Chương 329: Ăn Tết Thôi!
Sau đó Dương Bình, Dương Hoa, Vương Hữu Quý, Đàm Cử Quốc nhao nhao chạy ra, toàn thôn nam nữ già trẻ cũng đều đứng ở bên ngoài, ngửa đầu nhìn lên trời.
Mặc dù hưng phấn nhưng họ vẫn còn kìm nén. Tại Đông Bắc, thời tiết cũng ẩm ương y như tính cách con người vậy. Gió và sấm tới nhanh nhưng chưa chắc đã mưa, có khi một giây trước mây đen đầy trời nhưng ngay giây sau mây đã tan mặt trời đã rực. Vì thế trước khi có hạt mưa chẳng ai dám chắc rốt cuộc có thật sự mưa không.
Trên Nhất Chỉ sơn, Phương Chính cũng dẫn Độc Lang, Hầu tử, con sóc đứng trong sân nhìn trời, lúc này giọng Hồng Hài Nhi vang lên bên tai Phương Chính:
- Sư phụ, có gió có mây rồi, giờ mưa được chưa ạ?
Phương Chính chắp tay trước ngực, cảm thán nói:
- A Di Đà Phật, thiện tai thiện tai! Đồ nhi, trời mưa đi.
Sau một khắc tiếng sấm ầm ầm, mưa tầm tã rơi xuống, ở những chỗ khô hanh tro bụi bay lên, mùi mưa tràn ngập trong không khí, mà mọi người thì tham lam hít thở! Mát thật đấy!
Đám mây đen rất rộng, bao trùm cả mấy thôn bên cạnh, không biết bao nhiêu người đã chạy ra đường để chúc mừng. Thậm chí có người còn bắt đầu la hét mua rượu, làm đồ ăn, phải ăn một bữa thật ngon.
Có người vui vẻ có người sầu.
Đài khí tượng, khí tượng viên Lý Trạch đang rất não nề, căn cứ tất cả số liệu cho thấy trận đại hạn này phải kéo dài ít nhất nửa tháng nữa! Hắn viết một báo cáo dài một vạn ba ngàn chữ. Cấp trên cũng rất xem trọng, họp liên tục ba ngày thương thảo đối sách. Thậm chí huyện trưởng đã đề nghị tiền cứu trợ, chuẩn bị một đợt vận chuyển nước rầm rộ, vận động cứu giúp nhà nông, thì trời mưa. . .
Nhìn văn phòng lãnh đạo, Lý Trạch nuốt ngụm nước bọt, cắn răng đi vào.
Đồng nghiệp bên ngoài lập tức nghe thấy tiếng gào thét như động đất cấp12. . . mà lắc đầu không thôi.
Mặc dù mưa nhưng lần này khô hạn cũng đưa ra lời cảnh báo cho tất cả thôn dân. Nếu cứ bơm nước vô tội vạ thì khô hạn chỉ là chuyện sớm hay muộn, nhất định phải phòng ngừa chu đáo.
Vì thế, toàn thôn mở một cuộc họp lớn, mọi người nhất trí hủy bỏ trồng lúa nước, không bơm nước bừa bãi, toàn lực nuôi trồng rừng trúc.
Phương Chính nghe được tin tức này thì cười cười, sau đó bỏ ra mấy ngày giúp mở rộng bộ rễ mẫu trúc. Mặc dù chất lượng Hàn Trúc dưới núi không bằng trên đỉnh, nhưng kém nhất cũng hơn nhiều so với thị trường bên ngoài. Tạo phúc cho Nhất Chỉ thôn, cũng không khó.
Liên tục mấy trận mưa rào, nước ngầm được bổ sung, Hàn Trúc sinh trưởng tốt, bắt đầu mở rộng diện tích. Đồng thời cũng có lượng lớn du khách chạy tới tham quan rừng trúc, ăn măng. Các thợ mộc trong thôn dùng trúc làm một ít đồ trang sức nhỏ, bán cực kỳ tốt! Không ít người cũng học theo tay nghề.
Đàm Cử Quốc mời một cái sư phụ am hiểu chế tác các sản phẩm bằng trúc để dạy mọi người. . . Toàn thôn đều làm trúc. Mặc dù mọi người học chậm, nhưng Hàn Trúc sinh trưởng nhanh, hoàn toàn cung ứng đủ cho thôn dân.
Đồng thời, Dương Bình lại nhận ra sự khác biệt về trúc. Càng xa Nhất Chỉ sơn chất lượng trúc càng thấp, trên đỉnh là cao nhất, sản phẩm làm ra là xinh đẹp nhất, hoàn mỹ nhất, giống như ngọc vậy, trên thị trường cung không đủ cầu! Giá cả một cái trúc tịch đã tăng đến ba ngàn khối tiền!
Nhất thời toàn bộ thôn dân đỏ mắt, nhưng họ cũng hiểu trên núi không chặt được mấy cây, chỉ có thể dùng nó để làm điếm thu hút khách hàng mà thôi. Muốn kiếm tiền còn phải trông cậy vào đám trúc dưới núi. . . Có người đi ra ngoài học làm măng chua, có người học nấu các món về măng, có người lại học kỹ thuật thủ công. Dường như cả thôn đều trở nên tích cực, ít đánh bài mà đi thảo luận đủ các loại công nghệ.
Sự thay đổi này chỉ trong nửa tháng mà thôi. . .
Phương Chính nhìn thấy thế, trong lòng cũng vui biết bao nhiêu, không có chuyện gì vui vẻ hơn việc người bên cạnh mình được hạnh phúc.
Đương nhiên, người thôn bên cạnh cũng hâm mộ, đáng tiếc không làm được. Phương Chính muốn giúp cũng không nổi, Hàn Trúc đã sinh trưởng đến cực hạn, bộ rễ không mở rộng được nữa.
Thấy một ngày lại trôi qua, Phương Chính tính toán thời gian, phát hiện ngày mai là ngày lễ!
Lúc ăn cơm, Phương Chính nói.
- Các đồ nhi, ngày mai sẽ là tiết Đoan Ngọ.
- Cái gì là tiết Đoan Ngọ ạ?
Độc Lang, Hầu tử, con sóc hoàn toàn không biết. Trong đầu chúng chỉ có tết xuân náo nhiệt, mười lăm tháng giêng lửa đỏ bập bùng, và tết thanh minh tế điện tổ tiên.
Phương Chính còn chưa mở miệng, Hồng Hài Nhi đã gật gù đắc ý nói:
- Đã bảo rồi, không học được gì nhiều thì cũng phải biết mấy chữ chứ? Tiết Đoan Ngọ ấy mà, là ngày lễ tế một vị anh hùng nhân loại. Tuy nhiên điều đó không quan trọng, chủ yếu là vào lúc này có thể ăn được bao nhiêu món ngon, rồi thi đấu thuyền rồng, ăn bánh chưng. . .
Phương Chính gõ đầu Hồng Hài Nhi nói:
- Cái gì gọi là không quan trọng? Tiết Đoan Ngọ chính là để tế điện anh linh nhân loại, không có gì quan trọng hơn việc tế điện, học tập tinh thần tiên tổ.
Con sóc tò mò hỏi.
- Sư phụ, nếu là tế điện, vì sao còn có thi đấu thuyền rồng, ăn bánh chưng? Sao không giống tết thanh minh như thế ạ?
Phương Chính nói:
- Tiết Đoan Ngọ, tên gọi khác là "Trọng niên", "Trùng ngọ", mỗi địa phương khác nhau có phong tục khác nhau. Sớm nhất bắt nguồn từ Ngô Việt, mùng năm tháng năm hàng năm dân bản xứ sẽ tổ chức đua thuyền để cử hành tập tục tế tự đồ đằng. Mà xưa kia thích ngày mồng năm hàng tháng, sẽ dùng chữ đoan để mở đầu, tỷ như đoan nhất, đoan nhị, đoan tam vân vân. Ngô Việt là nơi phát nguyên Cổ Việt tộc, tộc này tôn sùng rồng, coi mình là con rồng cháu tiên, khắc hình rồng trên thuyền cầu bình an may mắn. Nghe nói lúc ấy đi thăm người thân họ sẽ khắc hình rồng lên ghe thuyền, thi thoảng sẽ so tài xem ai nhanh hơn, dần dần trở thành một cách thức ăn mừng, cũng là một cách thể hiện thực lực. Đây là lý do thuyền rồng tồn tại, về sau thì. . . thành đua thuyền rồng hiện tại. Về phần ăn bánh chưng, thì là bởi vì thời kỳ Xuân Thu, Sở quốc chiến bại, Khuất Nguyên ôm đá trầm mình trên dòng sông La biểu hiện sự trung trinh. Về sau, các quân vương muốn khuyến khích lòng trung nên đã liên hệ tiết Đoan Ngọ và Khuất Nguyên trở thành một ngày lễ kỷ niệm Khuất Nguyên. Để tưởng nhớ, dân chúng gói gạo nếp thành bánh chưng rồi ném vào trong nước, cho tôm cá ăn, hi vọng tôm cá ăn bánh chưng no rồi sẽ không ăn Khuất Nguyên nữa. Đây cũng là cách mà mọi người tưởng niệm, tôn kính các chiến sĩ kiên cường bất khuất.