Gió lạnh gào thét, chiếc ô tô chạy như bay, đến hơn 11h trưa thì chạy đến khu nhà ở của cơ quan Tỉnh ủy ở Thiên Nam. Bất kể là Lý Đại Niên hay là Cung Minh Quân hoặc các lãnh đạo cao tầng khác, đều ở trong khu này. Những cán bộ bình thường đều không thể ở đây.
Nhân viên bảo an kiểm tra giấy tờ của hai chiếc xe. Nói chung, bộ môn bảo an của Tỉnh ủy luôn có hồ sơ về những chiếc xe của các cơ quan cấp dưới. Nhìn thấy Bí thư và Chủ tịch thành phố Phòng Sơn đến thăm viếng lãnh đạo, bảo an ngay cổng cũng phải kiểm tra. Những ngày qua, các cán bộ lãnh đạo ở thành phố đều đến nối liền không dứt, nhân viên bảo an sớm đã thành thói quen.
Bạn đang đọc truyện tại Truyện FULL - http://truyen360.comNói là thăm viếng nhưng kỳ thật thì hai người chỉ có thể ngồi ở nhà hai vị chủ quản tỉnh chưa đến nửa giờ, nói khách sáo vài câu, trả lời về công tác chính trị của Phòng Sơn, sau đó lãnh đạo lại có khách mới đến thăm, nên hai người đành bất đắc dĩ ra về.
Lý Đại Niên không hề có bất luận một biểu hiện thân thiết nào với An Tại Đào, thần sắc thản nhiên nhưng An Tại Đào vẫn nhận thấy sự ôn hòa và cổ vũ trong đôi mắt của ông. Về phần Chủ tịch Cung Minh Quân thì vẫn nhiệt tình với An Tại Đào, khi tiễn khách còn vui vẻ vỗ vào vai An Tại Đào, nói vài câu đùa vui. Điều này khiến cho Tống Nghênh Xuân trên đường trở về cảm thấy rất bực bội.
An Tại Đào biết lần thăm viếng này hiển nhiên là không có được hiệu quả như Tống Nghênh Xuân mong muốn. An Tại Đào trong lòng cười thầm, thầm nghĩ loại thăm viếng này thì còn có hiệu quả gì? Tới nhà lãnh đạo, lãnh đạo đối với ai cũng rất khách sáo. Muốn mượn điều này kéo gần quan hệ với Lý Đại Niên và Cung Minh Quân? Tống Nghênh Xuân ơi là Tống Nghênh Xuân, ông ngày càng ngây thơ đấy?
Kỳ thật, An Tại Đào không biết, Tống Nghênh Xuân lần này đến tỉnh nói là thăm viếng Bí thư Tỉnh ủy Lý Đại Niên và Chủ tịch tỉnh Cung Minh Quân nhưng chỉ là ngụy trang. Dụng ý chân chính là Chủ nhiệm Ủy ban Kỷ luật tỉnh Mục Thao trước kia, bây giờ là Phó chủ tịch thường trực tỉnh. Hai người chia tay ở tỉnh, An Tại Đào thì quay trở về Phòng Sơn, còn Tống Nghênh Xuân thì bảo lái xe vòng vo vài vòng trong thành phố Thiên Nam, sau đó chạy đến nhà Mục Thao.
Buổi chiều ngày hôm sau, An Tại Đào đang trong phòng làm việc thảo luận về phương án quy hoạch và thu hút đầu tư cho công trình cải tạo xây dựng khu gia đình sống bằng lều ở phía nam thành phố với trợ lý Chủ tịch thành phố kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng Cổ Vân Lan thì thư ký Lý Bình vội vàng bước vào, cười nói:
- Chủ tịch thành phố An, văn phòng Thành ủy và Ban tuyên giáo thông báo, nói là chiều nay Bí thư Tống sẽ nhận lời phỏng vấn được trực tiếp trên đài truyền hình, yêu cầu các lãnh đạo và cán bộ cơ quan đều phải theo dõi.
- Bí thư Tống nhận lời phỏng vấn của đài truyền hình tỉnh?
An Tại Đào ngẩn ra, nhìn xem đồng hồ, thấy đã ba giờ rưỡi chiều, liền bảo Lý Bình mở TV.
Không bao lâu sau, trên mà hình TV liền xuất hiện hình ảnh một nữ MC xinh đẹp và Bí thư Thành ủy Phòng Sơn Tống Nghênh Xuân. Hiện tại, Tống Nghênh Xuân cũng đã học được cách thể hiện mình trên TV. An Tại Đào thản nhiên cười, thay đổi tư thế ngồi xem cho thoải mái.
- Một nhân viên chính phủ của một thành phố cấp địa giữa trưa không uống rượu thì nửa năm có thể giảm bớt tiền phí chiêu đãi cho tỉnh. Kính thưa quý vị xem đài, hôm nay chúng tôi rất vinh hạnh mời Bí thư Thành ủy thành phố Phòng Sơn đến tiếp nhận phỏng vấn trực tiếp của chúng tôi. Thành phố Phòng Sơn đã thi hành một cách dứt khoát lệnh cấm nhân viên tiệc tùng, uống rượu vào giờ trưa.
- Lệnh cấm rượu đã được thực thi gần nửa năm, vậy thì thành tích đã đạt được như thế nào? Phòng Sơn có đảm bảo thực thi lâu dài hay không? Bí thư Tống, xin mời ngài giới thiệu cho chúng tôi biết tình hình thực thi lệnh cấm rượu của cơ quan chính đảng Phòng Sơn và hiệu quả của nó.
- Xin cám ơn cô đã cho tôi một cơ hội để giới thiệu Phòng Sơn.
Tống Nghênh Xuân ngồi thẳng thân người, trên mặt nở nụ cười tươi như hoa.
- Chúng tôi gần đây đã làm công tác thống kê mức phí dùng trong chiêu đãi của thành phố Phòng Sơn, toàn bộ sáu tháng cuối năm vừa qua đã tiết kiệm được 30% trên tổng mức phí dùng cho chiêu đãi so với sáu tháng đầu năm trước, tương đương với ba triệu ba trăm ngàn đồng.
Tống Nghênh Xuân nói tiếp:
- Ba triệu ba trăm ngàn đồng này tương đương với thu nhập tài chính của một huyện nhỏ, có thể xây dựng được một nhà xưởng, hay bốn đến năm mươi trường tiểu học.
Nói đến chỗ này, Tống Nghênh Xuân đề cao giọng:
- Giảm bớt rượu, tiệc tùng đúng quy cách thì chi phí cũng từ đó mà giảm xuống.
- Phải thừa nhận rằng, có thể tiết kiệm nhiều tiền cho tỉnh đến vậy, Bí thư Thành ủy tôi cũng thật không ngờ. Kết quả điều tra này khiến tôi càng thêm tin tưởng, việc thực thi lệnh cấm này là một quyết định chính xác. Thành phố Phòng Sơn trước sau sẽ chấp hành nghiêm chỉnh.
Nghe Tống Nghênh Xuân đắc ý thể hiện mình trên TV như vậy, An Tại Đào không kìm nổi cười nhạo một tiếng. Việc thực hiện cấm rượu chỉ thực hiện mới có mấy tháng, làm gì mà đến nửa năm chứ? Cho dù có miễn cưỡng tính là nửa năm, thì làm sao có thể tiết kiệm đến ba triệu ba trăm ngàn đồng được. Thật là buồn cười? An Tại Đào cầm điện thoại, gọi cho Lý Tương.
Sau khi đài truyền hình trực tiếp phát buổi phỏng vấn Tống Nghênh Xuân, ngày hôm sau tất cả các báo chí lớn trong tỉnh đều đăng trên trang nhất về việc "thành phố Phòng Sơn thi hành việc cấm uống rượu tiết kiệm được ba triệu ba trăm ngàn đồng". Nhưng trong lúc đó, Nhật báo Đông Sơn đã đăng bài bình luận "Nửa năm cấm rượu, tiết kiệm được ba triệu ba trăm ngàn là thành tích sao?"
- Việc cấm nhân viên công vụ uống rượu vào buổi trưa, rất nhiều chính quyền địa phương đều đã áp dụng. Tuy rằng là cấm rượu, nhưng thực tế, tác dụng phát huy của lệnh này không phải là cấm uống rượu mà là những khoản ăn uống, tiệc tùng vô bổ. Có câu cửa miệng rằng "Có tiệc thì phải có rượu", cấm rượu chẳng khác nào là hạn chế công khoản tiệc tùng đi, tất nhiên là có thể trên diện rộng giảm bớt phí chiêu đãi. Cho nên, Phòng Sơn sau nửa năm thi hành lệnh cấm rượu, tiết kiệm được ba triệu ba trăm ngàn thật ra là nằm trong dự kiến.
- Tuy nhiên, chỉ cần cấm rượu vào giờ trưa, trong nửa năm có thể tiết kiệm được ba triệu ba trăm ngàn đã là một hiệu quả tương đối lớn rồi. Có lẽ chính vì vậy, mà khi Bí thư Thành ủy Phòng Sơn Tống Nghênh Xuân khi tiếp nhận phỏng vấn của truyền thông thoạt nhìn là có chút tự hào, nhưng nửa năm cấm rượu, tiết kiệm được ba triệu ba trăm ngàn thì cũng được xem là một thành tích sao? Đây là một vấn đề rất đáng được đánh giá cẩn thận.
- Thi hành lệnh cấm rượu, tài chính địa phương có thể tiết kiệm được một khoản lớn tiền rượu, tiệc tùng của nhân viên công vụ. Nhưng từ góc độ này mà xem xét, có thể nói là nếu không thi hành lệnh cấm rượu thì một khoản tiền lớn của tỉnh đã bị tiêu hao lãng phí sao?
- Quan trọng hơn, trong nửa năm thực thi lệnh cấm rượu, tiết kiệm được cho tỉnh là ba triệu ba trăm ngàn, giảm bớt chi phí tiếp đãi công vụ. Nói cách khác, tiết kiệm phí tiếp đãi công vụ, không thể chỉ là nhờ đến việc cấm rượu, mà còn cần thông qua việc giám sát cẩn thật những hoạt động khác. Ví dụ như, cấm rượu vào buổi trưa, nhưng buổi tối thì sao? Rượu mà không uống thì thức ăn dùng để ngắm? Đối với chính phủ mà nói, bất luận thời gian nào, hình thức ăn uống công khoản và tài chính tiêu hao là không thể bỏ qua. Nếu giữa trưa không ăn, mà buổi tối ăn gấp đôi thì sao? Nói chung, lệnh cấm rượu này chỉ là hình thức và bề ngoài mà thôi.
Giọng văn của bài bình luận này quả thật rất sắc bén, đi thẳng vào vấn đề mấu chốt, không chỉ khiến cho dư luận phản ứng mãnh liệt, mà còn gần như khiến Tống Nghênh Xuân tức đến hộc máu. Trên TV, ông ta thể hiện mình là muốn tạo ra chiến tích, nhưng không ngờ lại trở thành trò cười cho dư luận, chẳng khác nào đem tảng đá đập vào chân của mình.
Tống Nghênh Xuân phẫn nộ xé nát tờ Báo chiều Đông Sơn, gọi điện thoại cho Chánh văn phòng Thành ủy Hoàng Phủ Cương, cả giận nói:
- Hoàng Phủ Cương, anh đến nhật báo Đông Sơn một chuyến, điều tra xem tác giả của bài báo hôm nay là ai? Nhất định phải điều tra cho ra. Loại bài báo như thế này là nói xấu cơ quan chính đảng Phòng Sơn chúng ta.
Hoàng Phủ Cương do dự nói:
- Bí thư Tống, như vậy thì không thích hợp. Để tôi thông qua quan hệ cá nhân hỏi thăm xem sao.
- Không, anh phải đại diện cho Thành ủy đến can thiệp vào Nhật báo Đông Sơn một chút. Bọn họ không phải lần đầu tiên. Họ đã nhiều lần đưa ra những lời bình luận nói xấu tôi. Quả thật là buồn cười? Ai cho bọn họ phát biểu những bài văn như thế? Ai đồng ý? Anh cứ đi can thiệp trước, nếu can thiệp không được thì có thể dùng đến pháp luật.
Tống Nghênh Xuân hiển nhiên là rất tức giận, có chút không cẩn thận ngôn ngữ.
Hoàng Phủ Cương trong lòng cười khổ, thầm nghĩ có phải ông đang quá hồ đồ hay không? Người ta là cơ quan ngôn luận của Tỉnh ủy, không phải là tờ báo nhỏ nhoi ở thành phố chúng ta. Cho dù là có tra ra thì làm được gì? Có thể bắt người ta sao? Hơn nữa, bài báo như thế này hẳn là đã trải qua sự kiểm duyệt của lãnh đạo tòa soạn, ông chỉ có thể giương mắt nhìn thôi. Nhưng Hoàng Phủ Cương dưới cơn giận của Tống Nghênh Xuân, cũng không dám nói gì, chỉ có thể vâng lệnh.
Tống Nghênh Xuân không ngờ đã ra lệnh cho Phó trưởng ban thư ký Thành ủy, Chánh văn phòng Thành ủy Hoàng Phủ Cương đại diện cho thành phố Phòng Sơn đến Nhật báo Đông Sơn để hỏi tội, khiến cho lãnh đạo tòa soạn rất tức giận. Là cơ quan ngôn luận của Tỉnh ủy, nhật báo Đông Sơn có quyền giám sát dư luận ở các thành phố cấp địa, nhưng không ngờ lại có người dám đến hỏi tội, lại còn tuyên bố nhờ pháp luật can thiệp. Điều này làm sao mà lãnh đạo tòa soạn chấp nhận được?
Xuất phát từ việc bảo vệ nhân viên tòa soạn, lãnh đạo tòa soạn lập tức mời dự hội nghị khẩn cấp, yêu cầu tác giả bài báo là Ngưu Khải tạm thời nghỉ phép vài ngày, sau đó lãnh đạo tòa soạn sẽ hướng lãnh đạo ban Tuyên giáo tỉnh ủy báo cáo.
An Tại Đào khi biết được tin tức này không kìm nổi mỉm cười. Lần này thật sự là Tống Nghênh Xuân muốn làm lớn chuyện. Báo Đảng của Tỉnh ủy là nơi dễ chơi sao?