Người Trông Giữ Giấc Mơ

Chương 214 Căn nhà giấy

Thảo nào tôi thấy lạnh như vậy, hóa ra là đang ngâm mình trong sông!

Thảo nào lúc tôi đi bộ trên đường không nghe thấy tiếng bước chân, đó là bởi vì tôi đang đi trên sông!

Thảo nào tôi nhìn thấy hai cái bóng, bởi vì hiệu ứng khúc xạ của nước sông.

Thảo nào tôi cảm thấy cái bóng kia lắc lư lên xuống, có cảm giác sắp nhảy ra khỏi mặt đất, hóa ra là cuốn sóng nhấp nhô trên sông.

Thảo nào tôi cảm thấy khó chạy, hóa ra là lực cản của nước sông, nếu bạn từng trải qua chuyện tương tự bạn sẽ biết, ở trong nước, nhất là đã bị nước ngập đến cổ, nhất định không thể chạy nổi.

Thảo nào tôi cảm thấy chỉ cần mình bước lên trước, sẽ không thể hít thở, hóa ra là vì chỉ cần tiến lên, nước sông sẽ ngập đến mũi tôi!

Tôi nghĩ, nếu đổi lại là Trương mù, nhất định đã sớm phát hiện, mà tôi cũng là sau khi đỉnh đầu bị đập một cái, mới tỉnh lại.

Đúng rồi, là ai đập tôi?

Tôi đưa mắt nhìn một vòng, mới nhìn thấy cách đây khoảng bảy tám mét có một cái thuyển nhỏ, có một ông già ngồi trên đầu thuyền --- mái tóc bạc trên đầu ông ấy cực kỳ bắt mắt dưới ánh trăng, lúc tôi nhìn, ông ấy đang cầm một cái tẩu thuốc, hút phì phèo.

Đúng vậy, người đánh tôi chính là ông bác chèo thuyền, ông ấy dùng gậy tre đánh tôi.

Khoảng cách bảy tám mét, đầu của tôi nhỏ như vậy, ông ấy lớn tuổi vậy rồi, còn có thể cầm một cây gậy tre dài như thế, đánh phát trúng ngay, nói thật, tôi đã bội phục thân thủ của ông ấy, nếu đổi lại là tôi, nói không chừng còn không nhấc nổi một cây tre dài như vậy, --- đương nhiên, nếu cầm vào giữa cây tre tôi vẫn có thể nhấc lên, nhưng vấn đề là, muốn cầm một đầu cây tre, nhấc cao một đầu khác, thì khá là khó khăn.

Thấy tôi quay đầu nhìn, ông bác chèo thuyền nhả một ngụm khói, sau đó hỏi tôi:

- Tỉnh rồi hở?

Tôi nói:

- Có lẽ tỉnh rồi!

Ông ấy nói:

- Tỉnh rồi thì về đi, ở bên cạnh Trương mù, không có chuyện gì cũng đừng chạy lung tung.

Tôi nói:

- Rõ ràng cháu đang ở trong rừng tre, vì sao lại ngâm mình trong sông?

Ông bác chèo thuyền nói:

- Tôi không biết, lúc quay về, tôi thấy có người đứng bên bờ sông, còn tưởng có người muốn qua sông, chờ tới khi sang tới đây, lại không thấy người đâu nữa, vốn đang định kết thúc công việc, nào ngờ lại nhìn thấy cái đầu của cháu đang di chuyển trên mặt nước.

Tôi cười cười tiếp lời:

- Cho nên ông tưởng là thứ không sạch sẽ, mới dùng gậy tre đánh cháu ạ? Không ngờ lại là người?

Không ngờ ông bác chèo thuyền lại lắc đầu nói:

- Tôi nhận ra cháu, nên mới dùng gậy tre đánh cháu, cái này được gọi là ‘đánh đòn cảnh tỉnh’, nếu tôi không đánh cháu, có lẽ tối nay cháu sẽ đi xuống dưới rồi.

Lúc nói, ông ấy chỉ vào giữa sông, ‘đi xuống dưới’ mà ông ấy nói, thực ra là đi vào khu vực nước sâu nhất trên sông, lúc đó, tôi nếu thật sự ‘đi xuống dưới’, có chết cũng không tìm được thi thể.

Tôi vừa đi lên bờ, vừa nói với ông bác chèo thuyền:

- Cảm ơn ân cứu mạng của ông bác chèo thuyền ạ.

Ông ấy cũng bắt đầu chèo tới gần bờ, nhưng ông ấy lại xua tay, nói:

- Cháu đừng cảm ơn tôi, là chuông trấn hồn trên cổ cứu cháu, tôi chẳng qua chỉ trùng hợp gặp phải cháu thôi.

Tôi kinh ngạc hỏi:

- Chuông trấn hồn? nó cứu cháu lúc nào? Sao cháu lại không có cảm giác gì?

Nói thật, nếu trông cậy chuông trấn hồn có thể cứu tôi, tôi còn không bằng tự mình cứu mình nghe thiết thực hơn, từ lúc tôi đeo chuông trấn hồn, tôi chưa thấy nó ra tay bao giờ, chỉ có lúc xoay người cho bác cả, nghe thấy nó chủ động phát ra tiếng chuông, còn hai lần khác, một là Lăng Giáng lắc, hai là tôi tự lắc lúc chung một gian phòng với xác chú Trương.

Ông bác chèo thuyền nói:

- Nếu không có chuông trấn hồn trên cổ lôi kéo cháu, cháu đã sớm chết đuối giữa sông rồi.

Nghe ông ấy nói vậy, tôi bắt đầu nghĩ ngợi, vừa rồi lúc đi lên trước, đúng là cảm thấy chuông trấn hồn siết chặt lại, cũng bởi vì thế, tôi mới phát giác ra mình không thể hô hấp, mới lùi lại ra sau, không còn tiến vào chỗ sâu trong sông, bằng không, tôi đúng là có thể đã bị chết đuối.

Nói như vậy, thật đúng là chuông trấn hồn đã cứu tôi một mạng!

Lúc này tôi đã đi lên bờ, toàn thân ướt như chuột lột, gió đêm thổi lên người, rét run, ông bác chèo thuyền cũng lên bờ, buộc thuyền xong, ngồi xổm một bên, tiếp tục nhâm nhi tẩu thuốc trong tay, lúc này tôi phát hiện, tẩu thuốc của ông ấy không phải bằng đồng, mà là làm bằng tre, tôi nhớ tẩu thuốc của Trần tiên sinh được làm bằng đồng, lúc ấy Trần tiên sinh nói, ma sợ đồng, sợ đến tan ra, đúng là ma quỷ sợ đồng, đến mức không dám tiếp cận dụng cụ đồ đạc bằng đồng, nhưng ông bác chèo thuyền lại dùng thân tre để làm tẩu thuốc, chẳng lẽ ông ấy không sợ sao?

Tôi hỏi ông bác chèo thuyền vì sao không dùng tẩu thuốc đồng, ông ấy đáp:

- Cũng không làm chuyện trái với lương tâm, dùng tẩu thuốc đồng làm gì?

Trong lòng tôi nghĩ, chẳng lẽ Trần tiên sinh làm chuyện trái với lương tâm? Nghĩ lại thì mới hiểu, Trần tiên sinh quanh năm đều tiếp xúc với người âm, nếu không dùng tẩu thuốc đồng, nói không chừng đã sớm mất mạng, tình trạng của hai người không giống nhau, không thể mang ra so sánh.

Lúc này, tôi đột nhiên nghĩ, không phải tôi đang đi trong rừng tre sao? vì sao lại đi đến bờ sông?

Ông bác chèo thuyền nói:

- Cháu đụng phải thứ không sạch sẽ.

Trong đầu tôi hiện lên gương mặt trắng bệch trong cái gương, tôi cảm thấy hình như đã gặp người phụ nữ đó ở đâu, nhưng trong khoảng thời gian ngắn tôi chưa nghĩ ra, cứ cảm thấy rất quen mắt.

Tôi hỏi ông bác chèo thuyền:

- Thứ không sạch sẽ kia là một người phụ nữ ạ?

Không ngờ ông ấy lại lắc đầu nói:

- Chắc không phải, vừa rồi cháu đi từ đâu tới?

Tôi ngẩng đầu nhìn ánh trăng, sau đó phân biệt phương hướng, chỉ về phía tây bắc, nói với ông bác chèo thuyền, đi tới từ bên kia.

Ông bác chèo thuyền vừa nhìn thấy hướng này, trên mặt có chút kinh ngạc, hỏi:

- Hướng tây bắc?

Tôi nói, đúng vậy.

Ông ấy nói:

- Cháu không biết, phía đông nam dương khí mạnh nhất, còn phía tây bắc, âm khí nặng nhất sao? không có chuyện gì cháu chạy tới phía tây bắc làm gì? Trương mù sao có thể dẫn cháu đến phía bên đó?

Tôi nói:

- Không phải là Trương mù dẫn, là bố Trương mù dẫn cháu, cháu muốn thỉnh giáo ông ấy vài chuyện.

Tôi vừa nói xong, sắc mặt ông bác chèo thuyền càng thêm khó coi, tốc độ hút thuốc của ông ấy nhanh hơn, miệng phì phèo liên tục, tôi hỏi:

- Có phải xảy ra chuyện gì rồi không?

Ông ấy không nói gì, vẫn tiếp tục rít thêm vài hơi nữa, đợi tới khi ngụm khói cuối được nhả ra, mới lên tiếng nói:

- Cháu còn tìm thấy nơi vừa rồi không?

Tôi nói:

- Cái này hơi khó nói, nếu không đi đến bờ sông, cháu có thể tìm thấy đường, nhưng hiện tại có chút khó khăn.

Ông bác chèo thuyền nói:

- Vậy cháu có nhớ nơi đó trông như thế nào không?

Tôi nói:

- Cái này cháu nhớ, đó là một căn nhà bằng tre, chỉ cần tới nơi, cháu chắc chắn liếc mắt là nhận ra ngay.

Ông ấy thở dài một tiếng:

- Vậy cháu đi cùng tôi.

Lúc này tôi mới nhớ, bố Trương mù nói, ông bác chèo thuyền từng tới nơi đó, ông ấy tìm ra, cũng chẳng có gì lạ.

Tôi nói:

- Có phải trong nhà của bố Trương mù còn có một người phụ nữ không ạ?

Ông bác chèo thuyền nói:

- Cháu đến nơi sẽ hiểu.

Tôi đi theo ông bác chèo thuyền vào trong rừng tre, phương hướng đúng là phía tây bắc, dọc đường đi cũng có đường nhỏ, nhưng không nhìn thấy bóng mình dưới đất, lá tre phủ kín đỉnh đầu, ánh trăng căn bản không chiếu xuống được, nói cách khác, lúc tôi nhìn thấy cái bóng, cũng đã đi ra khỏi rừng tre, nhưng, vì sao mắt tôi vẫn nhìn thấy rừng tre?

Ông bác chèo thuyền đi đằng trước, tôi và ông ấy cách nhau nửa bước, đây là vì không thể đi sóng vai với nhau, tôi hỏi:

- Vì sao lúc cháu đi xuống sông, không có cảm giác gì?

Ông ấy nói:

- Cháu sao không có cảm giác? chẳng lẽ cháu không thấy lạnh à?

Tôi nói:

- Cũng chỉ thấy lạnh, vì sao cháu không nhìn thấy mình ở trong nước?

Ông ấy nói:

- Nếu cháu nhìn thấy, cháu cũng không còn là cháu rồi.

Tôi không còn gì để phản bác, vì thế tôi nói sang chuyện khác:

- Bố Trương mù tên là gì ạ?

Ông ấy nói:

- Trương Mặc.

Đi được một đoạn đường, rừng tre càng thêm rậm rạp, ánh trăng trên đỉnh đầu càng thêm ảm đạm, trời giống như lập tức tối đi vài phần, bốn phía im lặng, chỉ có tiếng bước chân của tôi và ông bác chèo thuyền, trong màn đêm tối đen, có vẻ vô cùng quỷ dị.

Tôi hỏi ông bác chèo thuyền đã tới chưa, ông ấy giơ tay chỉ về đằng trước, nói:

- Đây chính là căn nhà cháu vừa nhìn thấy.

Tôi nhìn theo hướng ngón tay ông ấy chỉ, nào có cái nhà tre nào, chỉ có một căn nhà được làm bằng giấy, nằm im lặng trên đất, nhìn từ cửa sổ vào, vừa hay nhìn thấy một cái giường, một cái bàn và hai cái ghế.

Phía sau căn nhà giấy, có một đống đất nhỏ nhổ lên, phía trước dựng một tấm bài vị, bên trên viết, ‘bài vị của Trương Mặc’.

Truyện Cùng Thể Loại
Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức

Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất