- Vâng, xin ngài cứ yên tâm, chúng tôi nhất định sẽ phối hợp với tổ điều tra…
Vinh Khải Cao nói chuyện với vị lãnh đạo kia thời gian cũng không dài, cơ bản Vinh Khải Cao chỉ nghe mà nói rất ít.
- Vâng, vâng, tạm biệt ngài.
Nói xong câu đó, Vinh Khải Cao cầm ống nghe trầm mặc một lúc mới đặt ống nghe vào vị trí cũ.
Trong phòng họp, lặng ngắt như tờ.
Bốn vị Phó Bí thư đều nhìn Vinh Khải Cao.
Vinh Khải Cao chậm rãi trở lại vị trí của mình, nhưng không ngồi mà đứng, trầm ngâm một chút, nói:
- Các đồng chí, tôi tuyên bố một tin tức mới nhất, ngày mai, trung ương sẽ phái một tổ điều tra xuống tỉnh Thanh Sơn chúng ta, điều tra tình hình thay đổi chế độ doanh nghiệp nhà nước ở địa khu Ngạn Hoa. Tổ điều tra này, do đồng chí Thượng Vi Chính làm trưởng đoàn.
- Lão Thượng dẫn đầu ư?
Mọi người đều thất kinh, Chủ nhiệm Thiệu lại thốt ra.
Chủ nhiệm Thiệu đã 63 tuổi, đến ông ta còn gọi là “lão Thượng” thì có thể thấy được tổ trưởng tổ điều tra này thật sự không đơn giản.
Thực tế, Thượng Vi Chính cũng thật sự không đơn giản. Tuổi đã ngoài bảy mươi, hai năm trước từ vị trí Bí thư Tỉnh ủy cuản một tỉnh đi lên, hiện tại là Ủy viên quan công quỷ quốc gia và Chủ tịch danh dự của một tổ chức bán chính thức.
Một vị Bí thư Tỉnh ủy tiền nhiệm khó lường như vậy đích thân làm tổ trưởng tổ điều tra đi xuống, có thể thấy rằng lãnh đạo cao tầng coi trọng việc thay đổi chế độ doanh nghiệp nhà nước ở địa khu Ngạn Hoa này như thế nào. Kinh nghiệm lý lịch của Thượng Vi Chính già đời hơn bất kỳ một lãnh đạo đương nhiệm nào của tỉnh Thanh Sơn, cho dù là Vinh Khải Cao cũng không thể so sánh được với Thượng Vi Chính, Vưu Lợi Dân và Viên Lưu Ngạn thì càng không thể so sánh được, chỉ xếp hàng “vãn bối” mà thôi.
Cố ý cắt cử một vị tư cách dày dạn như thế đến điều tra, ý tứ của tầng cao là tương đối rõ rang, chính là dùng uy vọng của Thượng Vi Chính để “phủ đầu” cán bộ tỉnh Thanh Sơn, phải hợp tác với tổ điều tra.
Bởi vì Thượng Vi Chính ngoài kinh nghiệm lý lịch dày dạn, chức vụ cao ra còn có một đặc điểm nổi danh khác đó là rất nóng tính.
Ông ta sẽ không để cho người khác giở trò trước mặt mình, nghe nói khi còn là Bí thư Tỉnh ủy không chỉ đập bàn phát hỏa một lần trong hội nghị thường vụ, trực tiếp phê bình thành viên trong bộ máy.
Cùng là tổ điều tra từ trung ương xuống, nhưng nhân viên khác nhau, quyền lực đại diện cũng khác nhau. Nếu là do lãnh đạo các cục và UB trung ương dẫn đội từ ý nghĩa nào đó, gần như chỉ là để nắm tình hình, đa số thời điểm chỉ viết báo cáo điều tra, không làm kết luận. Nếu phải làm kết luận thì chỉ là kết luận “kỹ thuật”, còn quyết định thật sự phải là do lãnh đạo cao tầng hơn đánh nhịp.
Tuy nhiên nếu là tổ điều tra tất cả đều là cao tầng thì địa phương vô cùng coi trọng, đương nhiên nếu không phải là ra quyết định xử lý ngay tại chỗ thì địa phương vẫn sẽ còn thời gian và không gian để tiến hành “quay vần”, kết quả cuối cùng không phải là không thể thay đổi được.
Tổ điều tra do quan to cấp tỉnh bộ dẫn đầu thì lại hoàn toàn khác. Tổ điều tra này thường có quyền xử lý rất lớn, bình thường các địa phương đều phải “ngoan ngoãn” phối hợp.
Tuy nhiên, cho dù là tổ điều tra này cũng chỉ là xử lý sự việc chứ không xử lý con người. Bởi còn phải tổn trọng ý kiến của lãnh đạo chủ chốt của địa phương đó nữa, chứ không thể tùy tiện xử lý cán bộ của họ được, nhiều nhất cũng chỉ được đề xuất ý kiến mà thôi.
Tổ điều tra đẳng cấp cao nhất chính là tình hình mà Vinh Khải Cao vừa nói đến.
Do một lãnh đạo uy vọng cực cao sắp về hưu tự mình dẫn đội, lấy thế vạn quân để áp xuống.
Cho dù là Bí thư Tỉnh ủy đương nhiệm hay đại tướng nơi biên cương cũng phải cẩn thận. Thượng Vi Chính có lẽ không thể làm gì được bọn họ ngay, nhưng kết luận điều tra của ông ta sẽ có tính quyền uy cực cao, sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn của lãnh đạo tầng cao nhất đối với người đứng đầu địa phương.
Lãnh đạo cấp phó quốc đương chức không thể trở thành tổ trưởng của tổ điều tra được, bởi vì khi bọn họ xuống địa phương chính là thị sát công tác rồi, không tồn tại vấn đề điều tra hay không điều tra.
Thượng Vi Chính đã là tổ trưởng tổ điều tra cấp bậc cao nhất rồi.
Từ xưa đến nay, điều tra đại án ở địa phương, đều là loại thủ pháp này.
Hiện tại, cấp trên trực tiếp phái một vị “đại học sỹ” đến tỉnh Thanh Sơn rồi.
Nếu Phạm Hồng Vũ ở trong này, hắn lập tưc sẽ liên tưởng đến “tổ tuần tra trung ương” ở đời sau, cùng là một loại thủ pháp, do lãnh đạo cấp bộ sắp về hưu dẫn đội, đến các tỉnh tuần tra.
Đại khái cũng chỉ là hình thức như vậy.
- Đúng, đồng chí Thượng Vi Chính và tổ điều tra chiều mai sẽ đến Hồng châu.
Vinh Khải Cao chậm rãi nói.
Bốn vị Phó Bí thư liếc mắt nhìn nhau, sau đó lại nhìn Vinh Khải Cao, không ai lên tiếng. Sự tình bỗng nhiên diễn biến như vậy, không ai dễ dàng bày tỏ thái độ.
Chuyện này, đã trở thành chuyện của Vinh Khải Cao rồi.
Đối mặt với tổ điều tra quy cách cao như thế, trong tỉnh Thanh Sơn duy chỉ có Vinh Khải Cao là có thể quyết định, những đồng chí khác đều phải chấp hành. Nếu trong lúc này ai “nhảy ra” thì đồng nghĩa với việc trực tiếp khiêu chiến Vinh Khải Cao, hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Tào Thành lặng yên quan sát bốn vị lãnh đạo Tỉnh ủy còn lại.
Chủ nhiệm thì tỏ ra kinh ngạc, miệng ngập ngừng muốn nói gì đó nhưng lại thôi. Còn một vị Phó Bí thư khác thì lộ ra vẻ mặt giật mình một cách rất “thích hợp”, ánh mắt bình tĩnh dị thường. Rất hiển nhiên việc này không liên quan nhiều đến ông ta, bất luận tổ điểu tra cuối cùng có kết luận như thế nào thì ông ta cũng có thể bình thản được.
Chủ tịch tỉnh Vưu Lợi Dân, chỉ lúc đầu là cau mày lại một chút, nhưng sau đó khôi phục lại bình thường, thật giống như việc này không “liên lụy” nhiều đến ông, ít nhất là liên lụy không lớn.
Phó Bí thư Viên Lưu Ngạn ngay từ đầu cũng là kinh ngạc, nhưng vẻ kinh ngạc này rõ ràng hơi miễn cưỡng. Tào Thành cảm thấy dường như Viên Lưu Ngạn đã sớm có dự cảm về việc này rồi. Lập tức ánh mắt của ông ta trở nên hưng phấn.
Vì vụ án ở núi Kim Ngô, sự “mâu thuẫn” của Viên Lưu Ngạn và Vưu Lợi Dân trở nên rõ ràng, rất nhiều cán bộ đem Viên Lưu Ngạn xếp vào trận doanh của “phái bảo thủ”. Nhưng Tào Thành rất rõ ràng, đây thật ra là không xác thực, chí ít là có hiểu lầm rất lớn trong đó. Giữa Viên Lưu Ngạn và Vưu Lợi Dân đã diễn biến thành “đấu tranh”, không còn liên quan đến quan niệm chấp chính nữa mà chỉ liên quan đến thể diện của Phó Bí thư Viên, đồng thời cũng ít nhiều liên quan đến thực quyền trong tay ông ta.
Hiện tại, cấp trên quyết định chính thức điều tra việc thay đổi chế độ doanh nghiệp nhà nước ở địa khu Ngạn Hoa, hơn nữa còn là do Thượng Vi Chính dẫn đầu. Chỉ cần có thể điều tra ra vấn đề thì việc xử lý nghiêm khắc gần như là tất nhiên. Nếu không, căn bản không cần phải cử Thượng Vi Chính xuất mã như vậy.
Địa khu Ngạn Hoa cũng tốt, Khâu Minh Sơn và Phạm Vệ Quốc cũng tốt, đều có thể đưa về “trận doanh” của Vưu Lợi Dân được, Phó Chủ tịch thị xã Ngạn Hoa phân quản công tác thay đổi chế độ doanh ngiệp nhà nước – Cao Khiết lại có thân phận đặc biệt, là vợ chưa cưới của Phạm Hồng Vũ, và là con gái của Bí thư Thành ủy thành phố Hồng Châu Cao Hưng Hán.
Trong vụ án ở núi Kim Ngô, Viên Lưu Ngạn đã phải mặt xám mày tro, “đối thủ” chủ yếu là Vưu Lợi Dân và Cao Hưng Hán.
Lúc này điều tra công tác thay đổi chế độ doanh nghiệp nhà nước, điều tra Cao Khiết và Phạm Vệ Quốc, tương đương với trực tiếp đánh vào mặt Vưu Lợi Dân và Cao Hưng Hán.
Có lẽ sau khi trải qua việc này, lại xảy ra đợt sóng gió chính trị nữa. Chưa chắc Vưu Lợi Dân có thể chiếm thế thượng phong mãi được.
Viên Lưu Ngạn đúng là có lý do để hưng phấn.
Điểm này, Tào Thành cũng không thấy lạ, điểm khiến anh ta cảm thấy kỳ lạ là dường như Viên Lưu Ngạn đã sớm biết việc này. Nếu như vậy thì “tính chất” sẽ hoàn toàn khác rồi, Vinh Khải Cao và các lãnh đạo Tỉnh ủy khác cũng phải điều chỉnh thủ pháp. Ở thời điểm mấu chốt này, sai một ly là đi cả ngàn dặm.
Điều nằm ngoài dự kiến của mọi người chính là Vinh Khải Cao chưa đem việc này triển khai trong hội nghị, chỉ thảo luận về sự chuẩn bị cho buổi nghênh đón vào chiều mai rồi tuyên bố tan họp, sau đó đứng dậy, không vội vàng, không hấp tấp rời khỏi phòng họp.