Minh Thiên Hạ

Chương 124: Xuân sang nước ấm vịt biết trước.

Chương 124: Xuân sang nước ấm vịt biết trước.
Vân gia trang tử thời gian qua có rất nhiều người thành thân.
Người cùng quê cùng vùng kết thành thông gia luôn có nhiều người chúc phúc, người bản địa kết hợp với người vùng ngoài thì thưa thớt hơn nhiều.
Đương nhiên, Vân thị cho mỗi hộ thành thân một đấu lương thực, năm thước vài bông, một vò rượu nhỏ, ít nhiều giúp hôn lễ có chút bộ dạng ngày vui.
Phúc bá rốt cuộc không nhìn trúng phụ nhân ở trong chuồng lợn, cho dù phụ nhân đó có hai nhi tử, ông cũng không hài lòng.
Cho nên Phúc bá đã thay áo mỏng giờ lạc thú lớn nhất là ngày ngày ra ruộng xem lương thực mới ngoài ruộng mọc lên.
Sau khi Hồng Thừa Trù đi, lá gan của hương dân lớn lên rất nhiều, vì thế bia cắm mốc của huyện Lam Điền bị người ta cắm tới trấn Hắc Thủy Thương Nam ... Hai tháng sau quan phủ không truy cứu ngược lại đưa tới văn thư thu thuế mùa hè, cái trên trấn Hắc Thủy lại còn trong danh sách nộp thuế của huyện Lam Điền.
Vì thế nông phu xưa nay tham lam liền đem bia địa giới huyện Lam Điền nhích cả về bốn phía đông tây nam bắc một chút.
Đây vốn không phải là chuyện lớn, cho tới một ngày nông phu huyện Trường An tự phát di chuyện bia địa giới huyện Lam Điền về phía mình, hơn nữa là một ngày di chuyển ba lần, tri phủ Tây An Trương Đạo Lý mới gửi văn thư cho Vân Chiêu, nói rõ ràng làm thế là loạn quy củ, không thể được.
Huyện lệnh Trường An sau khi hay tin cảm thấy bị sỉ nhục nghiêm trọng, đích thân tới địa phận giữa hai huyện kiểm tra, nhưng ông ta hỏi thế nào sĩ thân, nông phu đều một lời nói mình xưa nay vốn là người dân huyện Lam Điền, không phải là người huyện Trường An.
Cho dù huyện lệnh Trường An có nói rằng ở huyện Lam Điền năm nay, sĩ thân cũng bắt đầu phải nộp thuế, đám sĩ thân cũng chẳng dao động.
Cuối cùng huyện lệnh Trường An ngậm đắng nuốt cay về huyện nha, nhiều lần nhấc bút chuẩn bị viết tấu đàn hặc Vân Chiêu, cuối cùng phải từ bỏ, ngầm thừa nhận hiện trạng.
Đối với sĩ thân nhiều ruộng đất mà nói, chỉ cần quan phủ đồng ý dẫn người đi tu sửa lại thủy lợi, biến ruộng hạn của họ thành ruộng nước, chút tiền lương quan phủ thu với họ mà nói không đáng kể gì.
Với lại từ khi danh tiếng huyện Lam Điền không có người chết đói lan truyền đi, điền hộ không có ruộng đất xung quanh lũ lượt rời bỏ nhà chủ ban đầu, vượt biên cảnh tới huyện Lam Điền, vì sĩ thân cày cấy trên những mảnh đất phì nhiêu.
Một năm vất vả, chủ nhà thu bốn thành, nông phu giữ sáu thành, quy định này đã được đại bộ phận sĩ thân huyện Lam Điền tiếp nhận.
Người không chấp nhận rất ít, có điều bách tính Lam Điền cho rằng báo ứng của những người này sẽ tới rất nhanh thôi, bọn họ sẽ gặp tai họa.
Tai họa này từ bị thổ phỉ tấn công, tới nhi tử trong nhà bị bắt cóc, rồi vô duyên vô cớ nhà bị cháy, tóm lại, hương quy dân ước này nhanh chóng thành truyền thống của huyện Lam Điền, không ai dám phạm vào.
Vân thị mở phong tỏa rừng núi, bất kể ai cũng có thể vào rừng kiếm ăn, chỉ cần không gây ra hỏa hoạn là được.
Tiếp đó những nhà khác có rừng cũng bỏ phong tỏa, thậm chí có nhà nhân từ còn cho phép bách tính vào rừng chặt ít củi khô đem bán.
Mọi lưu dân sắp chết đói vào rừng, không tới mười ngày có thể mặt mày hồng hào, thân thể khỏe khoắn đi ra, những người này thậm chí phân biệt được trứng cóc với ếch, trứng cóc ăn vào sẽ chết, còn trứng ếch thì chỉ nổi ít mẩn ngứa thôi.
Bọn họ còn biết con thiêu thân nào ăn được, con nào không, khủng bố nhất là mùa xuân vừa qua Vân Chiêu cùng lưu dân ăn không dưới 100 loại rau dại ... Có vài thứ rau ... ngon dã man.
Tới cuối xuân, cỏ cây tốt tươi, lương thực cần phải phân phát ở huyện Lam Điền ngày càng ít, vì chỉ cần cho ít lương thực vào đống rau dại là giải quyết được một bữa cơm, dù lương thực do Vân thị phân phát song không ai vì ham no cái bụng mà ăn nhiều hơn, ý thức cao tới mức Vân Chiêu thấy người hiện đại phải hộ thẹn.
Bởi vì hơn một vạn gánh lương ở trong kho chính là thần điện trong lòng tất cả mọi người.
Tựa hồ bọn họ chỉ cần nhìn kho lương đó là cao hứng, chỉ cần lương thực được quan viên quản sự chỉ huy khổ lực mang ra phơi nắng, người đi ngang qua đều ngẩng cao đầu, tràn ngập sức lực, tràn ngập tin tưởng.
Cuối tháng tư, công văn của hình bộ thông qua nha môn tri phủ Tây An tới huyện Lam Điền.
Cho tới giờ tri huyện đại nhân mới sực nhớ ra là mình có quyền xử án.
Mặc dù chuyện hình danh có người chủ trì, nhưng văn thư báo lên nha môn tri phủ thì cần Vân Chiêu đóng dấu.
Cho nên tri huyện nhóc con danh tiếng lẫy lừng của huyện Lam Điền lần đầu tiên tới huyện thành Lam Điền, đây là huyện thành nhỏ, nhân khẩu thường trú vào thời điểm cao nhất cũng chỉ 7500, tường thành chỉ cao quá nhà một tầng chút xíu, mặc dù cũng có thể coi là hàng quán san sát, nhưng đường phố gần như không có người, tất cả ra ngoài kiếm ăn rồi, trong thành không có đất trồng trọt, chẳng thể buôn bán lúc này còn ảm đạm hơn các thôn trang, ngay cả lực lượng thợ thủ công sống đông đảo trong thành cũng bị Vân Chiêu đưa hết ra công trường.
Vì thế Vân Chiêu phóng lừa một mạch tới huyện nha được Vân Phúc tu sửa mới tinh, tra hỏi đại ngục.
Vốn tưởng rằng nơi này án oan khắp nơi, kết quả Vân Chiêu kiểm tra suốt một ngày, không phát hiện ra có sơ hở gì, ít nhất từ trên văn thư thì xử án đều chắc chắn, chứng cứ xác đáng, đa phần người trong trại giam đều đáng tội.
Trừ tỉ lệ tử vong của phạm nhân trong thời gian giam giữ cao một chút thì không có vấn đề gì hết.
Chuyện phạm nhân tử vong này nếu ở thế giới kia Vân Chiêu thấy vô nhân đạo, chứ ở đây y coi như thường, chứ còn sao nữa, bách tính ngoài kia đang chết cả đống kìa, mạng sống của tù phạm rẻ rúng là đương nhiên thôi.
Khi Vân Chiêu vào đại ngục thị sát, người bên trong còn có sức kêu to "đại nhân oan uổng quá", điều này khiến Vân Chiêu rất vui mừng, kêu được là còn có sức, không có vấn đề gì cả.
Vân Chiêu cầm quyển tông hỏi từng tên tội phạm, không còn tên nào tự tin phải ra sức hô "oan uổng" nữa, trừ người vì nợ tiền, không nộp nổi thuế được Vân Chiêu phóng thích hết ra, những kẻ phạm án hình sự, đại đa số Vân Chiêu không thèm ngó tới.
Vì người tội nhỏ nuhw gây sự đánh nhau thì sớm được thả, còn phạm nhân giết người được áp giải tới phủ Tây An giam giữ, trong đại ngục huyện nha, nhiều nhất là trộm cắp.
Những kẻ này Vân Chiêu không cần hỏi trắng đen phải trái gì hết, cứ đánh cho 50 gậy lớn rồi thả.
Y chẳng có tinh lực đi xử lý mấy chuyện vụn vặt này, cho dù nguyên nhân trộm cắp của bọn đạo tặc là gì, bắt được đánh một trận là không thể sai.
Về phần phòng giam nữ thì không có ai, ở huyện Lam Điền, nữ nhân phạm án căn bản không tới được huyện nha, thân tộc sợ nữ tử đó bị cởi quần đánh đòn mất mặt, cho nên ở trong thôn đã xử lý rồi, phương thức xử lý duy nhất là --- Dìm xuống ao.
Có điều sau khi Vân Chiêu hạ lệnh nghiên cấm hành vi ném người xuống ao gây ô nhiễm nguồn nước, nghe nói ở thôn xóm lại phát minh ra hình phạt mới gọi là --- Cuốn ống.
Vân Chiêu không biết dìm ao hay là cuốn ống tàn khốc hơn, nhưng mà y không cách nào thay đổi được, cái thứ hương quy dân ước thành tục khốn kiếp ấy căn cơ thậm chí sâu hơn cả Đại Minh luật.
Coi náo nhiệt là thói quen của bách tính Đại Minh, khi ba mươi bảy tên đạo tặc phạm tội trộm cắp bị ấn xuống ghế đánh 50 gậy, tiếng hò reo của đám đông chưa ngớt bao giờ.
Máu thịt tung tóe là cái chắc rồi, nhưng Vân Chiêu không cho phép đánh người bị thương.
Sau đó đám đạo tặc bị đánh sống dở chết dở đó lại bị bách tính Lam Điền lý giải nhầm lời huyện lệnh mang đi giễu phố, lại còn không cho mặc quần.

Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất