Quan Môn

Chương 83: Chúng ta còn phải giúp hắn

Trong nửa tháng này ở Moscow cha con Diệp Tử Bình và Diệp Khai cũng không hề có chút nhàn rỗi.

Có con trai trù tính nên Diệp Tử Bình hành động rất thuận lợi. Thành viên nòng cốt trong đoàn cơ bản đều là thành viên của Bộ tuyên truyền, có kinh nghiệm viết lách, lý luận rất uyên thâm. Suy nghĩ của Diệp Khai dễ dàng được quán triệt, hơn nữa triển khai một loạt bài viết chung quanh đó.

Diệp Tử Bình vốn cũng đã nghiên cứu có hệ thống đối với sự nghiệp cải cách, lúc này kiểm nghiệm thực tế ở Soviet nên tự bản thân có thể so sánh.

Diệp Tử Bình phát hiện nguy cơ mà Soviet hiện giờ gặp phải còn nghiêm trọng hơn những gì người ngoài quan sát.

Vào thời điểm trung tuần tháng giêng năm nay, Soviet tối cao thông qua hai nghị quyết: Nghị quyết đầu tiên vào ngày 17 tháng 3 sẽ trưng cầu dân ý quyết định có giữ lại liên minh hay không; Nghị quyết thứ hai là có thể giữ lại Liên bang Xô viết mà vẫn đảm bảo được quyền tự quyết của các nước cộng hòa.

Kết quả giờ đã có, đại đa số công dân tán thành giữ lại liên minh nhưng Gorbachov không hề triển khai biện pháp giữ lại liên minh, xu thế ly khai càng lớn. Russia thông qua quyết định thiết lập chức vụ tổng thống, tỷ lệ ủng hộ Liên bang chỉ còn lại 12%. Text được lấy tại Truyện FULL

Nguy cơ của Soviet không còn đơn thuần là khủng hoảng kinh tế mà nguy cơ chính trị cũng đã thập phần nguy hiểm. Gorbachov tràn đầy ảo tưởng, mưu toan dựa vào kinh tế thị trường để nhận được viện trợ kinh tế của các quốc gia phương tây, chắc chắn sẽ thất bại.

Có cảm giác này, Diệp Tử Bình càng thêm quyết tâm tổng kết kinh nghiệm cải cách thất bại của Soviet, nhất là tổng kết trọng điểm trước mắt. Các căn nguyên như lãnh đạo Soviet buông bỏ quyền lãnh đạo quốc gia, ảo tưởng về phương Tây, cải cách kinh tế không triệt để, sai lầm về phương hướng cải cách thể chế chính trị…những điều này đều được ông tổng kết rõ ràng trong báo cáo.

Tuy Diệp Tử Bình chưa chấm dứt phỏng vấn đối với Soviet nhưng một phần báo cáo đã được chuyển về trong nước.

Diệp lão gia tử sau khi nhận được báo cáo của con trai, trầm ngâm thật lâu, sau đó quyết định đem nguyên văn các báo cáo này chuyển cho đồng chí Giang Thành, đồng chí Phương Hòa cùng đồng chí Sở Phong.

Hai ngày sau đó, đồng chí Phương Hòa đề nghị đem loạt bài này phổ biến trong nội bộ cục chính trị. Đề nghị này được Giang Thành đồng chí cho phép, đồng chí Sở Phong cũng không có tỏ vẻ phản đối.

Các báo cáo của Diệp Tử Bình làm bùng nổ tranh luận kịch liệt trong cục chính trị. Tuy nhiên cách làm truy nguyên vấn đề sai lầm trong công cuộc cải cách của Soviet, phân tích các điểm khác biệt của cải cách trong nước của Diệp Tử Bình vẫn nhận được sự đồng ý của đại bộ phận.

Lại qua ba ngày sau đó, trong cục chính trị đề nghị mở rộng phạm vi được đọc báo cáo ra đến cán bộ cấp cục, đồng thời đề nghị phân tích kỹ càng tiến trình cải cách của Soviet, tiến hành nghiệm chứng khách quan loạt bài của đồng chí Diệp Tử Bình.

Loạt bài của Diệp Tử Bình đã gây chấn động trong quảng đại cán bộ.

Trung ương đối với thành quả của cải cách vẫn giữ thái độ im lặng. Nhất là sau khi phái bảo thủ thắng thế thì càng có xu thế phủ nhận thành quả cải cách, nhưng trong đại bộ phận cán bộ quần chúng nhất định là không muốn thụt lùi. Tuy những năm gần đây xuất hiện hiện tượng tham nhũng khiến mọi người căm thù tận xương tủy nhưng nếu như vậy mà quay trở lại thời đại đấu tranh giai cấp thì không bao nhiêu người nguyện ý, dù là cả đương kim lãnh đạo cao cấp.

Bài học mười năm cách mạng văn hóa thảm khốc vẫn còn nguyên vẹn trong trí nhớ của mọi người, nhắc lại vẫn còn kinh hãi.

Dù là trong đấu tranh hình thái ý thức của thế lực bảo thủ cũng chỉ lấy việc này để đả kích đối thủ mà thôi.

Tuy nhiên động tác của Diệp Tử Bình vẫn dẫn tới những hành động phản kích của một số người.

Bộ trưởng Hà Vân của bộ tuyên truyền không thể ngờ việc Diệp Tử Bình bị đem ra nước ngoài lại làm ra động thái lớn như vậy, hiện giờ rất hiểu ông ta làm như vậy chẳng những không có tác dụng làm suy yếu Diệp Tử Bình mà còn khiến ông như cá gặp nước, tiến thẳng vào tầm mắt cán bộ cao tầng lẫn trung, hạ tầng.

- Để cho Diệp Tử Bình đi Soviet thật là một nước cờ dở!

Trần Lập Phương sau khi biết việc này cũng giận tới mức lắc đầu, trong lòng tự nhủ Hà Vân đúng là quá đơn giản vấn đề, ngươi phái hắn đi Soviet, còn không bằng phái hắn đi Mĩ quốc! Ít nhất lại để cho hắn tiếp nhận một chút tư tưởng của tư bản chủ nghĩa thì hậu quả cũng không tới mức nghiêm trọng như hiện giờ.

- Tình huống giờ rất rõ ràng, ý định của lão Diệp gia là đẩy Diệp Tử Bình ra trước sân khấu.

Trần Chiêu Vũ cau mày nói với Trần Lập Phương:

- Em xem chừng ý của Diệp Tương Kiền là muốn đẩy Diệp Tử Bình vào cục chính trị.

- Làm sao có thể?

Trần Lập Phương khinh miệt nói:

- Khẩu vị của Diệp Tương Kiền như vậy cũng quá lớn đi, chẳng lẽ hai cha con lại muốn hội sư trong cục chính trị hay sao?!

- Vậy cũng khó nói.

Trần Chiêu Vũ lại lắc đầu nói:

- Tuổi Diệp Tương Kiền cũng đã cao, lần này làm xong nhất định là muốn lui xuống, dù coi đây là điều kiện nâng đỡ Diệp Tử Bình tiến vào cục chính trị cũng là thuận lý thành chương.

- Nếu nói như vậy thật đúng là có khả năng.

Trần Lập Phương xoa cằm, khẽ nheo mắt, tuy nhiên trong lòng ông ta vẫn thấy hoài nghi Diệp Tương Kiền thật sự cam tâm lui xuống. Dù sao với tuổi tác và thể trạng của Diệp Tương Kiền thì kiên trì thêm một khóa cũng không phải là vấn đề quá lớn.

Diệp Tử Bình mới chỉ hơn 40 tuổi mà thôi, tiến vào cục chính trị cũng chỉ là hậu bối. Nếu không có Diệp Tương Kiền chống đỡ thì rất khó tưởng tượng hắn có quyền lên tiếng trong đám ủy viên cục chính trị có tuổi bình quân là hơn 65.

Tuổi trẻ có khi cũng là ưu thế nhưng trong cục chính trị đòi hỏi sự lịch duyệt lại là nhược điểm, trừ phi Diệp Tử Bình có thể đạt được chiến tích kinh người để chứng minh, nhưng điều này có khả năng sao?

Trần Lập Phương cảm thấy Diệp Tử Bình không thể mở ra cục diện gì tại Bộ tuyên truyền, dù là sau loạt bài tại Soviet tiến vào được tầm mắt các lão đại thì cũng chưa chắc có bản sự xông vào được cục chính trị, hơn nữa đứng vững gót chân.

- Nếu lão Diệp gia thật sự ý định giúp đỡ Diệp Tử Bình vào cục chính trị thì chúng ta cần cản trở hay không?

Trần Chiêu Vũ hỏi.

- Tại sao phải cản trở? Chúng ta còn phải giúp đỡ hắn ấy chứ!

Trần Lập Phương vừa cười vừa nói:

- Bốn mươi tuổi vào cục chính trị, ngoại trừ đem làm bia ngắm thì có tác dụng khác sao?

Nếu Diệp Tử Bình thật sự tiến vào cục chính trị với tuổi còn trẻ như vậy thì không khác một con ngựa trắng tiến vào một bầy ngựa ô, nhất định sẽ bị bài xích.

Đến lúc đó căn bản là không cần lão Trần gia động thủ, đoán chừng sớm đã bị đám người trong đó quần công.

- Vẫn là đại ca nghĩ sâu xa.

Trần Chiêu Vũ cười đồng ý.

Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất