Chương 1: MỘ CỔ ĐỊA TIÊN
Tương truyền, các thứ kỳ trân dị bảo cất giấu trong mộ cổ có nhiểu món là “vật chưa định danh”, cũng chính là các loại báu vật bí khí thời cổ không rõ lai lịch, không được ghi chép lại trong sử sách. Những thứ này vốn không nên xuất hiện ở cõi người, một khi lọt vào dân gian, để kẻ phàm phu tục tử trông thấy, sao không động lòng tham cho đành? Dù không chịu bán đi kiếm lợi, thì ắt cũng muốn mượn cơ hội ấy mà giành lấy chút hư danh, đủ thấy, hai chữ “danh lợi” quả thực hại người không vừa.
Tôi xuống vùng Nam Dương, vớt được tấm gương có bằng đổng xanh trong hải nhãn, chính là tấm gương “Chu Thiên quẻ kính” hiếm thấy trên đời, vốn tưởng rằng giáo sư Trần sẽ giao nộp nó cho nhà nước bảo tồn, nhưng thật không ngờ, cuối cùng lại bị giáo sư Tôn xưa nay vẫn một lòng âm thầm muốn làm nên thành tựu lớn lao lừa cuỗm mất. Nếu không phải tôi nhặt được cuốn sổ ghi chép công việc của lão trong viện bảo tàng, e rang đến giờ cả bọn vẫn còn bị lão ta qua mặt.
Tôi và Shirley Dương, Tuyển béo lập tức mang theo cuốn sổ ghi chép tìm đến tận nhà lão ta hỏi tội. Giáo Sư Tôn bị chúng tôi nắm thóp, khổ sở cầu xin chúng tôi đừng tố cáo việc lão ta tự ý cất giấu văn vật âm thầm nghiên cứu tại nhà riêng”. Việc này không phải chuyện vừa, lão ta vốn đã đắc tội với khá nhiểu người, lỡ như lại bị lãnh đạo cấp trên hay đồng nghiệp nào biết được, nhất định sẽ biến thành tội tày đình, đẩy lão đến bưóc thân bại danh liệt.
Tuy rất bực chuyện lão ta giấu nhẹm tấm gương cổ đi, song tôi không muốn lột mặt nạ giáo sư Tôn khiến lão ta không xuống thang được, nên cũng chỉ tới điểm là dừng. Tôi bảo giáo sứ Tôn, nếu lão đã biết hối lỗi, bây giờ chi cần làm theo lời chúng tôi, chính sách của chúng ta là không trách chuyện xưa, vể sau chúng tôi coi như không biết vụ này là được.
Điều kiện của tôi và Tuyền béo, một là bắt Tôn Học Vũ viết kiểm điểm, giờ tuy không còn mốt “mạnh mẽ phê đấu tư tâm từ trong trứng nước” nữa, nhưng đem sai lầm viết ra thành văn bản vẫn là điều rất cần thiết. Chẳng may lão già này về sau không chịu nhận tội thì cứ lấy bản kiểm điểm giấy trắng mực đen đã điểm chỉ dấu tay ra, là có thể đưa ỉão đến cấc cơ quan hữu quan xử lý. Nội dung hoàn toàn dựa theo ý của tôi, tôi đọc một câu, lão ta viết một cầu, tiếng là “bản kiểm điểm” nhưng thực chất lại là “khẩu cung”.
Sau đó còn phải đưa gương cổ, bùa cổ hoàn trả lại cho giáo sư Trần, nói gì thì nói, công lao hiến báu vật lên nhà nước cũng không đến lượt giáo sư Tôn được hưởng. Nhưng chuyện này để sau hẵng nói, trước mắt chúng tôi còn phải mượn mấy vật này dùng tạm, bắt giáo sư Tôn dẫn chúng tôi đi tìm mộ cổ ở thôn Địa Tiên bên trong có cất giấu Đơn đỉnh thiên thư trước đã.
Mặc dù vị địa tiên thời nhà Minh tinh thông yêu thuật Quan sơn chỉ mê ấy đã giấu mộ phần của mình rất kỹ, nhưng nếu dùng phép “Vấn” trong tứ quyết cổ xưa của nghề trộm mộ, lại vận dụng tấm gương đổng có hải khí ngứng tụ không tan kia, thì cũng có vài phần cơ hội suy đoán ra khí mạch phong thủy cùa thôn Địa Tiên, sau đó đám Mô Kim hiệu úy bọn tôi có thể tiến vào đổ đấu, lấy thi đơn nghìn năm về. Còn việc trong mộ cổ thôn Địa Tiên có thi đơn được ghi chép trong dã sử hay không tạm thời không thể xác định. Nhưng nếu đã biết được thông tin này, vì tính mạng cùa Đa Linh, chúng tôi không thể nào xem như không có được.
Giáo sư Tôn nghe thấy yêu cầu này, liền lắc đầu quầy quậy, nói chuyện này còn khó hơn lên trời. Nến mỡ người, gương đông cổ giờ đểu đã ở trong tay. Cây nến mỡ người kia, chính là của đội trục vớt mang từ hải nhãn về, không phải loại nấu bằng mỡ người thật, mà chế từ mỡ của giao nhân vảy đen ở Nam Hải, nhưng cũng cháy mãi không tàn, gió thổi không tắt, hoàn toàn có thể dùng để thay thế.
Quẻ phù một rồng một cá bằng đổng xanh cũng có rồi, hai quẻ phù này có thể suy diễn ra một nửa quẻ tượng, song không biết bên trong chúng chứa đựng huyền cơ gì, nếu không giải được ám thị của Vô Nhãn đồng phù, thì không thể nào sử dụng được. Ngoài ra, mấu chốt nhất vẫn là thời gian có hạn, tấm gương cổ này không còn giữ được bao lâu nữa.
Từ lúc đến nhà giáo sư Tôn, Shirley Dương vẫn chưa nói tiếng nào, lúc này nghe vậy lấy làm kỳ quái, không kìm được bèn hỏi: “Nói vậy là sao? Tại sao lại nói tấm gương cổ không còn nhiêu thời gian nữa?”
Tôi cũng vỗ vỗ lên vai giáo sư Tôn, cảnh cáo lão ta: “Đừng tưởng ông là Cửu gia nhé, mấy người bọn tôi đây cũng không phải tay mơ trong đạo chơi đồ cổ đâu, ông mà ăn nói lung tung thì đừng trách chúng tôi không nể mặt.”
Giáo sư Tôn nói: “Cửu gia với Cửu giếc cái gì, chuyện này đừng nhắc nữa được không, hồi ấy tôi đã bị kích động một phen, giờ nghe lại những lời này trong lòng thấy khó chịu lắm, vả lại chuyện đến nước này rổi, tôi còn giấu các cô các cậu làm gì nữa? Cô cậu tự xem đi, tấm gương đổng cổ dùng long hỏa ở Quy Khư chế luyện này chắc chỉ bảo tồn thêm được một vài tháng nữa là cùng.” Nói đoạn, lão ta lật tấm gương cổ lên cho chúng tôi xem.
Phần xi trên mặt sau tấm gương cổ đã bị bóc đi, hoa văn tinh xảo lộ ra trước mắt. Tôi, Shirley Dương và Tuyền béo đều bị ấn tượng ban đầu ảnh hưởng, trong tiềm thức vẫn coi đây là Tần Vương Chiếu Cốt kính, vừa nhìn thấy mặt sau tấm gương liền bất giác muốn né đi, để khỏi bị chiếu xuyên cơ thể, nhiễm phải thi khí âm độc của cương nhân Nam Hải.
Nhưng thấy mặt sau tấm gương không có hiện tượng gì bất thường, cả bọn mới nhớ ra đây là “quẻ kính” bằng đồng xanh, chứ chẳng liên quan gì đến Tần Vương Chiếu Cốt kính trấn xác nghìn năm cả, liền chụm đầu vào xem xét kỹ lưỡng, bấy giờ mới hiểu ý của giáo sư Tôn.
Thì ra điểm đặc biệt nhất của gương cổ Quy Khư chính là dùng âm hỏa tôi luyện, hải khí ở hải nhãn Nam Hải hun đúc bên trong chất đồng, nghìn vạn năm không tan, khiến màu đổng trở nên xanh biếc như ngọc cổ. Nhưng tấm gương này đã lưu lạc trên thế gian mấy nghìn năm, “nhà sưu tầm” hay có thể nói là “con buôn văn vật” cuối cùng sở hữu nó trước khi chìm sâu đáy biển căn bản không biết cách bảo tổn cổ vật quý hiếm này thế nào cho thỏa đáng. Có lẽ vì sợ hải khí trong tấm gương đồng tiêu tán, nên ông ta đã dùng xi niêm phong kín mặt sau gương lại. Không ngờ khéo quá hóa vụng, thứ xi ấy và đồng xanh nảy sinh phản ứng hóa học, chất đồng ở mặt sau tấm gương gần như đã bị ăn mòn hết. Hiện giờ, sinh khí trong tấm gương đồng cổ này chỉ còn mỏng như đưòng tơ, màu đồng cũng đã biến đổi phỏng chừng không bao lâu nữa, nó sẽ hoàn toàn mất đi tính chất đồng, trở thành một món đồ bằng đồng xanh tầm thường. Tôi biết giáo sư Tôn không nói bậy, có điều thấy ý đồ tìm kiếm mộ cổ Địa Tiên của mình tan thành bọt nước, cũng khó tránh thất vọng, đang định hỏi tiếp xem còn cách nào khác không, thì chợt nghe Tuyền béo lên tiếng: “Từ sáng đến giờ chi ăn có hai cái bánh rán bọ, hễ quá giờ cơm là cái bụng ý kiến liền, Tôn Lão Cửu đừng phí lời nữa, mau mang tiền theo, quân ta phát binh đến Chính Dương Cư đi ăn nào.”
Giáo sư Tôn nào dám không theo, vội dẫn cả bọn đến quán Chính Dương Cư tiếng tăm lừng lẫy, cũng may lão ta vừa được phát lương và tiền thưởng, cộng với tiển phụ cấp bồi dưỡng lên lớp, toàn bộ vẫn còn nguyên trong phong bì chưa đụng đến. Nhà hàng quốc doanh này chuyên làm đại tiệc Mãn Hán, tôi và Tuyền béo ngưỡng mộ đã lâu, lòng thầm nhủ đây đều là giáo sư Tôn nợ chúng tôi, không ăn thì phí, đương nhiên không hề khách sáo. Nhưng hỏi ra mới biết, muốn ăn Mãn Hán toàn tiệc phải đặt trước, nên bọn tôi đành chọn mấy món chính, bày đầy cả một bàn to.
Giáo sư Tôn cố rặn ra một nụ cười, cũng không biết đang xót tiền hay lo chuyện xấu của mình bị bại lộ nữa, tóm lại là nét mặt cực kỳ gượng gạo, lão ta rót cho Tuyền béo một ly rượu đẩy, cười xòa nói: “Mời... mời...”
Tuyền béo hài lòng lắm, giơ ly Mao Đài lên “ực” một tiếng uống cạn, rồi nhe răng cười bảo: “Giáo sư Tôn à, đừng tưởng ông là Cửu gia, biết nhiều chữ hơn Tuyền béo này, nhưng đại gia vừa nhìn đã biết ngay ông là cái loại không biết uống rượu rồi, thấy chưa hả? Kiểu tôi uống vừa nãy gọi là ‘hổ ngậm’ biết chưa? Mau mau rót đầy cho đại gia đây ly nữa, tôi sẽ biểu diễn tuyệt kỹ ‘cá voi nuốt” đắc ý nhất cho ông xem.”
Tôi đoán giáo sư Tôn lúc này thậm chí còn muốn “cá voi nuốt” luôn cả Tuyền béo không chừng, nhưng lão bị người ta bắt thóp, đành nuốt cục tức vào bụng, vừa rót rượu vừa gắp thức ăn cho Tuyền béo. Tôi thấy thế cũng không khỏi tức cười, thầm nhủ vậy mới bõ tức, đang nghĩ cách chơi cho lão ta một vố, chợt thấy Shirley Dương bên cạnh nhíu mày nhìn mình. Ánh mắt cô có vẻ trách móc, rõ ràng cho rằng hành vi của tôi với Tuyền béo hơi quá đáng, vị giáo sư Tôn này tuy không được coi là đức cao vọng trọng, nhưng dẫu sao cũng là một học giả có thân có phận, người ta đã xin lỗi chuộc tội rồi, sao có thể đối đãi với người ta như vậy chứ?
Tôi chẳng để chuyện này trong lòng, thầm nghĩ: “Lão già Tôn này đáng ghét bỏ xừ, nếu không hành cho một trận, sau này chắc gì lão ta đã rút ra được bài học, không bắt đem đi đấu tố đã là may lắm rồi đấy,” nhưng tôi cũng không nỡ để Shirley Dương khó xử, đành cắm đầu ăn uống, không hùa theo Tuyền béo trêu đùa nữa.
Lúc này, giáo sư Tôn lại rót rượu cho Shirley Dương, thở dài nói: “Một ý niệm sai lầm, một ý niệm sai lầm thôi mà, xin cô Dương trở vể ngàn vạn lần chớ nhắc chuyện này với lão Trần, bằng không đời này tôi chẳng có mặt mũi nào gặp ông ấy nữa...”
Shirley Dương an ủi: “Ông yên tâm, tôi thề sẽ không nhắc đến dù chỉ một chữ, cũng không để hai người bọn anh Nhất nói đâu, tấm gương cổ cứ để ông tự tay trả lại cho giáo sư Trần là được.”
Nghe câu này của cô, giáo sư Tôn như nhận được lệnh ân xá, mừng mừng rỡ rỡ: “Thế là tốt nhất, thế là tốt nhất...”
Tôi nghe tới đây, ngẩng đầu lên, liền trông thấy hai giáo sư Tôn chớp chớp, ngoài niềm hân hoan vì vừa thoát tai kiếp, còn ẩn giấu một vẻ gì đó rất kỳ dị, mặc dù chỉ thoáng hiện lên rồi lập tức biến mất ngay, song không thể nào lọt khỏi mắt tôi. Tôi động tâm, liền buông đũa, chen vào: “Không đưa tấm gương đổng cổ và cuốn sổ ghi chép việc điều tra vể Quan Sơn thái bảo nhà Minh, cả bản kiểm điểm kia nữa, đều phải để ở chỗ tôi, tôi cần nghiên cứu xem có cách nào tìm được mộ cổ Địa Tiên nữa hay không, chuyện này liên quan đến mạng người, không giao cho kẻ khác được.”
Nụ cười trên mặt giáo sư Tôn đông cứng, lão đưa mắt nhìn tôi, rồi lại quay sang nhìn Shirley Dương, trông bộ dạng chừng như đang muốn hỏi: “Hai người các vị, một bảo trả, một lại bảo không trả, rốt cuộc là nghe ai đây ?”
Tôi chẳng buồn để ý đến giáo sư Tôn, quay sang cạn ly với Tuyền béo, tán dóc mấy câu, Shirley Dương thấy thế, đành nhún vai đầy bất lực với giáo sư Tôn, nói một tiếng: “Sorry”.
Giáo sư Tôn giờ mới biết thì ra Shirley Dương không phải người quyết định, liền quay sang rót rượu cho tôi, giọng khẩn nài: “Đổng chí Nhất à, cậu không nể mặt sư thì cũng nể mặt Phật chứ, hồi ấy các cậu ở Thiểm Tây đến tìm tôi hỏi thăm bao nhiêu là chuyện quan trọng, bấy giờ tôi biết gì đều nói tường tận tỉ mỉ cho các cậu mà, tốt xấu gì cũng coi như đã giúp các cậu một lần, hãy để tôi tự tay mang trả tấm gương đồng này cho lão Trần đi.”
Tôi cũng rất thành khấn trả lời giáo sư Tôn: “Tôn Cửu gia, nếu chẳng phải ông từng giúp tôi ở Thiểm Tây, lần này tôi tuyệt đối không tha cho ông đâu. Ông lén giấu quốc bảo do chúng tôi trục vớt về, có biết đấy là thứ phải đổi bằng mạng ngựời mới lấy được không hả? Chuyện này tôi có thể không truy cứu nữa, nhưng tôi không đùa đâu đấy, quả thực tôi định mang những thứ này vào Xuyên tìm kiếm mộ cổ thôn Địa Tiên, trước khi hoàn thành chuyện này, dù thế nào cũng không thể để trong tay ông được. Có điều, nếu không yên tâm, ông có thể lựa chọn hợp tác với chúng tôi, chỉ cần ông chịu ra sức, giúp tôi tìm được cái bảo tàng mộ cổ ấy, thì cứ tha hổ lấy các loại quẻ Chu Thiên cất giữ bên trong đem đi nghiên cứu, lúc ấy danh hiệu ‘đệ nhất giới học thuật phản động’ không phải của ông thì còn của ai nữa.”
Giáo sư Tôn nghe xong trầm ngâm một lúc, cầm bình rượu lên “ực ực ực” mấy ngụm, chỉ thoáng sau, hơi men đã bốc lên, mặt đỏ bừng bừng. Lão ta nhìn chằm chằm vào tôi, thấp giọng nói: “Hồ Bát Nhất, thằng nhái con cậu muốn ép tôi dẫn các cậu đi trộm mộ đấy hả!”
Tôi cười bảo: “Tôn Cửu gia rốt cuộc cũng khôn ra rồi đấy, có điều ông vẫn chưa nhìn nhận được rõ ràng thì phải. Bọn tôi đây đều là những người thành thực, chỉ muốn đi thực địa khảo sát xem truyền thuyết về mộ cổ Địa Tiên là thật hay giả thôi, ngoài ra, ông lén lút nghiên cứu các mánh khóe trộm mộ trong dân gian, chẳng lẽ không có ý đồ quá phận hay sao?”
Giáo sư Tôn cười gượng: “Thôn Địa Tiên là do kẻ trộm mộ thời Minh hay còn gọi là Quan Sơn thái bảo xây dựng, nằm sâu trong núi, việc tôi nghiên cứu bí thuật trộm mộ dân gian, động cơ cũng giống như các cậu, chỉ muốn tìm cách chứng thực sự tồn tại của nó, chứ chưa từng nghĩ đến chuyện trộm mộ bao giờ.”
Tôi thầm nhủ, rượu vào lời ra, nhân lúc lão giáo sư Tôn này nốc nhiều rồi, cần phải tranh thủ hỏi đến cùng một số chuyện, như các truyền thuyết về Quan Sơn thái bảo, mộ Phong Vương, thôn Địa Tiên, Đơn đỉnh dị khí, cơ quan mai phục có đáng tin hay không?
Giáo sư Tôn nói, năm đó bọn giặc cỏ vào Xuyên, mười mấy vạn người cũng không đào được nó lên, bây giờ chẳng còn ai tin vào sự tồn tại cùa thôn Địa Tiên nữa. Lão ta tốn bao tâm huyết thu thập được rất nhiều tư liệu, càng ngày càng nhiều chứng cứ chứng tỏ rằng ở Tứ Xuyên đích thực có mộ Địa Tiên, bên trong tập hợp rất nhiều quan quách minh khí của mộ cổ các triều đại, nhưng chuyện này lại không được những người khác công nhận. Một vị nhân sĩ danh giá còn chỉ trích rằng, những loại truyền thuyết dân gian kiểu này không thể tin được, đều là những luận điệu quái đản bắt nguồn từ sự “thiếu tri thức, mê tín, si tâm vọng tưởng” mà ra, đúng là ấu trĩ đến độ khó có thể hình dung nổi, ai tin theo thì quả là thẩn kinh nặng.
Bọn tôi nghe những lời này cũng thấy thật mỉa mai cay nghiệt, không ngờ giáo sư Tôn lại bị chụp mũ nhiều như thế, trong lòng không khỏi thầm kêu oan uổng thay lão ta. Xưa nay thói đời vốn “nói không thì dễ, nói có thì khó”, đây là một dạng tâm lý đám đông rất phổ biến, kiên trì tâm lý thủ cựu và lý luận chỉ có khoa học độc tôn, tất nhiên sẽ thiếu đi dũng khí đối diện vói sự vật mới, quan niệm mới. Tôi sinh lòng thông cảm với giáo sư Tôn, liền khuyên lão ta uống thêm vài ly nữa, chuyện trên đời này không thể việc gì cũng vừa ý mình, cũng may còn có thể mượn rượu giải nghìn nỗi sầu.
Chẳng ngờ giáo sư Tôn tửu lượng quá kém, mới mấy hớp rượu trắng, rượu vào dạ sầu, cả ngưòi đã nghiêng nghiêng ngả ngả muốn xiu. Tuyền béo đành phải vừa lôi vừa đỡ, dẫn lão ta ra ngoài cho chó ăn chè, tôi nhìn theo bóng lưng bước loạng choạng của lão, khẽ thở dài bảo Shirley Dương: “Giáo sư Tôn cũng là một người tài không gặp thời, e rằng quá nửa đời ông ấy đã phải sống trong nỗi u uất bất đắc chí...”
Shirley Dương đột nhiên nhớ ra một chuyện, rót rượu cho tôi rổi hỏi: “Phải rồi, tại sao các anh lại gọi giáo sư Tôn là Cửu gia vậy? Ồng ta là con thứ chín trong nhà à?”
Tôi bảo không phải thế, lão ta là con thứ mấy thì tôi không biết, thực ra “Cửu gia” là một kiểu xưng hô hài hước thôi. Thời mười năm loạn lạc Cách mạng Văn hóa, chúng tôi gọi đám phần tử trí thức là “Lão Cửu thối”, đây là theo thứ tự sắp xếp “quan, lại, tăng, đạo, y, công, liệp, dân, nho, cái ” mà ra. Vì “nho” xếp thứ chín, lại vì có vị vĩ nhân nọ, từng ở trước mặt mọi người dẫn ra câu thoại trong Mưu trí đoạt Uy Hổ sơn bảo rằng: “Lão Cửu không thể đi ”, ý là không thể xua đuổi phần tử trí thức đi được, vì vậy bấy giờ mới phổ biến cách gọi “lão Cửu” này. Có điểu, những quan niệm này đã bị thời đại đào thải từ lâu rồi, tôi và Tuyền béo vừa nãy gọi giáo sư Tôn là “Cửu gia”, chẳng qua là đùa với lão ta mà thôi.
Trong lúc nói chuyện, Tôn Cửu gia đã nôn xong, lại được Tuyền béo đỡ về chỗ ngồi. Lão đã say mèm, thần trí ngẩn ngẩn ngơ ngơ, ngồi trên bàn tiệc mơ mơ hồ hồ, cũng không biết trong đầu đang nghĩ gì, đột nhiên lại lẩm bẩm những lời khó hiểu như thể có quỷ thần xui khiến: “Hay cho đại vương, có thân không đầu; nương tử không đển, núi non không khai; đốt củi bắc lò, nấu gan nấu phổi; đào giếng lấy muối, hỏi quỷ xin tiền; điểu đạo tung hoành, trăm bước chín hồi; muốn đến Địa Tiên, hãy tìm ô...”