Đường Nhân Đích Xan Trác

Chương Q1 - 027: Ăn không nổi cũng phải ăn.

Chương Q1 - 027: Ăn không nổi cũng phải ăn.


Chưởng cố Trương An sau khi bố trí chỗ ở cho Vân Sơ liền vội vàng rời đi, dù Vân Sơ mời cơm cũng bị hắn từ chối.
Tình hình hiện giờ người ta vẫn có lòng cảnh giác dè chừng với y, nên chưa dám thân cận.
Xem qua nơi ở của mình, Vân Sơ có ít nhiều nghi hoặc, cây dâu nơi này lớn tới mức làm người ta khó mà tin được.
Bất kể là thân cây hai người ôm không thể, hay là những vết sẹo lồi lõm trên cây đều chứng minh cái cây này đã trải qua tháng năm dài đằng đẵng.
Trấn Quy Tư xưa nay là nơi binh gia tất tranh của Quy Tư, cây dâu này cách thành trì gần như thế, hoàn toàn có thể lấy ra làm công cụ, những người kia lại bỏ qua, vậy ắt phải có nguyên nhân mà Vân Sơ không biết.
Phương Chính phân phối cho Vân Sơ một căn phòng nhỏ đen xì xì lợp cỏ, cửa sổ rất nhỏ, chỉ được một thước, ngưỡng cửa rất cao, trần cửa cực thấp, đi vào phải cúi đầu.
Trên tường đất đầy cả rơm, trấu, khả năng là trải qua thời gian dài bị mưa gió ăn mòn, số rơm trấu này bị biến thành màu vàng kim, như khảm vàng lên bức tường.
Cửa sổ nhỏ là vì giữ ấm, ngưỡng cửa cao là vì chắn cát, trần cửa thấp đoán chừng là vì tiện phòng ngự.
Trong phòng có mũi không dễ chịu, không khí liu thông không tốt, độ cao cao hai mét làm người ta không hoạt động thoải mái được, Vân Sơ chẳng thích căn phòng này chút nào, kém xa cái lều y sống trước kia.
Cho nên y tới chỗ môn tử (trông cửa) cách nơi ở không xa, chuẩn bị mượn ít công cụ, mở rộng cửa sổ.
Môn tử là một lão binh què chân, trông có vẻ già lắm rồi, tuổi chắc là không nhiều, không thể vì ông ta tóc bạc hết mà nói ông ta già tới sắp chết.
Ba mươi tuổi có tóc bạc, đối với thời này mà nói là rất thường thấy, tuổi này làm gia gia chẳng hiếm gì, không giống thời đại của y, người ba mươi tuổi còn tự xưng là bảo bảo.
Lão binh xem ra chẳng có quá khứ huy hoàng gì, khóe mắt đính đầy rỉ, lưng lom khom không oai hùng gì hết.
Vân Sơ hỏi mượn ông ta một cái rìu, ông ta liền cho y mượn một cái Tuyên Hoa khai sơn phủ.
Thanh rìu này dài tới hai mét, đầu rìu còn nhô ra một cái mũi nhọn dài một thước, loang lổ rỉ sét.
Làm thế là để nó không chỉ có công năng chặt, còn có thể đâm.
Cái rìu này phải nặng tới hai mấy cân, trọng tâm hương về phía trước, dùng vô cùng bất tiện. Cũng không biết thứ não tàn nào chế ra cái thứ phế vật này, lại còn mang lên chiến trường dùng.
"Đây là bảo vật gia truyền của nhà ta!" Lão binh lẩm bẩm đưa tay ra:" Cho ta 500 đồng, cái này thuộc về ngươi."
Vân Sơ quan sát trên lưỡi rìu có hoa văn, chế tác cầu kỳ, thấy 500 đồng thực ra không đắt, thứ này hẳn là dùng trong đội nghi trượng:" Ta không có tiền."
Môn tử dụi dụi mắt nhìn Vân Sơ:" Cho nợ."
Nói rồi tiếp tục dựa vào cây dâu ngủ, dù sao chẳng ai dám vào nơi này kiếm chuyện.
Vân Sơ cầm cái rìu lớn bắt đầu làm việc.
Không lâu sau y mở cho mình một cái cửa sổ lớn, ngưỡng cửa bị chém thấp đi, còn có thời gian dùng cành dâu mềm bện cho mình một cái cửa sổ.
Làm xong những chuyện này, Vân Sơ hài lòng nhìn gian phòng tám mét vuông, thấy rất ấm áp. Mặc dù chỉ có một giường, một bàn nhỏ, một cái bồ đoàn, với y hiện giờ mà nói là đủ rồi.
Trong quan nha người Đường, một ngày chỉ có hai bữa cơm, bữa sáng mười giờ được gọi là triêu thực, buổi chiều bốn giờ ăn bữa nữa gọi là mộ thực.
Vân Sơ hôm nay bỏ lỡ triêu thực, đợi tới khi môn tử gọi ăn cơm tối, y đã đói ngấu rồi.
Phương Chính, Lưu Hùng, Hà Viễn Sơn, Trương An, Tiết Hòa Nghĩa, Lý Thành Nghĩa, Trần Bá An, thêm vào Vân Sơ nữa là thành quần thể ăn cơm chủ lực của quan nha. Còn về phần môn tử què, mã phu câm, canh phu bệnh lao thì phải đợi tám người phía trên ăn xong, còn thừa thì ăn, không thừa thì thôi.
Tám người phía trước có thể nhận tiền lương từ nha môn, ba người phía sau chỉ có thể nói là nhân viên nhàn tản dựa vào nha môn kiếm cơm.
Vân Sơ thấy mình chiếm lợi lớn, dù sao một người ngay cả hộ tịch cũng chưa làm rõ, vừa vào cửa đã có địa vị cao hơn người khác, điều này làm y có chút ngại ngùng.
Phương Chính nhìn ra Vân Sơ thiếu tự nhiên, ấn y xuống:" Ngươi là người đọc sách!"
Vân Sơ liền ngồi vững vàng, không bất an nữa, người đọc sách phải có ý thức cao hơn người một bậc.
Món chính của bữa tối là bánh canh, bánh canh thực ra không phải là bánh, mà là mì, vì người làm cơm chính là môn tử bị rỉ mắt bịt mất mắt, làm cơn đói của Vân Sơ bay quá nửa.
Thêm vào canh là canh thịt cừu, bên trên còn trôi nổi ít tiết, thế là thành công mưu sát nốt nửa cơn đói còn lại của Vân Sơ.
Mì trong nồi không ít, thịt cừu cũng dư dả, chỉ là hôi tới mức Vân Sơ nuốt không trôi.
Đám người Phương Chính ăn xì xụp, như trong nồi là món ngon hiếm có, chỉ Vân Sơ một mình nhìn bát cơm thở ngắn than dài.
"Tài nghệ của môn tử khá lắm, mau nếm thử!"
Phương Chính còn tưởng rằng Vân Sơ đang khách khí, nhiệt tình đẩy bát về phía y, thế là mùi hôi trong bát xộc thẳng lên mũi, làm mặt y trắng bệch, thiếu chút nữa nôn ra.
"Ăn không quen à?" Hà Viễn Sơn dùng đũa gắp miếng thịt lớn nhìn Vân Sơ mặt mày nhợt nhạt:
Vân Sơ chắp tay:" Cơm nước không tệ."
"Không tệ thì ăn đi." Lưu Hùng ghét nhất loại người đọc sách thích làm bộ làm tịch như Vân Sơ:
Thấy tất cả mọi người đều nhìn mình, Vân Sơ liền phong bế khứu giác, vị giác, thị giác của mình lại, bắt đầu ăn cơm.
Năng lực này Vân Sơ đã bắt đầu huấn luyện từ tuổi thơ, lúc năm tuổi đạt được đại thành, có thể bỏ qua hình dạng mùi vị của mon ăn, ăn tới no. Tới tám tuổi bắt đầu có thể tự làm cơm ăn, y mới không dùng nữa, không ngờ hôm nay phải dùng lại bản lĩnh cũ.
Vì thế Vân Sơ ăn liền ba bát lớn, bụng căng phồng cũng không muốn thôi, mục đích làm thế là để khi khứu giác, vị giác khôi phục, dù có nôn cũng có thể giữ lại một ít.
Khi chuẩn bị ăn bát thứ tư, Phương Chính giữ bát của y lại:" Đừng dày vò bản thân nữa, nếu ngươi biết làm cơm thì nhận lương thực tự làm. Xem ra trước kia ngươi đúng là ăn sung mặc sướng, không biết ngươi tới bộ lạc người Tắc ba năm làm sao sống qua được."
Vân Sơ đấm ngực nói:" Đói thì cái gì cũng ăn được thôi."
"Giống nồi bánh canh này à?"
"Đúng là thế."


Truyện Cùng Thể Loại
Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức

Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất