Mấy hôm sau, một bài bình luận xã hội chiếm trọn một trang đăng trên Nhật báo Hải Châu, đề xuất quan điểm toàn cục về kiến thiết thành thị theo đặc chưng Hải Châu, cùng cải tạo môi trường.
Bài viết này hoàn toàn phủ định kế hoạch do thường ủy thành phố đề xuất ra một năm trước đó.
Hứa Hồng Bá là nhân vật rời khỏi quan trường Hải Châu nhiều năm, trong mắt một số người, bài viết này của ông ta vượt khỏi thân phận dân gian, gây nghị luận lớn trong trong thành phố, tạo chấn động quan trường, Hứa Hồng Bá không có lập trường làm thế.
Vạn Hướng Tiền xem xong bài viết đó thẹn quá hóa giận, gọi trưởng phòng tuyên truyền Dương Văn Thanh tới, chất vấn có phải do phòng tuyên truyền sai phái hay không.
Trước đó Dương Văn Thanh lại cho rằng Vạn Hướng Tiền giở trò, bảo Hứa Hồng Bá viết bài này, nếu không liên quan tới Vạn Hướng Tiền thì Dương Văn Than hiểu vì sao ông ta lại nổi giận như thế, một người ở bên cạnh ông ta tới sáu năm, có thể nói hiểu ông ta tới từng chân tơ kẽ tóc, im lặng bao năm, đột nhiên làm ra động tĩnh lớn như thế, ông ta đương nhiên hoảng sợ.
Dương Văn Thanh gọi điện tổng biên tập tòa báo hỏi chuyện này, được trả lời là giờ mới biết, liền gọi liền vài cuộc điện thoại nữa mới vỡ lẽ ai bố trí đằng sau.
Dương Văn Thanh quyết định giữ im lặng về việc này, xem tình thế phát triển ra sao mới quyết định.
Chuyện Vạn Hướng Tiền nổi giận được người làm việc bên cạnh ông ta truyền đi, Trương Khác vừa nghe cha kể chuyện này xong liền hỏi:
- Liệu có nên bảo bác Đường an bài, đề phòng Vạn Hướng Tiền theo gió trở cở cướp lấy công lao?
- Không dễ đâu, cuộc họp buổi chiều Chu Phú Minh yêu cầu cục quy hoạch, cục kiến thiết thảo luận kế hoạch tương quan, công tác quy hoạch trước đó đã tạm dựng cả rồi.
Lúc này tranh công với Chu Phú Minh không phải là việc làm sáng suốt.
Nhật báo Hải Châu đồng thời phát động hoạt động "vẻ đẹp Hải Châu", ba ngày sau đưa ra chuyên đề phố cổ Sa Điền, Cẩm Hồ... Tiến hành mở rộng thảo luận về đặc trưng của Hải Châu.
Trương Khác lúc này càng quan tâm tới thái độ Tống Bồi Minh, trải qua sự kiện bao thầu nhà máy giấy, ông ta chắc chắn càng kiên định đứng về phía Đường Học Khiêm... À nói là Từ Học Bình thì chính xác hơn, chẳng qua là ông ta còn chưa có tư cách đáp được quan hệ với Từ Học Bình, nên mới lui lại một bước, ủng hộ Đường Học Khiêm.
Việc cải tạo nhà máy giấy thành trung tâm ẩm thực nghỉ ngơi có thể lấy làm thí điểm cho tư tưởng nóng hổi trên báo, không biết nên cho người nhắc Tống Bồi Minh một chút không?
Trước đó Ngô Thiên Bảo và Thiệu Chí Cương nhiều lần mời Trương Khác ăn cơm, y lấy lý do bận học từ chối, thời gian qua Ngô Thiên Bảo cũng không tìm được Trương Tri Phi.
Sau khi bài báo của Hứa Hồng Bá xuất hiện Trương Tri Phi cực kỳ hưng phấn, ông ta phải tranh thủ tổ chức chuyên gia khơi lên đề tài khai thông sông Sơ Cảng, còn phải giành trước các công ty xây dựng khác lôi kéo xí nghiệp xây dựng vừa và nhỏ vào dưới danh nghĩa của Hoành Viễn, chuẩn bị trước một bước cho công trình lớn.
Ngày 12 tháng 8, tập đoàn Chính Thái chính thức mua Gia Tín, lấy 1100 vạn tiền mặt mua 85% cổ phần của Gia Tín, Hải Thái sẽ sát nhập với Gia Tín, sau đó đưa tổng bộ về tỉnh thành, an bài nhân sự cũng đưa ra sau đó vài ngày. Các bộ phận của Hải Dụ ở các địa phương sẽ hoàn toàn tách ra, sát nhập vào công ty mới.
Không thể không thừa nhận, đây là cuộc biểu diễn thành công của Chính Thái.
Nếu không vì thái độ của Chính Thái, Trương Khác cho rằng kết quả tốt nhất cho cả ba bên. Chính Thái thắng lớn, nhưng Hải Dụ cũng thoát được gánh nặng hiện thời, còn giữ được 18% cổ phần ở công ty mới, Trương Khác tuy có hơi thiệt, nhưng chưa tới nửa năm kiếm được từ trong đó 300 vạn là đủ vui mừng rồi.
Hôm đó lại có hai tiết tự học, vẫn là Lý Chi Phương coi lớp, Trương Khác phải đợi đến chiều tan học mới rời khỏi trường.
Chiếc Toyota của Ngô Thiên Bảo đã đợi sẵn ở ngoài cổng trường, thấy Trương Khác vội lái xe tới.
Ngô Thiên Bảo cười toe toét đẩy cửa xuống xe, người cao gầy bên cạnh thì ngồi im, mặt tựa như mỉm cười, nhưng thái độ rất lãnh đạm.
Trương Khác khoanh tay hỏi:
- Giám đốc Ngô chặn cửa tôi có việc gì?
- Không tới tận nơi không gặp được cậu.
Ngô Thiên Bảo cười tít mắt lại:
- Cậu muốn đi đâu? Tôi đưa cậu đi.
- Đưa tôi tới Tiền Môn.
Trương Khác mở cửa ngồi vào ghế sau.
Ngô Thiên Bảo vào xe giới thiệu người bên cạnh:
- Khác thiếu gia, đây là giám đốc Thiệu của Hoa Viên, tôi đã nói với cậu rồi.
Thiệu Chí Cương lúc này mới quay người lại đưa tay ra:
- Mấy ngày qua luôn nghe anh Ngô nhắc tới cậu giờ mới được gặp, tối rảnh không, cùng ăn cơm nhé?
Thiệu Chí Chương chừng ba ba ba tư, mặt dài, da tai tái, ánh mắt kiên định vẻ lãnh đạm vừa rồi đã chuyến sang ôn hòa.
- Ăn cơm thì khỏi.
Trương Khác bắt tay xong tỏ thái độ không hứng thú nói chuyện, thi thoảng nhìn qua gương chiếu hậu, phát hiện Thiệu Chí Cương đang quan sát mình.
Xe tới tòa nhà Tân Hải Thông, Trương Khác chào một tiếng rồi xuống xe, đi lên bậc thềm nghe thấy Ngô Thiên Bảo gội, té ra hai người đó cũng xuống xe đuổi theo. Trương Khác đừng từ trên nhìn xuống:
- Còn chuyện gì nữa?
Ngô Thiên Bảo cười ngượng ngùng:
- Cái hạng mục trung tâm ẩm thực sao không thấy động tĩnh gì nữa, hình như giám đốc Chu không phụ trách mảng này nữa.
Ngô Thiên Bảo đợi bao năm muốn tiến vào ngành ăn uống, hoặc không kiếm được chỗ thích hợp, hoặc đối phương đòi giá quá cao, lần này khó khăn lắm mới kiếm được cơ hội. Hơn nữa tìm Thiệu Chí Cương thảo luận hạng mục này, nếu thao tác tốt, nhà mày cũ có khả năng thầy dải ẩm thực phát triển nhất Hải Châu.
Tình hình cụ thể không rõ lắm, nhưng Ngô Thiên Bảo biết thiếu niên này có thể quyết định rất nhiều việc, sai con trai Ngô Tôn dẫn ba tên lưu manh tới trường học xin lỗi, một là để thể hiện thực lực, hai là lấy lòng Trương Khác, ai ngờ khiến Trương Khác không vui.
Ngô Thiên Bảo hôm đó hay tin, vội vàng chạy tới Cẩm Hồ muốn bù đắp lại, nhưng không gặp. Hôm sau lại hay tin dụ án dừng lại, hỏi Chu Phục thì được trả lời là không phụ trách nữa, chuyện gì cũng phải đợi Trương Khác quyết định.
Ngô Thiên Bảo lúc này mới mới hiểu mình quá coi thường Trương Khác, mấy ngày qua chạy đôn chạy đáo tìm cách bù đắp sai lầm, nhưng không thấy. Hôm nay đợi nửa ngày ở trước cổng Nhất Trung mới gặp được, ai ngờ Trương Khác cứ như quên mất chuyện này rồi.
- À chuyện đó hả, nhà máy mới chuẩn bị giữa tháng đi vào sản xuất, gần đây việc khá nhiều, có khả năng Chu Phục bận nên tam gác lại.
Trương Khác thuận miệng nói bừa, tiếp tục đi vào trong.
- Thế hạng mục này khi nào khởi động?
Ngô Thiên Bảo đi sát sau:
Trương Khác dừng lại trước cửa thang máy:
- Tôi chỉ là thằng nhóc con, ở trường đấm đá tranh giành còn được, giám đốc Ngô tưởng rằng tôi quyết được chuyện này à?
Cửa máy ở ra, không ngờ bên trong là Tống Bồi Minh và Chu Phục, thấy Trương Khác, Tống Bồi Minh nắm ngay lấy tay y:
- Đợi cậu mấy ngày rồi đó, tôi muốn bàn chuyện trung tâm ẩm thực, hôm nay cậu không bỏ rơi tôi được đâu.
- Chú Tống nói thật là, cháu sao dám bỏ chú qua một bên?
Trương Khác cười rất tươi:
- Chú có việc gì sao không hỏi thẳng giám đốc Chu.
Chu Phục xấu hổ cúi đầu xuống, Tống Bồi Minh hiểu ra cười ha hả nói đỡ Chu Phục:
- Lão Chu kín miệng lắm, hôm nay tôi mới biết hạng mục này do Tương Vi phụ trách, tôi chỉ tìm hiểu được đại khái tình huống, tài liệu chi tiết hơn cần cầu cấp quyền.
Thấy thang máy đã đã đóng lại mà Ngô Thiên Bảo và Thiệu Chí Cương đứng một bên không vào, nghi hoặc hỏi:
- Hai vị này là?
- Chào khu trưởng Tống.
Ngô Thiên Bảo vội lấy danh thiếp ra:
- Ngô Thiên Bảo, giám đốc nhà hàng Thị Kiến, là thảo dân dưới quyền ngài.
Thiệu Chí Cương chấn tĩnh hơn, đưa day thiếp nói:
- Thiệu Chí Cương, thường được nghe khu trưởng Tống phát biểu trên TV.
Tống Bồi Minh đọc danh thiếp của Thiệu Chí Cương:
- Hội viên hiệp hội tác gia Hải Châu, hiệp hội nghiên cứu nghệ thuật Cẩm Tú Hải Châu...