Minh Thiên Hạ

Chương 019: Mưa xuân quý hơn dầu.

Chương 019: Mưa xuân quý hơn dầu.
Lúa mạch được Vân Phúc đi lên thị tập mua về.
Mua lúa mạch không cần dùng tiền, chỉ cần mang theo vài túi gạo kê là có thể đổi lấy lúa mạch.
Thực tế thì ở thôn quê mọi người không có nhiều chỗ để tiêu tiền, lương thực mới chính là tiền tệ lưu thông mạnh nhất. Trong nhà không có muối, lấy vài cân lúa mạch đi đổi, trong nhà muốn ăn thịt, kiếm chút lúa mạch đi đổi là được rồi.
Thậm chí mấy năm qua, tới ngay cả của hồi môn cũng dùng lương thực.
Sau khi mang lúa mạch về nhà, Phúc bá sai đám phó phụ sàng sẩy phơi khô, làm sạch rồi cho vào cối đem xay.
Bột mì trắng mịn từ bên cối xay đá từ từ chảy ra, có điều trên bột mì còn rất nhiều vỏ đen, lúc này cần Vân Nương dẫn theo đám phó phụ sàng mì, trong bột mì được sàng ra lượt đầu vẫn còn vỏ đen, có điều bột mì rất chẳng, chỉ là hơi to.
Vân Chiêu ngồi bên cối xay đá nhìn mà lấy làm lạ, bột mỳ không phải là càng xay càng trắng, mà càng xay lại càng đen, thế là y kiến nghị với mẹ: “ Con muốn ăn bột mì xay lượt đầu.”
Phúc bá đang ngậm tẩu thuốc đẩy cối xay cười nói: “ Thiếu gia, đây là lúa mạch mới thu hoạch năm nay, sinh khí rất vượng, trộn ít vỏ vào ăn cho ngon.”
Vân Chiêu mắt trợn tròn:” Chẳng lẽ không phải là bột mì càng trắng càng ngon sao?”
Vân Nương phủ định kiến nghị của nhi tử:” Có nhà ai ăn bột mì xay lượt đầu.”
“ Nhà ta ăn không được ạ?”
“ Sẽ bị sét đánh đấy.”
Thế nên tối hôm đó Vân Chiêu được ăn một bát lớn mì không bị sét đánh.
Màu sắc của sợi mì không đẹp đẽ chút nào, nhưng ngửi mùi thì chắc là rất ngon, bên trên lại còn rưới một ít thịt băm mỡ màng, nấm ngâm cũng được mẹ thái thành sợi nhỏ, rau kim châm cắt đôi, đem xào với thịt băm, chuyên môn cho thêm ít dấm, thơm điếc mũi.
Bát rất to, mì rất nhiều.
Vân Chiêu nhìn bát của mẹ, thở dài:” Không cho con ăn thì cứ nói.”
Vân Nương ăn một miếng cơm gạo kê, nói:” Làm cho con ăn đấy.”
“ Hôm nay con vừa được học ‘ Hương chín tuổi, biết ủ chăn, hiếu cha mẹ, việc nên làm ‘, học mười hai chữ đó xong, mẹ lập tức làm cho con một bát mì lớn, có phải là thăm dò con không?”
“ Con hiếu thảo với mẹ là điều phải làm, con không hiếu thảo, mẹ đánh gãy chân, thăm dò con làm cái gì, có phải là làm chuyện gì khiến mẹ không vui không?”
Vân Chiêu lắc đầu:” Không ạ.”
Vân Nương đặt cái đũa làm riêng cho Vân Chiêu lên bát:” Vậy mau ăn đi, chảy nước dãi rồi kìa.”
Vân Chiêu thở dài, dùng đũa vớt một ít mì cho vào bát mẹ rồi mới chuẩn bị ăn.
Vân Nương bình thản nói:” Con không cho mẹ ít nước, để mẹ ăn mì khô à?”
Vân Chiêu gào lên, y rất muốn đổ luôn cả bát mì, nhưng y biết không ương với mẹ được, nếu không sẽ đói.
Vân Nương đủng đỉnh ăn mì, uống canh còn rảnh rỗi dạy con:” Nếu đã biết hiếu thuận thì phải làm cho thật triệt để. Nếu con không nói lời trước đó thì con ăn, mẹ không nói câu nào, nếu con nói ra rồi thì phải làm cho tốt. Nhìn cái gì, mau ăn đi.”
Vân Chiêu dỗi rồi:” Không ăn, con đợi mẹ ăn xong con mới ăn, tránh bị mẹ bới móc.”
“ Cái thằng bé này, lần này là thật đấy, mau ăn đi, mì trương bây giờ.”
“ Mẹ ăn xong con mới ăn.”
Buổi tối Vân Chiêu lại ngồi vào bàn chép Tam Tự Kinh, đây đã là lần thứ ba mươi rồi.
Tiên sinh nói chép Tam Tự Kinh không được phép lười biếng, chỉ cần chép đủ một trăm lần cũng sẽ học được hơn một nghìn chữ đó.
Nếu như tính cả Bách gia tính, Thiên tự văn vào, vậy có thể viết văn, làm thơ, còn khi nào học thuộc lòng ba bộ Tam, Bách, Thiên này, đồng thời viết ra được thì cơ bản đứa bé đó hoàn thành giáo dục vỡ lòng, sau này học thêm Thuyết văn giải tự là thuộc về quá trình mở rộng học vấn.
Từ tiên sinh thực sự biết tùy người mà dạy, trừ Văn Chiêu ra, những đứa bé khác của Vân thị tiếp tục nghiên cứu học vấn, vì học sâu hơn sẽ có người càng học càng hồ đồ, có người càng học càng xấu, còn có người học thành kẻ ngốc.
Cho nên sau khi hoàn thành vỡ lòng, ông tiếp tục dạy bọn chúng kiến thức tạp học như ( Toán học) ( Thiên công khai vật), chứ không như tiên sinh khác chỉ chú trọng kinh học.
Thậm chí ông còn kiến nghị Vân thị nên tái lập lại phong tục hiếu võ ngày xưa, chứ không nên đem tâm tư đặt nhiều vào học vấn.
Mỗi khi nói những lời đó Từ tiên sinh mắt thường đỏ hoe, nước mũi cũng nhiều lên, còn lợi dụng lúc lau nước mũi để lau nước mắt.
Khi Vân Chiêu chép Tam tự kinh tới lần thứ 97 thì chợt nghe thấy tiếng mưa tí tách ở ngoài, y vội đứng dậy đẩy mạnh cửa sổ ra, một cơn gió lạnh ẩm thấp ùa vào phòng, làm y rùng mình.
“ Mẹ, mẹ ơi, mưa rồi.”
Vân Nương cũng đã dậy, khoác cái khăn dày lên người đi tới cửa sổ, ôm nhi tử vào lòng, nhìn hạt mưa bụi li ti óng ánh dưới ánh đèn:” Đúng thế, mưa rồi, ông trời rốt cuộc cũng mở mắt, cho người Quan Trung một con đường sống.”
Cả trang tử im lìm liên tục có ánh đèn sáng lên, tiếp đó là tiếng người huyên náo, rộn ràng hơn cả Tết.
“ Mẹ, mưa rồi có phải là có thể trồng hoa màu không?”
“ Chưa được đâu, nếu như trận mưa này kéo dài liền ba ngày mới có thể cải tạo được tình trạng khô hạn của đất, nếu thế mới trồng trọt được.”
Nhắc tới việc này, Vân Chiêu nhớ ra:” Mẹ, mẹ kiếm việc gì cho mấy đứa ở học đường?”
“ Đương nhiên là làm ruộng, bọn chúng lại chẳng thể vác đá đắp tường.”
“ Thế nhà ta không định làm việc gì khác sao?”
“ Làm việc gì? Trước kia nhà ta có mở xưởng rượu, nhưng khi xảy ra hạn hán liền ngừng rồi, lương thực ăn còn không đủ, lấy đâu ra ủ rượu.”
“ Năm nay nhà mình trồng thật nhiều cao lương ở đất hoang nhé mẹ, con biết cách rủ rượu cao lương đỏ đấy.”
“ Làm sao con biết? Lợn tinh nói cho con à?” Vân Nương nửa đùa nửa thật trêu:
“ Mẹ cứ coi là vậy đi... Công Dã Tràng, Công Dã Tràng, Nam Sơn có con dê, ngươi ăn thịt, ta ăn ruột...”
“ Vân Trệ, Vân Trệ, Ngọc Sơn có bí phương, ngươi uống rượu, ta ăn bã...”
Mưa xuống rồi, tâm tình Vân Nương rất tốt, cho nên cũng không truy cứu sâu xa, trước kia đứa nhi tử này cả ngày ngồi ngây ra chẳng nói chẳng rằng, ai hỏi không thưa, nói không phản ứng.
Nay đứa nhi tử mập mạp ngồi trong lòng nàng, khuôn mặt tròn xoe hồng hào, thịt mềm mềm, non non tựa như đóa hoa hạnh trong mưa xuân, lại thơm tho, miệng hát bài trẻ con, hạnh phúc ấy làm nàng ngây ngất, nỗi sợ hãi khi trượng phu mất, nhi tử ngốc cũng đã rời xa nàng.
“ Đợi gieo hạt xong, mẹ dẫn con đi Trường An thăm ngoại công. “ Vân Nương chắc là lại phát tác bệnh khoe con rồi:
Vân Chiêu bĩu môi: “ Ngoại công không thích mẹ, con liền không thích ông ấy.”
“ Không phải ngoại công không thích mẹ, mà là không thích mẹ gả cho cha con.”
“ Cha rất tốt, con nghe Phúc bá, Tần bà bà, nghe người trong nhà đều kể rất nhiều chuyện tốt về cha.”
“ Ngoại công con hận nhất là cha con mất sớm, càng hận mẹ không chịu tái giá, cứ giữ cái trang tử nát này. “ Vân Nương giải thích:
“ Có phải ông ấy cũng ghét con không?”
“ Không đâu, ngoại công rất thích những đứa trẻ thông tuệ.”
“ Nói cách khác, nếu như con là đứa ngốc, ông ấy sẽ ghét con chứ gì? Đợi khi con gặp ông ấy, con sẽ đóng giả làm đứa ngốc, chuyện này con giỏi lắm.” Vân Chiêu rất phản cảm với vị ngoại công chưa từng gặp này, máu mủ không có giá trị gì với ông ta sao?
“ Ngậm mồm, không cho con lại biến thành kẻ ngốc, con mẹ cả đời này không làm kẻ ngốc nữa, không cho con nói.” Vân Nương lắc mạnh nhi tử, đó là nỗi sợ hãi lớn nhất của nàng, muốn đánh thức nhi tử lại đóng giả ngây giả ngốc:
“ Được rồi, được rồi, con sẽ biểu hiện thật thông minh, để toàn bộ bọn họ đều thích con.”
“ Ừ, con phải thông minh, không được giả ngốc, con làm đứa ngốc quá lâu rồi, cha con nếu còn sống, nhìn thấy con thông minh như thế, nhất định lăn mấy chục vòng trên mặt đất.”

Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất