Người Trông Giữ Giấc Mơ

Chương 216 Dương hí âm hí

(阳戏 dương hí: là một loại hí kịch phổ biến ở các tỉnh miền tây nam Trung Quốc, phổ biến rộng rãi ở các vùng nông thôn rộng lớn của Trùng Khánh, Hồ Nam, Quý Châu, Hồ Bắc và các tỉnh thành phố khác khu vực tây nam, đây là một nền văn hóa tuyệt vời của các dân tộc thiểu số, mọi người đừng lầm tưởng với ‘kinh kịch’ nha, kinh kịch hình thành và tập trung phân bố ở Bắc Kinh rồi lan sang những khu vực lân cận (phía bắc Trung Quốc), rồi dần dần phổ biến rộng rãi cả nước bởi tính ‘phổ thông’. Còn ‘dương hí’ ở đây là họ hát bằng tiếng địa phương vùng tây nam á. cái này trên google không có ghi rõ, bạn nào thích tìm hiểu ib cho Sam nha.)

Âm thanh kỳ lạ?

Tôi vểnh tai lên nghe một lúc, cũng không nghe thấy âm thanh gì kì lạ!

Ông bác chèo thuyền nói:

- Không đúng, cháu nghe kĩ lại đi, hình như là truyền đến từ phía bên kia.

Tôi nhìn thấy ông bác chèo thuyền chỉ về hướng tây, tôi nghiêng tai sang hướng đó, cẩn thận lắng nghe, nhưng vẫn không nghe thấy gì, ngay vào lúc tôi chuẩn bị mở miệng nói, đột nhiên, một âm thanh rất nhỏ chui vào trong lỗ tai tôi.

Quả thật là có âm thanh!

Tuy rằng tôi không nghe rõ rốt cuộc là âm thanh gì, nhưng tôi chắc chắn, bên kia, có âm thanh truyền đến, rất nhỏ, rất nhẹ, nếu không cẩn thận lắng tai nghe, căn bản không nghe thấy được. tôi đang kinh ngạc vì sao lại có âm thanh này, thì lại càng kinh ngạc hơn chính là, vì sao ông bác chèo thuyền lại có đôi tai thính như thế.

Tôi hỏi ông bác chèo thuyền:

- Tai của ông vì sao lại thính thế?

Ông ấy đáp:

- Nếu mỗi ngày cháu đều chạy tới chạy lui trên sông, không có ai nói chuyện với cháu, tai của cháu cũng sẽ rất thính.

Được rồi, lý do này tôi miễn cưỡng có thể chấp nhận. sau đó tôi lại hỏi:

- Đây là tiếng gì, nửa đêm nửa hôm, không về nhà ngủ, còn đến đây làm cái gì?

Ông bác chèo thuyền nói:

- Không phải cháu cũng chưa về ngủ à?

Tôi nói:

- Đây không phải là ý định ban đầu của cháu, vấn đề là căn bản không cho cháu cơ hội mà!

Nói xong, tôi nghển đầu lên nghe ngóng, con người chính là như vậy, tuy rằng sợ hãi, nhưng vẫn không khống chế được lòng tò mò, có điều tôi nghĩ nguyên nhân quan trọng nhất là bởi vì bên cạnh còn có ông bác chèo thuyền, nếu chỉ có một mình tôi, thứ nhất, tôi không nghe thấy âm thanh này, thứ hai, cho dù nghe thấy, tôi cũng chỉ biết quay đầu bỏ chạy.

Lần này sau khi lắng tai nghe, tôi nghe rõ hơn chút, đây là tiếng người đang hát --- không đúng, không phải đang hát, mà là đang diễn hí khúc! Điệu hát mặc dù bắt tai, nhưng không giống những ca khúc hiện đại ngày nay, nhất là sau mỗi một chữ, tiếng hát sẽ kéo dài thật dài, có chút giống dương hí trong dân gian.

Dương hí chia làm nội đàn và ngoại đàn, nội đàn chủ yếu là lúc làm lễ cúng, còn ngoại đàn là hát hí khúc, dương hí nội đàn có hai mươi tư bộ kịch, tức hai mươi tư lễ cúng, là nghi thức để nghênh thần, thù thần, tiễn thần. ngoại đàn có hai mươi tư bộ, chủ yếu là để biểu diễn hí kịch, thường diễn các vở: kịch chúc phúc, kịch chúc thọ, kịch sĩ tiến, kịch đón dâu, kịch tiễn con, hài kịch vân vân.

Dương hí rất lưu hành bên quê nhà tôi, chẳng qua trong thôn rất ít khi có người đến diễn, dù sao cũng quá hẻo lánh, ít có gánh hát nào muốn đến, hơn nữa thôn chúng tôi còn nghèo, căn bản không có khả năng mời gánh hát tới, nhưng ở thôn bên cạnh, nhất là trên thị trấn, thường xuyên có gánh hát đến diễn, người trong cả thị trấn đều đổ xô đến, cứ khoảng một tháng lại có vài đợt.

Tôi sở dĩ hiểu về dương hí như vậy, là bởi vì ông nội rất thích xem dương hí, trong ấn tượng của tôi, ông nội gần như không có niềm yêu thích gì đặc biệt, phe phẩy quạt hương bồ là một, nghe tôi đọc sách là một, còn lại chính là xem dương hí, lúc tôi còn nhỏ, đã được xem tận mắt, lúc đó có lẽ tôi vẫn đang học tiểu học, ông nội dẫn tôi lên thị trấn xem kịch, đi đi về về mất hơn nửa ngày, khi ấy tôi nghịch ngợm, không muốn đi bộ, ông nội lại cõng tôi, sau khi đi được một đoạn đường rất dài, ông sẽ hỏi tôi có muốn dừng lại đi một lát không, tôi nói trên đường toàn đá, đi bộ sẽ vấp ngã mất, ông cười nói, ‘thế giới này làm gì có con đường nào không có sỏi đá?’ Sơn thôn thời đại đó, làm gì có con đường nào không có đá? Chẳng qua, lúc ấy tôi không muốn đi, nên lấy cớ mà thôi.

Hiện tại hồi tưởng lại, ông cõng tôi đi, tốc độ hình như còn nhanh hơn so với lúc tôi và ông cùng nhau đi bộ trên đường.

Tôi hỏi ông bác chèo thuyền:

- Hiện tại phải làm sao?

Ông ấy nói;

- Nửa đêm rồi còn hát kịch gì? nào có người nghe? Hát cho ma nghe đấy! còn làm sao được nữa, chuồn đi thôi, lẽ nào cháu còn muốn nghe cùng với ma?

Tôi vốn đã sợ hãi, bị ông bác chèo thuyền giải thích trắng trợn như vậy, lại càng thêm sợ, tôi không biết các bạn đã nghe qua người thế hệ trước từng nói, buổi tối không được hát, bởi vì buổi tối hát sẽ dẫn dụ ma quỷ tới, trong thôn chúng tôi rất thịnh hành câu nói này, buổi tối hát hò, không phải là hát cho người nghe, mà là hát cho ma nghe!

Cho nên xin khuyên mọi người một câu, cố gắng đừng hát hò vào buổi tối, cho dù là đi hát KARAOKE tốt nhất cũng đừng, bởi vì, những nơi như quán KARAOKE, đầu trâu mặt ngựa yêu ma quỷ quái phức tạp, ai cũng không cam đoan được người bạn nhìn thấy chắc chắn là người sống, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng u ám, nói không chừng bạn vừa ra khỏi cửa nhà vệ sinh, lại đụng mặt với gã nào đó, chính là một người âm mới vừa qua đời trước đấy không lâu.

Vì sao tất cả mọi người đều nói ở quán KARAOKE rất loạn, còn không phải bởi vì âm khí quá nặng, chỉ một lời nói bất hòa là đã xảy ra xung đột, đây đều là có nguyên nhân, hơn nữa, nếu bạn là người có đôi mắt quan sát cẩn thận, bạn sẽ phát hiện, trong mỗi một quán KARAOKE, đều sẽ có một phòng hát không mở cho khách vào, cho dù những phòng hát khác đã chật kín, cũng không cho khách vào căn phòng đó, nếu có người hỏi, nhân viên sẽ nói phòng hát đó hỏng rồi, điểm này, lúc học đại học ở Trùng Khánh tôi đã tự mình trải qua, nhưng thực ra phòng hát đó vẫn luôn bình thường, giữa trưa ngày nào cũng có người vào đó quét dọn vệ sinh, sở dĩ bọn họ không mở cửa phòng, chính là bởi vì phòng hát này không phải để cho con người vào hát!

( sợ quá, hết dịch đi hát cho đỡ sợ ;((( )

Chẳng qua lúc ấy tôi cũng không để ý, còn ngốc nghếch cho rằng phòng hát đó hỏng thật, hiện tại trải qua nhiều chuyện như vậy, mới hiểu, làm gì có chuyện hỏng hóc, rõ ràng là nơi để cho người âm ca hát, làm vậy để người âm không đi sang nhưng phòng hát khác gây rối, ( vẫn còn có rất nhiều cửa hàng, nếu bạn quan sát cẩn thận, rất có thể sẽ phát hiện ra điểm bất thường, nhưng nhắc trước, nhất định không được biểu hiện ra ngoài mặt ngay tại nơi đó, nhất định phải là sau khi đi xa mới được nói, nếu không, tự gánh lấy hậu quả, chớ bảo là không nhắc trước.)

Ông bác chèo thuyền vừa nói xong, đã tự đi trước, giống như chưa từng nghe thấy qua âm thanh kia, thấy ông ấy đi rồi, tôi cũng làm bộ không có chuyện gì, đi theo sau lưng ông ấy.

Nhưng sau khi đi được một đoạn đường, ông bác chèo thuyền đột nhiên thay đổi phương hướng, không phải đi con đường lúc trước, mà là đi sang một hướng khác, ngược lại, còn không phải là đi trên ‘con đường’.

Tôi hỏi ông bác chèo thuyền:

- Vì sao có đường không đi, phải đi bên này?

Ông ấy nói:

- Cháu hiểu cái rắm, chẳng lẽ cháu không phát giác ra, càng đi thì âm thanh càng lớn?

Nói thật, đúng là tôi không để ý, nhưng sau khi ông ấy nhắc tôi mới bừng tỉnh, thật đúng là vậy, điều này chứng minh, chúng tôi đi hồi lâu, thực ra vẫn đang hướng tới nơi phát ra âm thanh!

Tôi nhớ rõ, lúc trước âm thanh kia nằm ở phía tây chúng tôi, cũng là bên tay trái, nhưng chúng tôi đi lại là đi về hướng đông, theo lý mà nói, âm thanh nhất định chỉ có thể càng lúc càng nhỏ!

Nhưng, sau khi chúng tôi thay đổi phương hướng, đi chưa được bao xa, lúc này đây nếu không có bác chèo thuyền nhắc nhở, tôi vẫn phát hiện hiện âm thanh đang lớn hơn, tôi nhỏ giọng nhắc nhở ông ấy, âm thanh lớn hơn rồi.

Ông ấy nói:

- Lắm mồm, tai tôi cũng không điếc! đổi hướng khác!

Ông bác chèo thuyền nói xong, bấm bấm ngón tay, phương pháp bấm ngón tay giống hệt Trần tiên sinh, sau khi tính xong, ông ấy nói:

- Đi bên này.

Tôi không biết ông ấy căn cứ theo cái gì để tính, nhưng phương hướng ông ấy chỉ đúng là có tác dụng, âm thanh quả nhiên nhỏ đi, tôi đang định mở miệng khen ông ấy, thì tiếng hát hí khúc kia bỗng trở lên rất lớn, cứ như đang ở ngay phía trước không xa!

Tôi nói:

- Hay là đổi thêm một hướng khác?

Nhưng ông bác chèo thuyền lại lắc đầu nói:

- Đi thôi, xem một lát, hy vọng không phải hát riêng cho chúng ta nghe.

Ông ấy vừa nói, tôi vốn không có nghĩ như vậy, nhưng hiện tại lại khẳng định khúc hát này là đang hát cho chúng tôi nghe, dù sao nửa đêm nửa hôm, cũng chỉ có hai người chúng tôi, huống chi, chúng tôi đi đến đâu, âm thanh cũng luôn đi theo, không phải nhằm riêng vào hai chúng tôi, vậy còn là cái gì?

Tôi thấy ông bác chèo thuyền rút tẩu thuốc ra, sau đó hung hăng đập mạnh vào cây tre xanh bên cạnh, chỉ nghe thấy ‘cạch’ một tiếng, bõ tẩu thuốc bằng tre bị đập vỡ một miếng, sau đó ông bác chèo thuyền lại ra sức đập cái nữa, ‘cạch’ một tiếng, bên trong tẩu thuốc tre, không ngờ vẫn còn một tẩu thuốc khác, dưới ánh trăng trắng nhợt rọi xuống, tôi nhìn thấy, là một tẩu thuốc bằng đồng!

Ông bác chèo thuyền cởi giày trên chân, đưa một chiếc cho tôi nói:

- Có biết dùng thế nào không?

Tôi gật đầu:

- Chọi vào đầu!

Ông ấy gật đầu nói:

- Đúng rồi.

Sau đó, ông ấy bẻ gãy mấy nhánh tre trước mặt, tôi cùng ông ấy đi ra ngoài, tôi thấy, trong rừng tre rậm rạp, nhiều thêm một khối đất bằng phẳng, ở giữa không có cây tre nào, chỉ có một sân khấu to đùng, hai bên sân khấu, có tám người giấy đặt thẳng hàng, mỗi bên bốn, mắt người giấy nào cũng trừng lớn, nhìn tôi chằm chằm!

Ông bác chèo thuyền đột nhiên vỗ đùi nói:

- Đây không phải dương hí, mà là âm hí!

Truyện Cùng Thể Loại
Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức

Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất