Người Đọc Sách Đại Ngụy

Chương 286: 0 Cổ Danh Ngôn! Hứa Thanh Tiêu Là Yêu Nghiệt Vạn Đời! Từ Trên Xuống Dưới Lại Bộ Khủng Hoảng (3)

Chương 286: 0 Cổ Danh Ngôn! Hứa Thanh Tiêu Là Yêu Nghiệt Vạn Đời! Từ Trên Xuống Dưới Lại Bộ Khủng Hoảng (3)

Chỉ có điều Hình bộ là một trong những lớp nền của Đại Nguỵ, là một trong Lục bộ. Hứa Thanh Tiêu vạch tội, dù cho bách tính thấy thoải mái nhưng cũng khiến cho bách tính biết được rằng Hình bộ bất công. Vì vậy đã ảnh hưởng đến cách nhìn của dân chúng đến Hình bộ cũng là ở điểm này.
Quốc vận đã phải nhận lấy một chút suy yếu, mặc dù chỉ một chút thôi nhưng điều này cũng đại diện cho quốc vận của Đại Nguỵ. Cho dù là một tia thì cũng vô cùng kinh khủng, là thứ mà người thường không thể nào tiếp nhận được.
Nhưng hôm nay, Hứa Thanh Tiêu lấy mười lăm chữ [Đừng có thấy việc ác nhỏ thì làm, đừng có lấy việc thiện nhỏ thì không làm] lập lời thề cho Hình bộ, cảnh cáo thiên hạ, khuyên con người hướng thiện, sau đó lại lấy chuyện xảy ra hôm nay để kết luận. Có thể nói là một câu vượt ba cửa ải.
Dân chúng hiểu ý trong những chữ này của Hứa Thanh Tiêu, cũng hiểu rõ đây là lập lời thề thay cho hình bộ. Dân tâm đã mất đi lúc trước, đến lúc này đã quay về hoàn toàn, hơn nữa vì Hứa Thanh Tiêu là người đến lại càng khiến cho bách tính có hy vọng, cho rằng đã có một vị quan tốt.
Cũng chính vì như vậy nên trời cao mới ban điềm lành, quốc vận được đoàn tụ một lần nữa, chẳng những có thể góp một tia lúc trước quay về mà thậm chí còn tăng thêm một tia nữa.
Bởi vì mười lăm chữ này của Hứa Thanh Tiêu.
Mười lăm chữ tăng quốc vận.
Đây quả thật là điều viển vông.
Nhưng giờ phút này, ở kinh đô Đại Nguỵ, phần lớn người đọc sách đều có vẻ mặt xấu hổ. Lúc đầu khi Hứa Thanh Tiêu vạch tội Hình bộ rồi để mất một tia quốc vận, bọn họ tụ tập ở đây là vì muốn vạch tội Hứa Thanh Tiêu, chuẩn bị chờ sau khi bệ hạ kết thúc tuyên chỉ thì bắt đầu trừng phạt Hứa Thanh Tiêu.
Điều này nhất định khiến Hứa Thanh Tiêu phải trả giá đắt.
Thậm chí ngay cả mắng hắn ra sao bọn họ cũng đã thương lượng xong, còn có người viết xong cả văn thảo phạt, biến Hứa Thanh Tiêu thành tội ác tày trời.
Thật sự không ngờ được là Hứa Thanh Tiêu chỉ viết mười lăm chữ thôi nhưng đã khiến văn chương của toàn bộ bọn họ biến thành mớ giấy lộn. Thậm chí trong nhóm người này còn có người còn mời bằng hữu ở nhà trao đổi xem nên nhục mạ Hứa Thanh Tiêu ra sao.
Hiện tại tất cả đều thành trò cười.
Không một ai ngờ được, vậy mà Hứa Thanh Tiêu có thể viết ra thiên cổ danh ngôn như thế này.
Nhất là thế hệ người đọc sách trẻ thì càng mơ hồ.
Mẹ nó, đây rốt cuộc là ai vậy? Trước là thiên cổ danh từ, sau là văn chương tuyệt thế, sau đó lại đến biền văn thiên cổ thì thôi đi, vậy mà hôm nay lại thêm một câu danh ngôn thiên cổ.
Cái tên Hứa Thanh Tiêu này chẳng lẽ là thánh nhân chuyển thế?
Không phải bọn hắn khoa trương.
Mà là mười lăm chữ này đã khuyên can người trong thiên hạ, không muốn một việc thiện bởi vì nhỏ bé mà không được quan tâm, đồng thời cũng không muốn họ thấy chuyện xấu nhưng vì nhỏ bé như kia thì lại đi làm.
Đây là lời răn của đời người, cũng là lời răn của với người trong thiên hạ.
Càng giống như lời răn Hứa Thanh Tiêu dành cho Hình bộ.
Bàn tay này đúng là vả mặt quá đau.
So với hai mươi gậy lúc nãy còn đau hơn. Sức mạnh của từ ngữ đôi khi hơn xa đao kiếm.
Ở dưới Hình bộ, Hứa Thanh Tiêu không nói thêm gì, hắn lẳng lặng đứng dưới cửa, tắm dưới sức mạnh quốc vận. Mặc dù chỉ vẻn vẹn có một tia, nhưng sau khi hoà vào trong cơ thể của Hứa Thanh Tiêu thì từng tia quốc vận này giống như biển ngầm, nhưng cũng may Hứa Thanh Tiêu lấy đại nhật thánh thể để khống chế.
Đồng thời đây chính xác là một tia quốc vận, mắt thường căn bản không thể nào nhìn thấy, duy chỉ có Hứa Thanh Tiêu mới có thể cảm nhận được.
Lúc này, lời răn trái phải Hình bộ cũng tràn ngập từng sợi thánh ý. Đây là thiên cổ danh ngôn nhưng truyền đến vạn đời, đá huỷ mà chữ không huỷ. Sau vạn năm, câu nói này mới có thể bị tiêu tán, được trời đất công nhận.
Hoàng cung Đại Ngụy.
Ở bên ngoài cung điện.
Người đầu tiên phản ứng lại chính là Tả thừa tướng Trần Chính Nho.
“Hay! Hay cho câu đừng thấy việc ác nhỏ mà làm, đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, lới ấy chính là danh ngôn thiên cổ. Hứa Thanh Tiêu, đại tài vạn cổ, đại tài vạn cổ!”
Ngay lập tức, Trần Chính Nho vừa sợ hãi vừa thán phục. Đừng tưởng mười lăm chữ này của Hứa Thanh Tiêu nhìn thì đơn giản nhưng lại rất có ý nghĩa, thậm chí còn lớn vô cùng. Bởi vì câu nói này thông tục dễ hiểu nhưng lại ẩn chứa đạo lý to lớn vô cùng, cho dù là trẻ con cũng có thể hiểu được, cực kỳ thích hợp để giáo dục bách tính thiên hạ.
Nhiều khi, văn học cũng không hẳn là không tốt, mà là trình độ học tập rất khó, giống như Chu thánh viết sách, người trong thiên hạ đều biết đây là đồ tốt nhưng có mấy bách tính trong thiên hạ có thể đọc hiểu?
Chỉ có người đọc sách mới có thể hiểu được, mà sau khi người đọc sách hiểu sẽ đi dạy học dạy người, đi giáo hóa bách tính.
Nhưng chuyện giáo hóa này lâu dài cỡ nào? Chuyện giáo hóa này vất vả ra sao?
Khả năng ngươi nói cho một nông phu nghe ba ngày ba đêm, quay đầu vừa ngủ một cái sau khi tỉnh dậy hắn ta sẽ quên hết ngay.
Nhưng câu nói này thì không giống, đã có cảnh thế, lại bao hàm vô số đạo lý bên trong, chỉ dùng một câu đã khái quát hết tất cả.
Cho dù là bách tính không có văn hóa thì cũng có thể hiểu được hàm nghĩa của câu nó này, rồi bọn họ có thể giáo dục con cái của mình.
Đây mới chính là tác dụng của chữ nghĩa, dùng để giáo hóa vạn dân, một câu có ngữ cảnh, có thể ở trình độ mà vô số Đại nho không làm được.
Trần Chính Nho lập tức hiểu hàm nghĩa của câu nói này, vậy nên hắn mới không kìm được mà khen hay.
“Bệ hạ, bệ hạ, trời ban điềm lành, trời ban điềm lành rồi. Người mau nhìn lên trời xem, tường thuỵ vô hạn.”
“Quốc vận Đại Nguỵ quay về, quay về rồi.”
Binh bộ Thượng Thư Chu Nghiêm vô cùng kích động hô lên, ông chỉ vào từng đám mây màu vàng trên bầu trời, khen là điềm lành.
Không chỉ có ông, mà toàn bộ mọi người ở kinh đô đều nhìn thấy cảnh tượng này.
Dân chúng cảm khái, để lộ ra nét vui mừng. Nhóm người đọc sách thì sợ hãi thán phục, còn có người kính nể tài hoa của Hứa Thanh Tiêu.
Mười lăm chữ.
Mười lăm chữ mà có thể dẫn đến cảnh tượng ly kỳ trên trời, có thể gia tăng quốc vận Đại Nguỵ. Hứa Thanh Tiêu này quả nhiên là đại tài vạn cổ.
Bên trong Văn cung Đại Nguỵ, sau khi không ít Đại nho nhìn thấy cảnh tượng này xong thì càng trầm mặc không nói, nhất là đại Nho Trần Tâm.
Ông ta đứng dưới Văn Cung, nhìn điềm lành đầy trời, không kìm được mà nói.
“Trời không sinh Hứa Thanh Tiêu ta, nho đạo vạn cổ như đêm dài.”


Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất