Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 84: Hòa thượng từ nơi khác đến tụng kinh.

Chương 84: Hòa thượng từ nơi khác đến tụng kinh.

Hai bộ trang phục, một bộ là áo và váy dài bằng lụa xanh; một bộ là áo khoác bông và váy dài đen Tùng Giang. Tính cả công may tổng cộng là bốn đồng hai. Nhưng Vũ Lăng vốn là người quản tiền cho thiếu gia, hôm nay lại không mang bạc theo người. Nữ thợ may liền đon đả cười nói:
Được, được, Trường thiếu gia, thật không nhận ra đây lại là tỳ nữ của quý phủ à, dung mạo rất đẹp! Bà nói ba ngày tới trang phục sẽ được đưa đến chủ nhà họ Trương và nhận tiền sau. Từ hiệu may đi ra, qua phố Thập Tự, những ngọn đèn dầu đã tắt, chỉ còn ánh trăng soi tỏ mặt người, Mục Chân Chân giữ im lặng suốt từ nãy tới giờ, cuối cùng cũng lên tiếng:

Thiếu gia, lần này phải tốn nhiều bạc như vậy, tiểu nữ làm sao dám nhận được ạ!


Giọng nói của cô hòa trong cơn gió đêm lạnh lẽo, mang một chút bi thương.
Trương Nguyên mỉm cười nói:
Mẫu thân ta từ lâu đã nói muốn may cho cô một bộ trang phục mới. Ta không muốn mẫu thân phải cực nhọc. Hôm nay, vừa lúc đi ngang qua đây, may một bộ ở của hàng luôn cho tiện.

Nhìn đôi giây rơm mà Mục Chân Chân đang mang đã hở cả ngón chân, hắn liền hỏi:
Mẫu thân ta chẳng phải đã khâu cho cô một đôi giầy vải màu xanh rồi hay sao, sao lại không đi, không vừa chân à? - Không ạ, không ạ.

Mục Chân Chân vội nói:
Là vì thời tiết hiện giờ vẫn chưa lạnh, tiểu nữ không nỡ đem ra dùng!

Mấy ngày nữa là ngày hai mươi tu, trời sẽ có rất nhiều sương. Hiện giờ, ban đêm cũng rất lạnh rồi, Mục Chân Chân còn nói trời chua lạnh, muốn tuyết rơi mới thấy lạnh hay sao?
Tiểu hể nổ vũ Lăng thấy thiếu gia đối xử tốt với cô nương này như vậy, cũng thuận miệng nói:
Chân Chân tỷ, công tử nhà chúng ta rất tốt bụng. Quần áo mà công tủ đã ban cho, tỷ củ nhận đi. Đi ra ngoài cùng thiếu gia mà tỷ ăn mặc xuề xòa quá cũng sẽ làm xấu mặt thiếu gia đó!

Vũ Lăng và Mục Chân Chân cùng tuổi nhưng kém hơn vài tháng, vóc dáng của cậu lại nhỏ hơn một chút nên cũng gọi Mục Chân Chân là tỷ tỷ giống như Thỏ Đình. "Ha" Trương Nguyên khẽ cười nói:
Tiểu Vũ, người càng ngày càng biết cách ăn nói rồi đó, có phải là cũng muốn ta may cho người một bộ đồ mới, ăn mặc sáng sủa một chút để giữ thể diện cho ta không?

Vũ Lăng phủi phủi vạt áo, cười nói:
Mỗi năm phu nhân đều cho em đủ quần áo mặc cả bốn mùa, Tiểu Vũ như vậy đã là tươm tất lắm rồi!

Mục Chân Chân vẫn còn còn thấy bất an:
Tiểu nữ mới đến phủ, chưa làm được việc gì cả mà lại nhận được nhiều đãi ngộ như vậy, thực sự cảm thấy hổ then.

Trương Nguyên thở dài:
Ai ya, Chân Chân, ngươi cả nghĩ quá rồi, như vậy đi, tháng 3 sang năm ta phải đi Tùng Giang thăm tỷ tỷ để mừng thọ anh rể, đi đường xa mà chưa có người theo tháp tùng. Đến lúc đó người và cha ngươi đi cùng bảo vệ cho ta.

Khuôn mặt Mục Chân Chân lập tức rạng rỡ nhưng lại khó xử nói:
Thiếu gia, cha muội năm ngày ba bận lại có công chuyện, nghe nói nếu nha huyện không tìm thấy cha muội thì Điền sử lão gia ở công khoa phòng sẽ nổi trận lôi đình đó!

Trương Nguyên nói:
Đến lúc đó ta sẽ báo cáo với Hâu tôn huyện, hai tháng đó sẽ không phải cha ngươi đi theo hâu là được!

Mục Chân Chân rất mừng, cảm thấy cha con nàng có thể được dốc sức phục vụ cho thiếu gia như vậy thì mới an tâm nhận sự đãi ngộ đặc biệt của nhà họ được.
Buổi sáng ngày hôm sau, Trương Nguyên đi bái kiến thức phụ Trương Nhữ Lâm. Trương Nhữ Lâm đang ở trong thư phòng viết sách, nhìn thấy Trương Nguyên tới, liên đặt bút xuống, cười nói:
Trương Nguyên, có phải nghĩ ra diệu kế gì rồi không?

Trương Nguyên sau khi cung kính hành lễ mới nói:
Cháu đang muốn thỉnh giáo ý kiến của thúc phụ!

Trương Nhữ Lâm nói:
Ta đã giao phó cho Lưu quản gia, cháu củ đợi ở chỗ ông ta để ông ta sắp xếp người là được. Ngôi xuông đi, thúc tổ muôn kiểm tra cháu một chút, xem mấy ngày qua cháu ở chỗ Vương Hước Am đã học được những gì tôi!

Đầu tiên ông muốn kiểm tra kiến thức của Trương Nguyên, ngẫu hứng chọn ra một câu trong sách Xuân Thu và Ngũ Kinh, bảo Trương Nguyên đọc thuộc lòng lại toàn bộ đoạn bắt đầu bằng câu đó. Trí nhớ của Trương Nguyên đặc biệt tốt, đương nhiên bài kiểm tra nhỏ này không thể làm khó được hắn.
Trương Nhữ Lâm gật đầu nói:
Ta sẽ ra cho cháu hai đề, cháu phải phá để, ha ha, không cần phải quá phô trương, chỉ cần phá để đúng theo quy tắc là đạt yêu cầu rồi.

Suy nghĩ một lúc, ông ra đề: "Tử viết vi chính dĩ đức”
Trương Nguyên liên phá đề: "Vi chính hữu bản, xá quân đức vô dĩ dã”. Năm quyền chính trị trong tay mà không có đức thì cũng như không
Trương Nhữ Lâm gật đầu tỏ ý khen ngợi, ra đề tiếp theo: "Tủ viết quân tử bất khí”. Trương Nguyên phá đề: - Thánh nhân luận toàn đúc giả, tụ bất trị vu dụng yên”.
Hai đề mà Trương Nhữ Lâm vừa ra, Trương Nguyên cũng đã đường đường chính chính phá được một cách hợp với quy tắc. Trương Nhữ Lâm không tìm ra bất cứ một lỗi nào, lại hỏi:
Cháu đã bắt đầu làm bắt cổ chua, à, đọc thuộc lòng một quyển cho ta nghe xem.

Trương Nguyên liền đọc thuộc quyển tiểu để bắt cổ mà hôm qua mới làm, đây là quyền đã được Vương Tư Nhâm đánh giá cao.
Trương Như Lâm gõ nhịp tay, giống như đang nghe một tuồng diễn xướng vậy. Nghe xong liền khen:
Nếu ta là quan Để học, chỉ cần dựa vào quyển sách này có thể thu nhận cháu làm học trò ngay. Như vậy ta có thể an tâm rồi, cháu đi thu xếp công việc đi.

Trương Nguyên từ Bắc viện đi ra, đi tìm Trương Ngạc trước, sau đó hai người cùng đi tìm Lưu quản gia, bảo ông ta chọn ra năm tên đầy tớ biết chữ. Gia nô của Tây Trường có đến mấy trăm hộ, chọn ra năm người như vậy không hề khó. Lúc năm người họ tới, đều là những người hiểu chữ nghĩa, biết ăn nói. Trương Nguyên liên hỏi họ có quen thuộc tình hình các huyện xung quanh đây không, có người nói biết rõ về Du Diêu, có người lại nói quen thuộc Chu Ky...
Thiệu Hưng có tất cả tâm huyện, bồn huyện Hội Kế, Tiêu Sơn, Chu Kỵ, Thượng Ngu và Sơn Âm cách nhau không xa.
Trương Nguyên liền phái bốn người được Lưu quản gia lựa chọn mang ba quyển sổ ghi chép những việc làm xấu xa của Diêu Phục, đem phân phát khắp bốn huyện. Tìm người kể chuyện ở các tửu lâu trà quán, bên tàu bên xe, mỗi huyện tìm ra ba người. Sau đó, bảo những người này mỗi ngày căn cứ vào những sự việc ghi chép trong cuốn sổ tay để kể chuyện, liên tục như thế trong ba ngày. Rồi thưởng cho mỗi người một hoặc hai lượng bạc. Dù sao. đây cũng không phải là chuyện của bản thân họ, không cần lo bị trả đũa, lại được thưởng bạc, những người kể chuyện này tất nhiên là sẽ nhận làm.
Lại lệnh cho một tên nô bộc đi một chuyến đến Hàng Châu, tìm người kể chuyện ở chỗ phố xá sầm uất và tửu lâu ngay gần phủ Học sĩ, kể về vụ bê bối của Diêu Phục. Bố trí xong xuôi, kế hoạch đã sẵn sàng. Ngoài việc phải trì hoãn mấy ngày ở Hội Kê, những người nô bộc sáng sớm ngày mai sẽ lập tức khởi hành đi Hàng Châu và ba huyện còn lại.
Trương Ngạc cảm thấy kê sách của Trương Nguyên cũng hết sức bình thường, liên nói:
Giới Tử, hà cớ phải tốn công sức đến vậy, ở Hàng Châu thì cũng có khả năng các quan Đề học sẽ nghe được phong thanh về những tin đồn mà, cần gì phải đi mây huyện kia nữa cho nhọc súc. Người dân các huyện khác cơ bản cũng không biết Diêu Phục là ai, chi bằng tập trung vào một huyện này thôi.

Trương Nguyên cười nói:
Hòa thượng đến đây tụng kinh, tin đồn trong vùng sẽ nhanh chóng đến tai Diêu Phục, lão ta có lẽ sẽ nghĩ ra đối sách gì đó, mà tin từ các huyện lân cận truyền về lại không hề giống nhau, người trong huyện này sẽ cho rằng mọi việc đều đã truyền đến huyện khác rồi, chuyện xấu của Diêu Phục đã lan rộng, như vậy là xui xẻo cho lão rồi! Hiệu quả của tin đồn ở đây và bốn huyện kia không giống nhau, hơn nữa, Diêu Phục sẽ không kịp nghĩ ra đôi sách gì, đợi đến lúc lão hiểu ra mọi chuyện là như thế nào thì lão đã đi ô uế lăm rồi!

Trương Ngọc cười lớn, nói:
Ta không biết là đặt điều hãm hại còn cần phải suy tính kỹ lưỡng như vậy đấy, Giới Tử, đệ quả thật rất nham hiểm đó!

Trương Nguyên tỏ vẻ khinh thường đáp:
Tam huynh, huynh không dùng tù gì hay hơn được à, đây gọi là túc trí đa mưu, bày mưu tính kế chu toàn đó. Hơn nữa, đây làm sao có thể nói là vu không hãm hại, mỗi việc đều có nạn nhân làm chủng cả đây!

Trương Ngọc cười nói:
Đều như nhau, như nhau cả! Ta thích cách dùng từ kia hơn.

Lại nói một cách đầy hào hứng:
Đợi những vụ bê bối này truyền ra ngoài, lúc đó xem tên Diêu xúi bấy này...

Nhất thời không nghĩ ra từ nào thích hợp, Trương Nguyên liên tiếp lời:
Diêu xúi bẩy này sẽ bị người ta xông vào đánh không khác gì con chuột hôi thối chạy qua đường.

Trương Ngạc khen:
Hay, Diêu xúi bẩy phải đổi thành Diêu Lão chuột mới đúng!

Trương Ngọc càng nghĩ càng hưng phấn, khí thế bùng bùng, kéo Trương Nguyên đi đánh cờ. Hết cờ tướng đến cờ vây, đương nhiên đều bị thua thảm hại trước Trương Nguyên. Sau đó, gã còn giữ Trương Nguyên ở phủ Tây Trương dùng cơm trưa. Buổi chiều, gã còn đòi Trương Nguyên dạy cho cách sử dụng kính viễn vọng để theo dõi gia nhân trong nhà nũa.
Trương Nguyên vội vàng nói:
Việc này không được đầu, tam huynh, làm vậy người ta phát hiện ra thì không hay đâu!

Trương Ngạc không cho là đúng, nói:
Không việc gì cả, không ai biết được ta dùng cái ống đồng này làm gì đâu, vả lại ta cũng không thể nhìn thấy cái gì bí mật, chỉ có một lần...

Trương Ngạc hạ giọng nói:
Chính là mấy hôm trước, ta từ trên núi Ngọa Long nhìn vào trong nhà của tên Diêu Cà Môi, thây giũa thanh thiên bạch nhật mà lão dám kéo một vị phu nhân vào trong phòng nửa ngày mới ra. Vị phu nhân này lại không phải người nhà họ Diêu mà là đi kiệu đền, không biết là phu nhân nhà ai? Đáng tiếc là không có một tâm kinh xuyên thấu để nhìn cho rõ, nếu không thì đã biết được chuyện hay rồi!

Liền hỏi tiếp:
Giới Tử, để có biết thế gian này có tấm kính nào như vậy không, hình như thời cổ, thần y Biển Thước mới có cái bản lĩnh này!

Nếu có sự chỉ dẫn tốt, biết đâu Trương Ngọc sẽ trở thành nhà phát minh vĩ đại của Đại Minh, sánh ngang với Edison cũng nên..
Trương Nguyên nói:
Loại kính này mấy trăm năm sau sẽ có, huynh cứ chờ xem.


Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất