Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 404: Chiến tranh đã tới

Tháng hai năm Đại Nghiệp thứ tám, lúc này băng tuyết đã tan, gió xuân thổi phới phới, khắp phương bắc cỏ xanh ngắt một mầu. Không khí đầy ắp sự ấm áp của hơi thở mùa xuân. Nhưng vùng trời đế quốc Đại Tùy lại ẩn nấp sự căng thẳng và bất an. Chiến tranh đang bao phủ lên Đông Bắc Đại Tùy.

Ngày mùng hai tháng hai, Hoàng Đế Đại Tùy Dương Quảng lại dẫn văn võ bá quan và ba trăm ngàn cấm quân đi thuyền đến Trác Quận, chiến tranh chỉ cần châm ngòi là bùng nổ.

Trên vùng đồng bằng chừng hàng trăm dặm về phía đông, dày đặc những trại đóng quân trải mênh mông bát ngát. Nơi này có chủ doanh của một triệu quân đội, có cả ba triệu doanh trại của dân phu. Người và và gia súc tụ tập hỗn độn nhốn nháo ầm ĩ. Từ khi truyền lệnh chiến tranh đầu năm ngoái đến nay, có những quân đội đã quân ở đây chừng gần một năm. Có tới hơn mười vạn dân phu đã đến đây xây dựng kho hàng chuẩn bị cho chiến tranh từ mùa hạ năm Đại Nghiệp thứ sáu.

Mấy trăm vạn quân đội và dân phu đã chờ đợi quá lâu rồi. Bọn họ muốn chiến tranh bùng nổ để họ có thể thoát khỏi khiếp lao dịch cùng khổ này.

Ở hai bờ Bảo Hà (ranh giới giữa bờ biển Đài Loan và Trung Quốc), phân bố rải rác những kho lương thực và doạnh trại quân tư. Trại quân tư liên doanh kéo dài đến hơn mười dặm. Chỉ riêng quân đội bảo vệ kho lương và kho quân tư cũng đã lên đến một trăm nghìn người. Họ đã chuẩn bị gần một năm nay. Gần một nửa số lương thực và hàng trăm lều binh giới đều xếp đống ở đây. Vận mệnh của toàn vương triều Đại Tùy đều nằm ở trận chiến này. Mà cuộc chiến tranh này chẳng có ai biết nguyên căn là ở đâu.

Trên doanh trại mênh mông bát ngát, một đội kị binh đang chạy gấp trong khe hở giữa các lều trại. Đây chính là U Châu tổng quản Dương Nguyên Khánh đi yết kiến Tùy đế Dương Quảng.

-Phía trước mau tránh ra.

Tên cận vệ cầm đầu không ngừng hét lớn, thúc giục binh lính giãn ra. Dương Nguyên Khánh từ trong kho quân tư thị sát trở về. Do quân đội bắt đầu điều động, quan đạo bên cạnh doanh trại quân đội bị đám người đông nghịt bao phủ. Bọn họ chỉ có thể băng qua đỉnh của gian lều lớn. Thi thoảng lại có thể nhìn thấy đám binh lính kết bè kết đội khiêng binh khí và mũ giáp bước qua hắn. Ai cũng dáng vẻ trầm mặc, đầy mệt mỏi.

Dương Nguyên Khánh mở mắt nhìn xa xa, trên khuôn mặt không chút biểu lộ. Trên khuôn mặt của họ tràn ngập sự chết lặng, dường như đã bị khuất phục bởi vận mệnh một cách máy móc. Tinh thần của binh lính của Đại Tùy để lại trong hắn một cảm giác không còn chút hi vọng nào.

Hắn không thể không nhớ tới năm Khai Hoàng thứ mười chín, đại quân chinh phạt Đột Quyết ở phía Bắc. Lúc đó quân đội nhà Tùy sức khí bừng bừng, trong lòng mỗi tưỡng sĩ đều tràn đầy ý thức trách nhiệm cống hiến vì đất nước.

Dương Nguyên Khánh thầm thở dài trong lòng. Cha mẹ vợ con họ còn đang trong cảnh ăn đói nằm rét thử hỏi làm sao họ còn tâm chí mà đi bán mạng cho Đế Vương Đại Tùy.

-Đi!

Hắn quất roi mạnh vào con ngựa chiến phi nhanh về hướng Tây. Buổi chiều Dương Nguyên Khánh rốt cục cũng đến Lâm Sóc Cung.

Trong điện Lâm Sóc Cung Tử Vi. Dương Quảng đang cùng với mười mấy tên trọng thần văn võ thảo luận phương án tác chiến cuối cùng. Dương Nguyên Khánh lặng lẽ đi vào đại điện, hắn ngồi ở vị trí cuối cùng.

Không ngờ Dương Quảng lại nhìn thấy hắn liền cao giọng hỏi:

-Dương ái khanh, sao khanh lại đến trễ như vậy?

Dương Nguyên Khánh vội bước ra khỏi hàng thi lễ nói:

-Hồi bẩm bệ hạ, thần đi Lộ Huyện thị sát kho vũ khí, cách đây chừng trăm dặm. Thần đã gấp gáp trở về nhưng vẫn muộn một bước, xin bệ hạ thứ lỗi!

Dương Quảng gật đầu:

-Trẫm hiểu, quân doanh cách xa hàng trăm dặm, quả thật rất xa. Dương ái khanh, trẫm vừa mới tuyên bố kế hoạch tác chiến. Ngươi xem trước đi.

-Thần tuân chỉ.

Dương Nguyên Khánh lui về chỗ ngồi. Lúc đó hắn mới phát hiện ra người ngồi bên cạnh hắn chính là Dương Nghĩa Thần. Hắn cười cười với Dương Nghĩa Thần. Dương Nghĩa Thần lại sầm sắc mặt lại không hề tươi cười. Dương Nguyên Khánh bỗng thấy lo lắng, chẳng lẽ kế hoạch tác chiến có gì không ổn sao?

Đúng lúc đó, một gã thái giám bước lên đưa cho hắn một quyển thật dày. Trên đó có viết ‘ kế hoạch tác chiến chinh phạt Triều Tiên’. Bên cạnh có viết hai chữ ‘ tuyệt mật’. Dương Nguyên Khánh lật qua vài tờ. Trên đó viết lại tỉ mỉ kế hoạch tác chiến, khi nào tiến binh, đi con đường nào, ai là tướng quân, ai là phó tướng. Dẫn theo bao nhiêu binh lính, bao nhiêu binh khí, bao nhiêu quân nhu. Tiến đánh thành chì nào, dùng phương thức nào để tấn công. Tất cả đều được viết tỉ mỉ cẩn thận.

Dương Nguyên Khánh khẽ cau mày, trong chiến tranh từ xưa tới nay đều thay đổi như nháy mắt. Không có ai lại chỉ dựa vào một lối tác chiến. Nhưng kế hoạch tác chiến lần này của Dương Quảng lại như đã đóng đinh, không cho phép trái lời. Y dường như tạo ra một cái lưới lớn, lùa tất cả mọi người vào. Mỗi người đều ắt phải đi theo những bước cố định. Do vậy tiền tuyến sẽ xảy ra tình huống như thế nào y căn bản không nghĩ tới.

Dương Nghĩa Thần chậm rãi bước tới gần Dương Nguyên Khánh. Y giơ tay lật trang thứ ba của bản kế hoạch tác chiến, chỉ vào điều thứ năm. Lúc đó Dương Nguyên Khánh mới phát hiện lần chinh phạt phía đông này lại có thêm một chức Thụ Hàng Sứ. Thụ Hàng Sứ độc lập với quân đội, chịu trách nhiệm trực tiếp với Hoàng đế. Phía dưới viết rất rõ ràng, một khi quân đội Triều Tiên tuyên bố đầu hàng thì quân đội không được phép tấn công. Đợi Thụ Hàng Sứ đến nhận xin hàng.

Điều đó nghĩa là chiến dịch Liễu Đông lần này lấy lòng dân là chính. Dùng võ lục chỉ là phụ. Việc này có chút khôi hài, nếu như muốn đầu hàng, quân đội chỉ là phụ trợ, vậy dùng chi đến binh lính để xây dựng đất nước. Mấy trăm vạn dân phu khuân vác hơn một nghìn vạn thạch lương thực sao?

Dương Nghĩa Thần khẽ nói với Dương Nguyên Khánh:

-Hàng triệu binh sĩ Đại Tùy sẽ chết trên tay của Thụ Hàng Sứ.

Dương Nguyên Khánh im lặng gật gật đầu. Hắn hiểu được ý của Dương Nghĩa Thần. Người chính thức điều khiển quân đội Đại Tùy không phải là chủ soái quân đội, thậm chí không phải là Dương Quảng mà là người có cái chức Thụ Hàng Sứ. E là cái tinh túy của cuộc chiến với Triều Tiên mà Dương Quảng đã lập lên chính là ba chữ ‘ Thụ Hàng Sứ’ này.

Kế hoạch tác chiến của Dương Quảng sớm đã được định. Gọi là thương lượng với trọng thần trong triều nhưng trên thực tế thì chỉ là làm cử chỉ bên ngoài để thông qua triều đình. Y căn bản không có ý định thương lượng.

Dương Quảng cười một tiếng nói với mọi người:

-Các vị ái khanh, nếu như kế hoạch tác chiến không có ai ý kiến gì thì xem như đã được thông qua. Trận chiến Liêu Đông cứ tiến hành theo kế hoạch.

Dương Quảng vừa dứt lời, Lý Cảnh liền đứng lên thi lễ nói:

-Tâu bệ hạ, thần có hai kiến nghị, không biết có thể bẩm tấu hay không?

Trên khuôn mặt của Dương Quảng lộ ra vẻ không hài lòng, lạnh lùng nói:

- Lý tướng quân cứ nói!

Vũ Văn Thuật đứng bên ngoài liên tục nháy mắt với Lý Cảnh. Lý Cảnh vờ như không thấy, hắn cao giọng nói:

-Thứ nhất thần kiến nghị nên bỏ chức Thụ Hàng Sứ. Thụ Hàng Sứ độc lập với quân đội. Người Triều Tiên lại giả dối hay thay đổi. Chúng sẽ lợi dụng sơ hở của Thụ Hàng Sứ mà cứ đánh tới. Tướng sĩ sẽ bị thương vong gấp bội lần. Thần thấy rất không hợp lý. Hoặc là hủy bỏ chức Thụ Hàng Sứ hoặc là buộc Thụ Hàng Sứ phải nghe theo lệnh của Chủ Soái.

-Lý tướng quân, mục tiêu của trẫm là muốn biến Triều Tiên thành tân quận của Đại Tùy, biến người dân Triều Tiên thành con dân của trẫm chứ không phải giết hại họ. Trẫm phải lấy nhân đức để cảm hóa họ, để họ phải thần phục trẫm, mãi mãi chấp nhận làm con dân của Trẫm. Dùng vũ lực chỉ có thể tấn công thành trì, nhưng dùng văn lại có thể thu phục lòng người. Trẫm đã suy xét vấn đề này một năm rồi. Phương án Thụ Hàng Sứ trẫm đã quyết, không cần bàn bạc nhiều. Lý tướng quân còn kiến nghị gì nữa không?

Lý Cảnh vẫn còn muốn nói nhưng Dương Quảng lại lạnh lùng cắt lời:

-Trẫm hỏi ngươi còn có kiến nghị gì không?

Lý Cảnh thở dài trong lòng, chỉ khom người nói:

-Bệ hạ thần phản đối việc triển khai toàn chiến dịch. Thần xin được dẫn theo một vạn quân tinh nhuệ đánh thẳng vào Bình Nhưỡng. Đánh chiếm thành đô cửa bọn chúng. Thần tin rằng chỉ cần nơi chủ chốt của Triều Tiên bị lật nhào thì thành trì cũng tự sụp đổ. Thần xin đảm bảo nếu không tấn công được Bình Nhưỡng, cứ lấy đầu của thần để đền tội.

-Đủ rồi!

Dương Quảng giận tím mặt, y cầm quyển tác chiến ném mạnh xuống mặt đất giận dữ khiển trách Lý Cương:

-Trẫm đã chuẩn bị mất một năm. Điều động quân đội cả nước, chuyên chở lương thực cả thiên hạ. Vả lại trẫm đã bỏ bao tâm huyết để viết bản kế hoạch tác chiến này. Chẳng lẽ trẫm lại đang diễn trò ư?

Lý Cảnh cắn cắn môi, y quỳ rạp xuống đất khẩn cầu nói:

-Thần đã từng giao chiến với quân Triều Tiên. Quân đội của Triều Tiên trang bị lạc hậu, lại không có ngựa chiến. Quả thật là không cần tới một lần tấn công. Thần không cần tới mười nghìn quân đội, chỉ cần cấp cho thần năm nghìn kị binh. Trong vòng mười ngày, thần xin lấy đầu ra đảm bảo sẽ chiếm được thành Bình Nhưỡng. Đến lúc đó đế vương Triều Tiên sẽ tự xin đầu hàng mà hạ lệnh dâng đất nước.

-Người đâu!

Dương Quảng tức giận đến run cả người chỉ tay vào Lý Cảnh mà hô lớn:

-Lôi đi cho trẫm, dùng côn đánh chết!

Mười mấy tên võ sĩ hùng hổ xông lên túm lấy Lý Cảnh lôi xuống. Lý Cảnh vẫn liều mạng giãy dụa hô lớn:

-Bệ hạ, xin hãy nghe thần một lời, bảo toàn hàng triệu tướng sĩ Đại Tùy.

-Lôi xuống, đánh chết cho trẫm!

Dương Quảng giận đến mất đi cả lí trí, đứng lên gào rít trong công đường.

Lúc đó, tất cả các đại thần đều quỳ xuống cầu xin:

-Bệ hạ, vì Lý đại tướng quân một lòng trung thành mà tha cho y một lần!

Các đại thần đều hết sức cầu xin. Dương Quảng chỉ âm trầm không nói được một lời. Dương Nguyên Khánh đứng từ phía sau các đại thần nói vọng lên:

-Bệ hạ, Lý Cảnh rất được lòng quân sĩ. Thần e nếu như Lý Cảnh mà mà chết binh lính sẽ trốn đi hết. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tác chiến Liêu Đông của bệ hạ.

QuẮhiên là bắt đúng bệnh mới kê đúng thuốc. Chỉ vài câu nói của Dương Nguyên Khánh đã làm cho sắc mặt của Dương Quảng từ từ thay đổi, y liền thở dài nói:

- Được rồi, trẫm nể hắn đã một lòng trung thành mà tha cho hắn lần này.

Y lập tức thay đổi ý chỉ:

- Đánh một trăm trượng. Đuổi ra khỏi Lâm Sóc Cung. Ai dám học theo Lý Cảnh, giết chết không tha.

Trong đại điện tất cả đều im lặng. Dương Quảng nhìn thoáng qua mọi người, y chậm rãi nói:

- Vậy là các ái khanh xem như đã thống nhất kế hoạch tác chiến. Trẫm tuyên bố chiến dịch Liêu Đông chính thức bắt đầu.

………

Tuần thứ hai tháng thứ hai năm Đại Nghiệp thứ tám, Dương Quảng tế địa ở Tang Can Thủy Nam, tế thiên ở Lâm Sóc Cung, tế Tự Mã Tổ ở Kế Thành Bắc. Y lập tức hạ chiếu hàng triệu đại quân Trác quận tiến vào Liêu Đông, phân thành mười hai quân tả hữu xuất phát từ Liêu Hà, đồng thời hạ chỉ cho hơn ba trăm vạn dân phu vận chuyển lương thực và quân giới theo. Dương Quảng tự phong là Đông Chinh Đại Nguyên Soái, tự mình dấn theo hàng triệu đại quân, ba trăm nghìn cấm quân và ba triệu dân phu chậm rãi tiến công vào Liêu Đông.

Mười hai đại quân, mỗi ngày xuất phát một đội. Mỗi đội cách nhau chừng bốn mươi dặm. Doanh trại này nói tiếp doanh trại khác. Ước chừng cứ khoảng bốn mươi ngày sau đội cuối cùng mới xuất phát. Đầu và cuối các đội quân nối đuôi nhau. Trống trận đều nghe được, cờ quạt kéo dài liên miên chín trăm sáu mươi dặm. Cấm quân của Dương Quảng tổng cộng mười hai vệ, ba đài, chín tỉnh, chín tự. Phân thành sáu quân: trong, ngoài, trước, sau, trái phải xuất phát theo thứ tự xuất quân rất rầm rộ, xưa nay chưa từng thấy.

Đây chỉ là vì chinh phạt một đất nước không bằng một quận, một tiểu quốc Đông Di quân đội cũng chưa đến ba vạn.

Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất