lượng không chênh với họ là bao.
Chỉ cần nhìn quân Đường chiến kỳ tung bay, khôi giáp phát sáng, đội hình chỉnh tề, hơn nửa bắt đầu giơ thuẫn lớn tiến về phía địch hỗn loạn là Vân Sơ biết kết quả cuối cùng của cuộc chiến này rồi.
Loại chiến đấu với hình thức này, quy mô này, Vân Sơ đã sắp xem tới phát ngán rồi, cảnh chiến đầu chỉ trời mới biết thắng bại càng hay hơn.
Còn kiểu đánh của quân Đường, kiểu thắng lợi giống hệt nhau với người xem như Vân Sơ mà nói, chẳng có chút trông đợi nào.
Tiến lên -- Chém chết --- Ném mốc --- Tiến lên --- Chém chết --- Địch chết hết, bỏ chạy --- Thu mốc --- Cắt tai trái --- Xuyên lỗ tai --- Lục soát tiền tài --- Về doanh trại. Đó là quy trình tác chiến tiêu chuẩn của quân Đường, chẳng có gì thú vị.
Người Hồi Hột thì khác, bọn họ cưỡi ngựa la hét lao vào địch, sau khi chém chết địch sẽ nhảy xuống ngựa, chặt thủ cấp treo lên cổ ngựa, thuận tiện lấy đi bất kỳ thứ gì hữu dụng của địch rồi lên ngựa. Dưới cổ ngựa đầu lâu đung đưa, tiếp tục giết địch ... Tới khi địch tan vỡ, hoặc mình tan vỡ, bị địch dùng cách tương tự thu hoạch.
Quân Đường giết địch xong sẽ chôn thi thể.
Người Hồi Hột thì khác.
Đôi khi người Hồi Hột đem kẻ địch bị bắt sống lên cọc vót nhọn, chân buộc hai cục đá, qua một đêm cọc gỗ sẽ mọc ra từ miệng địch. Khi đó địch sẽ ngửa mặt lên trời tựa hồ đang cầu khẩn với trời cao. Vì thế phương thức này được người Hồi Hột gọi là --- Bái thiên.
Có lúc người Hồ Hột xẻo địch thành từng miếng, dùng mỡ đảo qua chia cho gia quyến tướng sĩ chiến tử, cái này cũng có cách gọi, thường gọi là --- Tế tự.
Đương nhiên chặt tứ chi địch, hoặc chặt tam chi, nhìn cục thịt uốn éo trên mặt đất cũng hay lắm, chỉ là lúc như thế không nhiều, vì người Đường không cho.
Khi Vân Sơ lần đầu mở mắt ở thế giới này, người Hồi Hột là phó tòng của quân Đường.
Nghe mẫu thân nói, nơi này bị quân Đường đi qua bảy tám lần, chém chết rất nhiều người các tộc, ngay cả đầu của khả hãn cũng bị người Đường đem về Trường An triển lãm, người Hồi Hột mới may mắn thành phó tòng.
Từ đó trở đi.
Chỉ cần quân Đường muốn đánh trận, người Hồ Hột sẽ ra sức giúp đỡ, đồng thời, chỉ cầu tác chiến, không cầu báo đáp. Đôi khi dù phải bỏ tiền cũng chủ động giúp quân Đường đánh với bộ tộc khác.
Vì họn họ thích cảm giác thắng lợi, thậm chí rất hưởng thụ cảm giác này. Mặc dù tướng lĩnh quân Đường nhiều lần cảnh cáo họ, khi chiến đấu đừng tùy tiện xoay tròn trên ngựa, làm ra đủ loại động tác đẹp mắt vô nghĩa, chỉ cần giơ thuẫn tròn bảo vệ bản thân, để chiến mã lao vào trận địch, đánh loạn đội hình địch là được.
Bọn họ dạy mãi không sửa, hơn nữa họ tự xưng, người Hồi Hột phải giống như chim ưng trên trời bay quanh lưng ngựa, không như thế không thể hiện được sự cường đại của kỵ binh Hồi Hột.
Nhìn vào kết quả, số lần chém người Đột Quyết nhiều hơn xa số lần bị người Đột Quyết chém trước kia, số lần chém các bộ tộc khác của Bạch Dương Bộ cũng nhiều hơn trước kia.
Từ sau đó mục trường người Hồi Hột liền lớn hơn nhiều, bò dê cũng nhiều hơn, ngay cả mục dân cũng tăng không ít.
Thắng lợi nhiều, bị quân Đường ước thúc không thể khoe khoang thắng lợi của mình, làm nhiệt tình xem chiến đấu của mục nhân Hồi Hột bị đả kích rất nhiều.
Dần dần mọi người chẳng để ý tới chiến trường nữa.
Dù sao người Đường luôn giành được thắng lợi cuối cùng, cho dù người Hồ có chiếm được lợi thế nhất thời, lập tức sẽ có càng nhiều, nhiều người Đường hơn nữa tới, nhổ tận gốc kẻ vừa thắng lợi.