Chương 79: Đoán ý.
- Quân Nhiên, sao em lại biết?
Không đợi Tào Tuấn Minh đặt câu hỏi, Tào Tuấn Vĩ và Trần Hoành Đào đã giúp anh ta hỏi ra nghi ngờ trong lòng.
Từ Quân Nhiên mỉm cười:
- Đọc báo ạ.
- Báo?
Tào Tuấn Vĩ và Trần Hoành Đào liếc mắt nhìn nhau, nhưng mặt mũi vẫn còn đầy hoài nghi.
Tào Tuấn Minh chau mày, một lúc lâu sau mới gật đầu:
- Ánh mắt rất tốt.
Anh ta biết rõ ý của Từ Quân Nhiên, tuy hiện nay trên báo, loại điều tra nào cũng có, nhưng mấy ông lão đó chưa từng công khai bày tỏ thái độ ủng hộ hay phản đối. Thẳng thắn mà nói, với vấn đề khu kinh tế đặc biệt, có lẽ mấy ông lão đó sẽ thống nhất được ý kiến. Chỉ có điều, mọi người đều đang suy đoán, suy đoán cách nghĩ của họ.
Nhìn chung lịch sử ngàn năm của Trung Quốc, khả năng phỏng đoán là thứ mọi người trong chốn quan trường đều phải học. Nhưng chuyện này cũng có nhiều rủi rõ. Vì một khi những gì mình phỏng đoán lại không phải ý kiến của cấp trên, chỉ sợ, mình sẽ phải gánh chịu một phần trách nhiệm.
Trong những hoàn cảnh khác nhau, mỗi người đều có những tình trạng tâm lý phức tạp, không giống nhau. Ví dụ như, là cấp trên, lúc đối mặt với cấp dưới, có lúc để thể hiện ra quyền lực của mình, có lúc sẽ khảo nghiệm năng lực của cấp dưới, có lúc sẽ giao cho cấp dưới những tình huống khó… Trong các tình huống khác nhau, trạng thái tâm lý của người đó sẽ lại khác nhau. Khi đó, là cấp dưới, cần học tập cách phỏng đoán ý đồ của cấp trên trong những tình huống khác nhau, phân tích tâm lý thực sự của cấp trên là như thế nào. Có như vậy mới có thể lĩnh hội đầy đủ ý nghĩ của cấp trên, mới có thể không quay lưng lại với ý đồ thực sự của cấp trên, mới có thể làm mọi việc đến cùng, mới có thể hiểu được ý nghĩ của cấp trên, thậm chí có thể làm việc vượt ngoài tầm mong đợi của cấp trên, tranh thủ càng nhiều thời gian càng tốt.
Một người cấp dưới nhất định phải có khả năng dự đoán và phỏng đoàn ý đồ và mong muốn của cấp trên, cụ thể hơn là khả năng phân tích tâm lý.
Không nghi ngờ rằng, “phỏng đoán” là sản phẩm của thể chế phong kiến. Trong quá khứ, thời đại “gần gần vua như gần cọp”, là một thần tử, nếu không giỏi trong việc phỏng đoán ý nghĩ của hoàng thượng, chắc chắn người đó sẽ rất khó sống. Nói không chừng, câu nào nói ra, chuyện nào nói ra cũng có thể chọc đến hoàng thượng. Bị tước mũ cánh chuồn hay bị đánh vài gậy chỉ là chuyện nhỏ, làm không tốt, đầu trên người cũng không giữ được, thậm chí còn có thể bị chu di cửu tộc. Nhưng chốn quan trường hiện nay, một cấp dưới mà ngay cả ý đồ của cấp trên cũng không đoán ra, người đó không đáng nhận được sự trọng dụng của cấp trên.
Giống như ở thủ đô hiện nay, các thế lực trên mọi phương diện không ngừng phỏng đoán suy nghĩ của cấp trên, nhắm vào các biện pháp cải cách mở cửa, phát biểu cách nhìn của bản thân. Họ tưởng rằng, làm như vậy chính là phỏng đoán ý đồ của lãnh đạo, nhưng thật ra, ý đồ thực sự của lãnh đạo chỉ là để một số người bại lộ ra ánh sáng mà thôi.
Từ Quân Nhiên là người biết trước tất cả nên hắn biết rõ những thứ này. Nhưng với Tào Tuấn Minh, người anh em này của mình lột xác đến mức khiến người ta phải thay đổi cách nhìn.
Sinh thời, khả năng đọc hiểu, nắm bắt của Tào Tuấn Minh đã rất tốt. Anh ta hiểu rõ, trong quá trình công tác của một người, người đó thường gặp phải một số chuyện, đó là lúc nhận được mệnh lệnh của cấp trên, họ thường cố nghĩ ra đủ loại nguyên nhân, không trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh, thậm chí, có lúc dường như họ còn không hài lòng. Đây là cách quản lý và suy nghĩ của một người lãnh đạo. Nhưng, là cấp dưới, nhất định phải chuẩn bị tâm lý trước, đó chính là, đừng chỉ nghe ý từ bên ngoài từ mệnh lệnh của cấp trên, mà còn cần phải học được cách phân tích ý tứ đằng sau mệnh lệnh của cấp trên, phân tích những ý nghĩa bao hàm trong mệnh lệnh của cấp trên.
Rất nhiều cấp dưới đã phạm phải những sai lầm tương tư. Lúc cấp trên không hài lòng với kết quả công tác của họ, họ sẽ thẳng thắn nói:
- Lúc đó, chẳng phải anh đã yêu cầu như vậy sao?
Nhưng thật ra, nếu cấp trên thực sự yêu cầu như vậy, mà cấp dưới lại chỉ biết dựa theo yêu cầu đó mà làm thì người đó sẽ không có những nghi vấn như vậy. Chỉ vì cấp dưới đã không nỗ lực phân tích ý tứ đằng sau mệnh lệnh của cấp trên, không đạt được kết quả, mục đích mà cấp trên mong muốn. Cái mà cấp trên muốn không phải là “kẻ làm theo”, mà là một cấp dưới đắc lực có thể hiểu được suy nghĩ của cấp trên. Khi đó, là cấp dưới nhất định phải hiểu được yêu cầu tâm lý của cấp trên. Phải có được năng lực đó mới có thể đạt được hiệu quả “hiểu ý không cần truyền lời”.
Có câu tục ngữ đã nói “chiêng nghe tiếng, người nghe âm”. Đằng sau một câu nói của cấp trên có thể hàm chứa không chỉ một ý tứ. Là cấp dưới nếu hiểu rõ ý tứ thật sự của cấp trên, nhất định phải nỗ lực phân tích dụng ý của cấp trên.
Hiện nay, có rất nhiều người ở thủ đô đều sai lầm trong việc hiểu ý mấy ông lão, dùng mọi thủ đoạn tồi tệ để tránh né.
Những người này giống hệt châu chấu sau thu – mãi cũng lớn không nổi.
Những thứ hai người họ nói quá thâm sâu, Trần Hoành Đào và Tào Tuấn Vĩ ở bên cạnh nghe Từ Quân Nhiên và Tào Tuấn Minh bắt đầu bàn chuyện chính trị quốc gia như vịt nghe sâm. Hai người càng nói càng hưng phấn, luôn ở trong tư thế không ngừng rót rượu. Tào Tuấn Vĩ cười khổ, bất đắc dĩ nói:
- Anh à, Quân Nhiên à, hai người lại đi lạc đề rồi sao?
Tào Tuấn Minh sững sờ, anh ta liếc nhìn Từ Quân Nhiên, hai người bật cười ha hả.
- Tại anh, tại anh nói đến những thứ lý luận này là sẽ nói không ngừng.
Tào Tuấn Minh cười hì hì:
- Quân Nhiên này, em nói anh nghe suy nghĩ của em đi.
Từ Quân Nhiên gật đầu:
- Vậy được, em sẽ nói.
Mọi chuyện còn lại rất đơn giản. Từ Quân Nhiên đem ý tưởng của mình về công ty xây dựng nói với Trần Hoành Đào. Suy nghĩ của hắn cũng không quá phức tạp. Để Lâm Vũ Tình và Tào Tuấn Vĩ ra mặt, đăng ký thành lập công ty xây dựng ở thủ đô. Sau đó nhờ Trần Hoành Đào sử dụng các mối quan hệ, để công ty này trực thuộc Cục xây dựng Hoa Thiết, sau dó thông qua các mối quan hệ của Tằng Văn Khâm ở Lĩnh Nam để nhận được một số công trình nhỏ.
- Quân Nhiên, chuyện này không khó. Vấn đề trực thuộc, tôi chỉ cần gọi một cú điện thoại là xong. Tuy nhiên, cậu tin rằng có thể kiếm tiền từ việc này sao?
Trần Hoành Đào hỏi Từ Quân Nhiên những nghi ngờ của mình.
Nếu những câu này nói ra sau 10 năm nữa, nhất định sẽ có kẻ mắng Trần Hoành Đào là đồ ngu. Xây dựng công trình đem lại lợi nhuận khổng lồ như thế, chỉ sợ chỉ những người chủ chốt mới biết. Nhưng đầu những năm 80, hình thức tư nhân này vẫn còn ẩn chứa nhiều rủi ro.
Từ Quân Nhiên mỉm cười:
- Anh Trần cứ yên tâm đi, chúng ta không tranh giành những công trình lớn với mấy doanh nghiệp nhà nước. Nói thế này đi, nếu các công ty xây dựng nhà nước xây những khách sạn lớn, công xưởng lớn, chúng ta sẽ xây nhà vệ sinh, tường bao. Người ta ăn thịt, chúng ta có canh ăn là tốt rồi.
Lời hắn nói tuy đáng thương, nhưng lại có những sự tính toán nhỏ nhặt.
Sự nghiệp xây dựng chẳng qua chỉ là ý nghĩ ban đầu của Từ Quân Nhiên mà thôi. Mục tiêu thật sự của hắn chính là hy vọng có thể sử dụng bệ phóng là thành phố Bằng Phi để xây dựng nền kinh tế huyện Vũ Đức.
Trần Hoành Đào cũng không phải loại người hẹp hòi, làm chuyện này cậu ta cũng không mất nhiều sức lực, gọi mấy cuộc điện thoại đã có thể chiếm được hai tầng cổ phần danh nghĩa, dĩ nhiên cậu ta sẽ rất vui.
Ngay sau đó, mọi người đã thương lượng xong xem chuyện này nên làm như thế nào.
Chờ đến khi Tào Tuấn Vĩ và Trần Hoành Đào đi rồi, Tào Tuấn Minh lại giữ Từ Quân Nhiên ở lại.
- Quân Nhiên, anh thấy, em không nên tiếp tục ở lại thủ đô.
Sắc mặt Tào Tuấn Minh bình tĩnh, nghiêm túc nói với Từ Quân Nhiên.