Chương 100: Hồi ức của một tội nhân
Chẳng ngờ kẻ tự tay giết chết con mình lại xuất hiện ngay trước mặt tôi, công khai tự nhận gã là một người chồng tốt, một người cha hiền.
Tôi cười một cách lạnh lùng: “Hổ dữ còn không ăn thịt con, mày cũng xứng nói mình là một người cha hiền sao?”
“Tao biết mày không tin, nhưng thật sự là tao thân bất do kỷ.” Một thứ tình cảm vô cùng phức tạp toát ra từ đôi mắt Tống Văn Hiên: “Chờ tao nói xong đã, ít nhất là trước khi tao chết, hãy cho tao một cơ hội biện hộ cho bản thân mình.”
“Vậy mày nói đi! Tao cũng muốn nghe xem, rốt cuộc ma quỷ đã hình thành như thế nào?”
“05 năm trước, tao lấy bằng tiến sĩ tâm lý học ở nước ngoài. Chủ đề luận văn của tao là phản ứng của cơ thể người với sự kích thích và cơ chế tự bảo hộ của tâm thần, chủ yếu là tiến hành thí nghiệm tìm ra giới hạn của sức chịu đựng tâm lý con người, từ đó có thể nghiên cứu ra nguyên lý tự điều tiết bên trong não bộ.
Quá trình thí nghiệm khá tàn nhẫn, nhưng chỉ cần tao thí nghiệm thành công, sau đó chắc chắn có thể giúp mọi người có khả năng điều tiết, khống chế cảm xúc, trị bệnh trầm cảm và phát điên. Đa số mọi dạng bệnh tâm thần đều có thể chữa khỏi một cách dễ dàng thông qua nghiên cứu này.”
Ước nguyện ban đầu của Tống Văn Hiên là tốt, đây cũng chính là lý do trụ cột tinh thần để gã có thể vùi đầu vào tiến hành thí nghiệm.
“Ban đầu, mọi chuyện tiến hành khá thuận lợi, nhưng từ từ, cường độ thí nghiệm tăng lên, tao khó mà tìm ra được người tình nguyện tham gia thí nghiệm. Chẳng còn cách nào khác, tao đành dùng cách riêng để chiêu dụ bệnh nhân tham gia. Không may thay, vào giai đoạn cuối của quá trình thí nghiệm, do một sai lầm bé xíu xiu, khiến người bệnh nhân đó tử vong. Xảy ra án mạng, đề tài nghiên cứu của tao bị cấp trên chỉ đạo đình chỉ. Công ty tài trợ thí nghiệm cũng thu hồi trợ cấp, không muốn hỗ trợ tao nữa.
Chẳng còn cách nào khác, tao đành từ bỏ đề tài này, chọn con đường khác để đạt được tấm bằng học vị tiến sĩ. Sau đó, tao dẫn vợ con hồi hương.
Khi ấy, trình độ y học chuyên ngành tâm lý trong nước còn lạc hậu, nên dù tao còn trẻ vẫn được ủy nhiệm làm viện trưởng bệnh viện tâm thần. Trong quãng thời gian nhậm chức, tao chưa bao giờ quên đề tài đầu tiên mà tao từng buông tay.
Do đó, tao bèn lợi dụng tài nguyên mà mình đang có trong tay, tiếp tục thực hiện cái nghiên cứu dang dỡ kia. Thế nhưng mà, qua vài tháng, tao chẳng có bước đột phá nào cả, mãi đến khi tao gặp một người bệnh nhân khác thường.”
Tống Văn Hiên lộ ra một biểu cảm khó đoán: “Trong mấy năm hành nghề, tao từng gặp qua hàng ngàn bệnh nhân tâm thần, nhưng chắc chắn gã đó là một người ngoại lệ. Mãi đến lúc này, tao còn chẳng biết người đó có điên hay không.
Ông ta ít nói, kiệm lời, thoạt chừng trên dưới 60 tuổi. Ông ấy không nhớ tên mình, cũng không có người thân, tất cả thông tin về ông ấy như một tờ giấy trắng.”
Tống Văn Hiên thở dài, giọng nói liền chuyển biến, bộc lộ cảm xúc vừa hối hận, vừa sợ hãi: “Đặc điểm duy nhất chính là, ông ta đeo một sợi dây chuyền mặt Phật trên ngực. Dù ông ta có làm cái gì, đều nhất quyết không tháo sợi dây chuyền đó ra.”
“Mặt Phật à?”
“Đúng vậy, chính xác hơn, đó là bức tượng nhỏ tạc hình đầu Phật, mà trên chiếc đầu ấy có hai gương mặt khác nhau. Tao chưa bao giờ gặp qua vị Thần Phật ấy cả. Giờ nhắc lại, đó có thể là biểu tượng của một vị Tà Thần nào đó.”
Lời nói của Tống Văn Hiên khiến lòng tôi dậy sóng: “Lại là Song Diện Phật!”
“Ban đầu, tao hoài nghi ông ta bị chứng lẫn trí tuổi già, ai mà ngờ, chuyện này không hề đơn giản như mặt ngoài của nó.
Trên người của ông già đó bộc phát ra một loại khí thế nào đó. Dù là bệnh nhân lên cơn, điên cuồng cỡ nào, cũng ngồi yên ngoan ngoãn khi đến gần ông già kia. Thậm chí tao còn gặp một bệnh nhân bị bại não, trí khôn nằm ở thời kỳ bé con 03 tuổi vĩnh viễn. Nhưng kẽ đó đi theo ông già kia sát nút, một tấc cũng không rời, thậm chí còn biết cách bưng trà, rót nước.
Tao không bao giờ tin được, chuyện này đã nằm ngoài khả năng giải thích của y học.
Vì thế, tao liền chủ động tiếp xúc với ông già kia. Mất khoảng một năm, ông ta mới chịu nói chuyện. Ông ấy bảo, đây không phải là siêu năng lực gì cả, mà là thuật Hàng đầu!”
“Chữ ‘Hàng’ ám chỉ phương pháp sử dụng tà thuật, hạ cổ độc, hoặc hạ thuốc độc, còn “đầu” ý chỉ bản thân đối tượng bị ám hại.”
Tống Văn Hiên ngừng lời một chút, rồi nói tiếp: “Có lẽ mày nghĩ rằng tao điên, tự hỏi tại sao một thằng đi du học phương Tây kiêm tu hai chuyên ngành như tao lại tin mấy thứ hư vô mờ mịt như vậy?
Ban đầu, xác thật là tao không tin. Nhưng từ việc ông lão phô diễn hàng loạt cảnh tượng nằm ngoài khả năng chứng minh của khoa học, tao bắt đầu hoài nghi chính bản thân mình. Cả hệ thống tâm lý học mà tôi tâm đắc mười mấy năm qua đã hoàn toàn sụp đổ. Thế là, tôi liền lén tự nghiên cứu thuật Hàng đầu trong văn phòng của mình.
Nếu luyện thành Hàng đầu đến cảnh giới tối cao, có thể khống chế tâm thần người khác mà thần không biết quỷ không hay. Cách không chế tinh thần này vô tình tương đồng với tư tưởng chủ đạo ở đề tài nghiên cứu đầu tiên mà tao từng buông bỏ. Vì mong muốn được chỉ điểm tu luyện nhiều hơn, tao lợi dụng quyền hành trong tay, đổi một căn phòng bệnh mới toanh cho ông già đó, đồng thời thỏa mãn một vài yêu cầu kỳ quái của lão ta.
Ví dụ như, mỗi ngày phải mang vài con chuột sống, hoặc là chim sẻ vào phòng ông ấy.
Hai bên giao lưu hòa thận, tao nhờ vào tri thức tâm lý học phong phú và thường thức về dược lý, nên học Hàng đầu thuật có tiến bộ rất nhanh. Ngay khi tao nghĩ rằng mình có thể mở ra một cánh cửa sổ tâm lý học cho toàn nhân loại, thì ông già ấy không chịu chỉ dạy cho tao nữa. Gã đưa ra yêu cầu mới.
Ông ấy muốn tao đem cho ông ấy mấy con chó, hoặc mèo vào ngày cuối tuần.
Những con hẻm vắng trong thành phố có rất nhiều mèo hoang và chó hoang. Mặc dù tao thấy ngộ ngộ, nhưng để có được pháp môn luyện tập, tao vẫn đáp ứng yêu cầu của ông ấy. Cứ về khuya, tao lái xe một mình ra đường, đi bắt chó hoang với mèo hoang.
Độ chừng một tháng sau, ông già lòng tham không đáy kia lại đưa ra yêu cầu khác nữa. Gã cần động vật có hình thể lớn hơn, đại loại như heo và dê.
Khi ấy, doanh thu của bệnh viện tâm thần cũng dư giả. Tao cắn răng bỏ tiền ra, thu mua dê và heo cho ông ta, cũng nhấn mạnh đây là lần cuối cùng tao giúp ông ta, hy vọng ông ta có thể tự lo lấy thân mình."
Tống Văn Hiên nói đến đó liền ngừng lời, cúi đầu: "Nhưng tao sai rồi, sai lầm vô cùng nghiêm trọng!"
"Sau ba tháng, ông gia ấy nói yêu cầu cuối cùng của ông ta cho tao biết. Thứ mà ông ta cần lần này, chính là người sống!"
Tôi chỉ im lặng lắng nghe, nhưng ớn lạnh cả người: "Mày đáp ứng ông ta à?"
Tống Văn Hiên lắc đầu: "Không! Nhưng cũng vì không, cơn ác mộng của tao chính thức bắt đầu!"
"Tao từ chối yêu cầu của ông già ấy, ông ta cũng không hề tức giận. Ông ấy chỉ nói bóng nói gió rằng, chẳng bao lâu sao tao phải quỳ trước mặt ông ấy, khóc lóc cầu ông ấy giúp đỡ.
Đêm hôm đó, khi tao vừa về đến nhà, liền gặp chuyện lạ xảy ra. Đầu tiên là âm thanh con nít chơi bắn đạn trên nóc nhà. Tiếp theo, tao thấy rõ từng dấu chân con nít in dấu trên sàn nhà. Thậm chí sang hôm sau, khi tao ngủ thức dậy, còn thấy vết tích trẻ em phóng uế ngoài ban công.
Qua vài ngày, chuyện càng lúc càng nghiêm trọng. Mấy đứa con của tao hay hốt hoảng, luôn bảo có một đứa trẻ lạ mặt trong phòng đòi chơi trốn tìm cùng bọn nó.
Tao biết rõ chính mình bị ông già kia thi pháp Hàng đầu, bèn chạy chọt khắp nơi, tìm thầy phá giải. Nhưng khi đó, thân phận viện trưởng bệnh viện tâm thần của tao lại khá nhạy cảm. Trong mắt người xung quanh, hành động của tao tỏ ra khá kì quái, kể cả vợ tao là Uông Phượng Dao. Bọn họ nghĩ rằng do tao gánh chịu áp lực quá lớn, nên gặp vấn đề về tinh thần.
Cuộc sống của tao dần nát bươm. Trong một lần công tác nọ, sau khi tao về nhà, tao liền phát hiện, dường như vợ tao thức giấc mỗi sớm mai đều cảm giác cô ấy bị ai đó cưỡng hiếp trong giấc mơ. Thậm chí, cơ thể của cô ấy cũng hiện rõ một vài dấu vết nhạy cảm. Hơn nữa, ba đứa nhóc nhà tao lại thường xuyên gọi tên một đứa bé vô hình nào đó, cùng kẻ đó chơi trốn tìm, lân la đến mấy khu vực dễ xảy ra tai nạn.
Thậm chí, có một lần, ba đứa nhỏ con tao còn trèo xuống bên dưới giếng cạn. Nếu không nhờ xóm giềng trông thấy, bọn nhóc chắc đã xong đời vì ngạt thở rồi.
Sau khi tao hỏi rõ, bọn trẻ chỉ trả lời đúng một câu, rằng thằng nhóc vô hình kia nhất quyết đòi chơi trốn tìm với bọn trẻ.
Tao không thể nhịn nhục được nữa, nếu cứ thế, gia đình của tao sẽ gặp nguy hiểm nghiêm trọng hơn."
Qua những lời trên, ở thời điểm ấy, Tống Văn Hiên vô cùng quan tâm người nhà của mình, muốn bảo vệ cái gia đình nhỏ này.
"Vậy sau đó xảy ra chuyện gì? Vì sao mày tự tay giết con mình?" Tôi dùng hai tay đè vai của Tống Tiểu Phượng xuống. Thằng bé đâu có nghe hiểu lời giải thích của Tống Văn Hiên. Trái tim nhỏ nhoi của nó chỉ muốn giết chết gã đàn ông đáng sợ này.
"Nghĩ sao mà tao có thể nhẫn tâm làm chuyện đó được? Kẻ giết chết Tống Tiểu Dao đâu có phải là tao, hay đúng hơn là, ở ngay thời điểm đó, tao đã không phải là tao."
Tống Văn Hiên hít sâu một hơi, nói tiếp:
"Sau khi đi công tác về, tao đến khu cách ly, tìm ông già no. Vốn dĩ tao định thương lượng với ông ta một chút, ngờ đâu đó cũng là lúc tao trông thấy một hình ảnh mà cả đời này không thể nào quên.
Đó là khoảng 03:30 chiều. Tao ra lệnh cho y tá rời khỏi nơi đó, tự thân một mình tiến vào khu cách ly.
Vừa đẩy cửa ra, tao liền ngửi thấy một mùi máu tươi tanh tưởi nồng nặc. Chờ khi bình tĩnh lại, tao trông thấy một đồ án bằng máu tươi kỳ quái được vẽ sẵn trên nền nhà. Ông già đó ngồi ngay giữa vị trí trung tâm của đồ án. Ông ấy đang cầm một cái đầu người trên tay, bên dưới gầm giường còn có hai cái thi thể đang nằm đó."