Nhân Duyên Tiền Định (Dịch)

Chương 57 Tây Bắc Loạn

Văn Chiêu nghe nói Trang Vân hạ sinh con trai, lập tức vui mừng ra mặt, sang Đại phòng tìm Nhị tẩu cùng đi thăm Trang Vân và tiểu gia hỏa.

Nhưng vẻ mặt Tô Mục Uyển có chút khó xử, nói trong người không khỏe nên không đi.

Kiếp trước Văn Chiêu chính là xem sắc mặt người ta để ăn cơm, đương nhiên nhìn ra "trong người không khỏe" chỉ là một cái cớ, ngồi xuống bên cạnh, nàng nhìn vào mắt nàng ấy hỏi, "Nhị tẩu, ngươi có chuyện khó xử ư? Văn Chiêu có thể cùng ngươi nghĩ biện pháp không?"

Trước khi Tô Mục Uyển gả vào Khương gia đã cùng nàng giao hảo, sau khi tiến vào càng thường xuyên nói chuyện hơn. Tô Mục Uyển cũng ở rất nhiều phương diện đều không giấu nàng, lần này cũng không biết vì chuyện gì lại khiến nàng ấy có chút tiều tụy.

Tô Mục Uyển nghĩ đến chuyện Tiết tướng, tuy rằng khoảng thời gian này bên Tiết tướng vẫn chưa có động tĩnh gì nhưng nơi lần này Văn Chiêu muốn đi là Dịch phủ. Dịch Trạch là nội sử của Tiết tướng môn hạ thị lang, đương nhiên hắn thân cận với Tiết tướng. Bây giờ Tô Mục Uyển đã không còn là một tiểu cô nương vừa đến nơi này nữa rồi, nàng biết đại sự liên quan đến lợi ích trước mắt trong triều, đối với Dịch Trạch mà nói, nàng chỉ là "bạn tốt của thê tử" có thể có vài phân lượng đều khó nói, cho nên nàng không thể mạo hiểm như vậy.

Tô Mục Uyển nhìn vẻ mặt thân thiết của Văn Chiêu, đoạn thời gian lo lắng sợ hãi này tuyệt đối không thể nhắc đến, cho nên nàng không thể nói cho Văn Chiêu biết, nói rồi chính là hại Văn Chiêu.

"Tóm lại đoạn thời gian này ta cần ít ra ngoài, Văn Chiêu, ta thực sự có chuyện khó nói, không thể nói với ngươi được, ngươi cũng đừng hỏi nữa, được không?"

Nhìn thấy trong mắt Tô Mục Uyển thoắt ẩn thoắt hiện lệ quang, Văn Chiêu gật đầu "Thế.......aiz, dù sao mọi chuyện cũng phải bình tâm, nếu chuyện liên quan đến Nhị ca, ngươi nhất định phải nói cho ta biết, Nhị ca bắt nạt ngươi, ta nhất định sẽ không để yên!"

Trong lòng Tô Mục Uyển càng thêm chua xót, chỉ gượng cười gật đầu. Văn Chiêu cũng không nghĩ đến, chuyện khiến Tô Mục Uyển phiền lòng cư nhiên lại là chuyện cơ mật động trời kia.

Sau khi đến Dịch phủ, Văn Chiêu cư nhiên nhìn thấy trên mặt vui vẻ của người lần đầu làm mẹ như Trang Vân ẩn chứa chút chán nản.

Khoảng thời gian này, dường như mọi người đều bị u ám quấn lấy. Chuyện Trang Vân thuận lợi sinh con xem như là chuyện vui duy nhất nàng nghe thấy gần đây, nhưng chủ nhân tin vui này lại không cao hứng như nàng tưởng tượng.

Hài tử nho nhỏ nhắm mắt nằm nghiêng trong vòng tay nàng, Trang Vân nhìn cậu bé, trong mắt nhu hòa lại đau thương.

Trong lòng Văn Chiêu nặng nề, đến gần Trang Vân hỏi, "Tiểu gia hỏa đặt tên chưa?"

Trang Vân khẽ gật đầu "Lấy nhũ danh là A Giản."

Hai chữ này lướt qua trong lòng Văn Chiêu, nàng cười khẽ "Là một cái tên hay."

"Ta chỉ hi vọng hắn có thể bình bình an an khôn lớn, sống đơn đơn giản giản."

Hôm nay Trang Vân nói chuyện không giống mọi ngày, Văn Chiêu lo lắng nhìn nàng, bỗng thấy trong mắt Trang Vân lăn xuống một giọt nước mắt to bằng hạt đậu.

Trang Vân vùi mặt lên vai nàng, khóc thút thít, thân mình run rẩy không ngừng.

"Chiêu biểu muội......Tại sao người bên ngoài lại nói Dịch Trạch như thế? Hắn vô tội......"

Đến giờ Văn Chiêu mới biết Trang Vân vì sao khó chịu như thế, bởi vì Dịch Trạch bị phê bình, những người bất mãn với Thanh Nguyên thiên sư nhận được thánh quyến "quá nồng" lại không cách nào đối phó với thiên sư, cho nên tìm chỗ phát tiết, liền hung hăng đẩy mâu thuẫn nhắm đến Dịch Trạch.

Trong triều vốn dĩ quan hệ ích lợi hỗn tạp, nội bộ bên trong đều loạn vòng vòng, giao thiệp giúp đỡ, bài xích lẫn nhau. Những người trong phe thái tử bị giáng chức hoặc đuổi đi đều không ít mang tội "bôi nhọ thiên sư". Những người may mắn trong phe thái tử hoặc thanh lưu thoát nạn đều có cảm giác thỏ chết cáo thương*, bởi vậy đối với thiên sư càng thêm khó chịu. Dịch Trạch chẳng qua là kẻ bị liên lụy mà thôi.

(*tương tự một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ)

Nhưng xác thật có một nhóm người cho rằng thiên sư là do Dịch Trạch đưa đến, sau khi thiên sư đến, thái tử liền bị chèn ép, những vị quan to có quan hệ với thái tử đều bị giáng chức, bị chuyển đi, những chức quan trên đỉnh đầu Dịch Trạch bị trống, muốn nghĩ đến thăng chức, chẳng phải sẽ dễ dàng hơn ư.

Nhưng những người này lại không nghĩ đến, nếu Dịch Trạch muốn thăng quan, chỉ cần hướng hoàng thượng bộc lộ lòng trung thành đứng về phe hoàng thượng là được nhưng hắn từ đầu đến cuối đều không tỏ thái độ, thập phần đứng ở phái trung lập.

Trong thời điểm phân loạn thế này, rất ít người nghĩ như thế, càng ít người chú ý đến thái độ kì quái của thái sư.

Tô thái sư là đế sư đương triều, đương nhiên sẽ phải đứng về phía hoàng thượng, nhưng ông lại như mai danh ẩn tính, cáo bệnh xin nghỉ ngơi trong phủ không ra ngoài, khách đến thăm cũng hết thảy miễn tiếp.

Hoàng thượng chỉ cho rằng thái sư tuổi tác đã cao, sợ thời cuộc rung chuyển, họa đến chính mình nên cũng không quản ông. Chỉ là trong lòng cảm thấy, thực sự là càng già càng sợ phiền phức, đến lão sư cũng không còn dùng được nữa......

"Thanh giả tự thanh, sau đoạn thời gian này sẽ qua thôi......" Văn Chiêu không thể giúp được Trang Vân đành phải tận lực trấn an.

Trang Vân vẫn khóc "Mấy ngày trước ta ra khỏi cửa còn bị người ta ném trứng gà vào mặt......bá tánh trong kinh nghe nói thiên sư là yêu đạo, nhìn thấy bọn ta liền mắng, nói bọn ta là tiểu nhân, Dịch Trạch là nịnh thần......"

Văn Chiêu nghe xong cả kinh, liền nhìn kĩ mặt nàng ấy, Trang Vân lắc đầu bảo "Không ném trúng ta nhưng lúc ấy ta vì tránh đi nên bị ngã, lúc đó mới bị động thai......may mà nha hoàn cùng bà vú kịp thời đưa ta về phủ."

Văn Chiêu tức giận "Những lão bá tánh ấy sao lại bắt nạt phụ nữ mang thai như tỉ chứ? Ta luôn cho rằng lão bá tánh đều vô cùng lương thiện, không nghĩ đến một khi bọn họ ác độc lên cũng đáng sợ như thế!"

"Bọn họ chẳng qua là bị người khác sai khiến mà thôi, kẻ chân chính muốn bắt nạt chúng ta vẫn là những kẻ trên triều đình kia! Chiêu biểu muội đừng giận......"

Văn Chiêu lập tức có chút dở khóc dở cười "Lại là tỉ dỗ ta, hẳn là ta trấn an tỉ mới đúng. Được rồi, mấy ngày này đừng ra ngoài, thanh thản ổn định ở trong phủ, chờ thêm một khoảng thời gian nữa, tất cả đều tốt thôi. Nếu tỉ cảm thấy vô vị, ta sẽ đến đây bồi tỉ!"

Trang Vân gật đầu, lại rũ mi mắt xuống, "Ta thật ra không sao, chỉ là nghĩ đến Dịch Trạch trong triều đã phải chịu trách móc nặng nề cùng bị bạc đãi thế nào, ta liền không muốn nghĩ tiếp......"

Văn Chiêu vỗ lưng nàng "Dịch thị lang suy nghĩ trầm ổn, chịu đựng được...." Ngoài miệng nói thế nhưng trong lòng nàng cũng không chắc, rốt cuộc kiếp trước Dịch Trạch mất sớm, hơn nữa nguyên nhân chết không rõ ràng. Có thể là bị đấu đá hãm hại, cũng có thể là......bản thân không thể chịu nổi.

Nhìn gương mặt Trang Vân sau khi sinh hài tử vẫn trắng nõn non mềm đến có thể so với thiếu nữ khuê trung, Văn Chiêu thầm hạ quyết tâm, kiếp này vô luận thế nào cũng không thể để nàng ấy thủ tiết sớm như vậy.

Trang Vân rời khỏi người Văn Chiêu, che mặt nói "Ta đã làm mẹ người ta, lại vẫn làm nũng với muội như thế......"

"Đúng rồi, biểu ca......rời khỏi kinh thành sao?"

Văn Chiêu gật đầu, thở dài "Đi nửa tháng rồi, có khi trời sáng ta vẫn cho rằng Tam ca vẫn ở trong phủ."

Khoảng thời gian này với nàng mà nói, xem như là đoạn thời gian dày vò nhất từ khi trọng sinh đến nay, cùng Tam ca phân cách hai nơi, lại đoạn tuyệt lui tới với Lục Nhiên, chỉ có khi nhìn cha mẫu thân cùng với Văn Đàm, Văn Dậu, nàng mới không cảm thấy bản thân lần nữa chỉ còn hai bàn tay trắng.

Thời điểm nàng hồi phủ, nhìn thấy vẻ mặt ưu sầu của người gác cổng, hỏi hắn, vẻ mặt người gác cổng đau khổ đáp "Vừa rồi trong cung truyền đến tin tức, nói Tây Nhung nội loạn, tể tướng khác họ đoạt vị trí đại hãn, giờ không chấp nhận hòa ước thái bình tám năm! Quốc công gia......e rằng lại phải đến Tây Bắc!"

Trên chiến trường đao kiếm không có mắt, mỗi lần quốc công gia chinh chiến sa trường, những hạ nhân như bọn họ cũng canh cánh trong lòng theo, rốt cuộc nếu quốc công gia xảy ra chuyện gì, gạo thóc hạ nhân của bọn họ cũng sẽ khổ theo.

Văn Chiêu gật đầu. Nàng nhớ rõ trong thời gian này, chỉ là không nhớ cụ thể là ngày nào thôi, cho nên nửa tháng trước nàng cùng Tam ca hợp tác, mượn thiêm văn kia cảnh báo với tổ phụ.

Đêm đó, tổ phụ gọi toàn bộ ba phòng đến Thọ Duyên đường, tuyên bố chuyện này.

Tân hãn Tây Bắc khiêu khích uy nghiêm Hoa Hạ, hoàng thượng lệnh ông xuất chinh chấn quốc uy.

Tổ phụ gặp qua tân hãn vương Tây Nhung vài lần. Người nọ nhỏ hơn ông gần hai vòng (ta đoán là <20 tuổi) nhưng lại là một thân bản lĩnh, có dũng có mưu, vốn là quan văn nhưng từng cùng ông tương kiến trên sa trường. Chỉ là nhân tài khó tránh được tâm cao khí ngạo, vị này cũng là một thân kiệt ngạo khó thuần, đối với sự thần phục Hoa Hạ bất mãn, sau khi đoạt vị liền muốn ngạnh khí lên trước mặt Hoa Hạ.

Vừa lên chức liền khiêu khích Hoa Hạ, vừa nhìn cảm thấy đó là hành động không sáng suốt, nhưng nghĩ sau mới biết, đây là thời cơ tốt nhất.

Bọn họ vẫn chưa từ trong tuyết tai hoàn toàn hoãn lại, Tây Nam liên tiếp chiến sự, giờ là thời điểm Hoa Hạ "yếu" nhất, nhân lúc Hoa Hạ yếu thế mà lấn tới mới là việc làm của kẻ đầy dã tâm như tân hãn vương này. Thời cơ này nếu bỏ qua, chờ đến khi hắn ngồi vững, quốc lực Tây Nhung cường đại, khi ấy Hoa Hạ chắc chắn sẽ càng là một quốc gia phú quý lực cường, khó có thể sánh được.

Hôm nay trong đại điện, ánh mắt hoàng thượng nhìn ông, như đang nhìn lưỡi đao sắc bén chưa rỉ sắt. Chỉ là nếu lưỡi đao này nhọn quá mức, cũng không biết có bị tước đi hay không.

Trước mắt Khương Thế Mậu lần nữa hiện ra câu "Điểu tẫn lương cung tàng, vị cập mưu thần vong." Câu này đến trong tay ông chưa đến nửa tháng, chiến sự Tây Bắc lại khỏi, không thể không nói quá thần kì. Có lẽ lão đạo sĩ kia thực sự có thể nhìn thấy nhân khí vận trắc cát hung.

Thế nên ông khiêm tốn nói bản thân tuổi già không còn dùng được, khẩn cầu hoàng thượng phái Trấn Quốc đại tướng quân cùng ông xuất chiến cũng cam nguyện trở thành phó tướng của Trấn Quốc đại tướng quân. Nếu là thường ngày, ông sẽ vạn phần không muốn đánh trận còn phải nghe người khác lải nhải dài dòng, ý kiến không hợp còn muốn tranh đi tranh lại, nhưng lúc này, ông cảm thấy vẫn nên tin thiêm văn kia.

Hoàng thượng đầu tiên là kinh ngạc nhìn ông một cái, dường như không dự đoán trước ông sẽ nói như thế. Cuối cùng lại cười bảo, "Vinh quốc công sao có thể khuất cư phó tướng? Thế này đi, trẫm ban hai người các ngươi cùng cấp, sóng vai xuất chinh Tây Bắc!"

Một chi quân đội xuất chinh lại có hai đại tướng quân, đây là cảnh tượng tương đối hiếm lạ, bởi vì nếu ý kiến không giống nhau, rất dễ làm hỏng chiến cơ, nhưng hoàng đế lại cố tình làm như thế.

Trong lòng quốc công gia cảm thấy yên ổn hơn chút, đại tướng quân Trấn Quốc này đứng về phe hoàng thượng, giờ thực xứng với danh sủng thần của thiên tử, cùng hắn xuất chinh chẳng qua là để bảo hiểm. Nếu thắng, công tích vẫn như vậy. Nếu bất hạnh ở nơi thằng nhãi Tây Nhung kia chịu thiệt, hoàng thượng cũng xem phân thượng của Trấn Quốc đại tướng quân không thể trách phạt bọn họ, rốt cuộc bọn họ đều là đại tướng quân, đương nhiên có vinh cùng hưởng, tổn thất cùng gánh.

Chỉ là ông làm sao cũng không hiểu câu "Nộ cập bất xuất binh, mưu định dĩ hậu động" là chỉ gì.

Mà Văn Chiêu nghe thấy thánh ý này của hoàng thượng, trong lòng cũng an định chút.

Nàng biết tổ phụ sẽ chiến thắng trở về, cuối cùng công lao này cũng chia nửa cho Trấn Quốc đại tướng quân, tổ phụ cũng sẽ không vì công cao chấn chủ mà ra nông nỗi nào. Hơn nữa dưới tình huống có hai vị chủ soái, tổ phụ muốn lỗ mãng hành sự, cũng sẽ nhận được Trấn Quốc đại tướng quân khuyên can.

Kiếp trước, sau khi tổ phụ chiến thắng, vì dư nghiệt tác loạn phòng Tây Nhung mà ở lại Tây Bắc một thời gian. Hoàng thượng liền trong khoảng thời gian đó khai đao với phủ quốc công.

Ông ta sai người giả truyền tin đến Tây Bắc, bảo bên trong phủ Vinh quốc công phát hiện công văn thông đồng với địch phản quốc, đem toàn bộ người trong phủ áp đi đại lao chờ ngày xử lý.

Tổ phụ vừa nghe hai mắt liền đỏ tươi, ông trên sa trường đổ máu, thằng nhãi hoàng đế cư nhiên khai đao với thê tử con cháu của ông! Lập tức soái đại quân đuổi về kinh thành.

Đường thành trì cho rằng ông khải hoàn trở về, lập tức rộng mở cửa thành nghênh đón ông. Tổ phụ giận đến hoàn toàn không còn lý trí, không nhận thấy dị thường. Nếu phủ quốc công thật bị mưu hại, ông làm sao lại nhận được tin tức, quan viên thành trì ven đường đương nhiên cũng sẽ biết, làm sao vẫn nhiệt tình như thế mà nghênh đón ông được?

Tổ phụ một đường hướng kinh chạy vào, sau đó ở vùng lân cận kinh đô bị người của Trấn Quốc đại tướng quân chặn lại.

Tướng sĩ canh giữ cổng biên cương không có lệnh không được hồi kinh, nếu không dựa theo tội mưu nghịch tội bị xử phạt.

Sau đó ông không phải mắc tội "thông đồng với địch phản quốc" mà là tội "mưu nghịch."

Buồn cười là hoàng thượng còn giả từ bi, chỉ hạ chỉ chém tổ phụ, những người không liên lụy được thả ra. Không ít bá tánh còn cảm thấy đương kim thánh thượng là người khoan dung đại lượng, đối với loạn thần tặc tử như thế vẫn còn lưu lại tình cảm.

Nhưng mà loạn thần tặc tử trong miệng bọn họ, đúng là trước đây không lâu vì Hoa Hạ bình định, là công thần danh tướng dẹp loạn Tây Bắc.

Đương nhiên cũng có người vì ông mà bất bình nhưng dưới long uy hiển hách, nếu vì ông tùy tiện mở miệng, nói không chừng cũng bị gán tội là phản tặc.

Trên dưới toàn quốc, chỉ có phó tướng năm đó theo tổ phụ ở trong tù dùng huyết thư minh oan cho tổ phụ, cuối cùng cắn lưỡi tự sát. Huyết thư này chữ chữ như châu ngọc, đau đớn phê trách hoàng thượng là "Địch quốc diệt, mưu thần vong", một đời đế vương lại không thể dung công thần vì nước chiến đấu.

Những điều này đều là Văn Chiêu nghe từ miệng người trong cung rảnh miệng nói, nhưng điều khiến nàng khó hiểu là vì sao trong lúc tổ phụ bị hành hình lại đột nhiên xuất hiện một đám người đến cướp pháp trường.

Khi đó nàng đang luyện tập đao pháp, cách đó không xa là thiếu sử Vân Thúy ở cùng với nàng nói với một cung nữ ở nơi khác về những chuyện phát sinh trước kia của kinh thành.

"Hôm ấy ta cùng phụ thân vừa vặn qua cổng chợ, vốn là không muốn nhìn thấy cảnh máu tanh, bỗng thấy trong đám người xuất hiện tầm mười người ngụy trang bá tánh xông đến, muốn cứu tặc tử kia, may là đao phủ tay mắt lanh lẹ, chém xong tặc tử kia......"

Tay Văn Chiêu vừa run, lập tức cắt trúng ngón tay, rách da chảy máu. Người bên kia đang nói chuyện nghe thấy động tĩnh liền nhìn sang.

Vân Thúy lấy khăn tay giúp nàng lau đi, trong lòng Văn Chiêu vẫn quanh quẩn hai chữ "tặc tử" mà nàng ta vừa nói, cười nhạt rút tay ra "Không sao."

Sắc mặt nàng như thường, trong lòng lại đau đến không còn tri giác.

Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất