Chương 40: Tuần phủ thanh liêm (1)
Bốn người lấy ra lương khô, ngồi vây quanh ở trong khoang thuyền, mượn nước lã mà ăn bánh.
Thuận tiện khêu đèn đánh đêm, đốt đèn tiếp tục chơi mạt chược.
Nửa đêm ở trấn Vĩnh Bình cập bờ, mọi người chợt phát hiện thời gian đã muộn, vội vàng thu hồi mạt chược ngủ ngáy khò khò.
Từ Nga Hồ đến Vĩnh Bình, một phen giày vò này, đơn thuần thuộc về tuần phủ Giang Tây động kinh, đột nhiên nói muốn đi lễ tế mộ Tân Khí Tật*.
* Tân Khí Tật, nguyên tự: Thản Phu, sau đổi là: Ấu An, hiệu: Giá Hiên Cư Sĩ; là quan thời Nam Tống, và là nhà làm từ nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc.
Huyện thành Duyên Sơn đời Minh, không ở trấn Hà Khẩu bên bờ Tín Giang, mà ở trấn Vĩnh Bình bờ sông Duyên Sơn.
Sáng sớm.
Duyên Sơn tri huyện Phùng Tốn sớm chờ ở khách sạn, đám đông sĩ tử đứng phía sau.
Phí Ánh Hoàn ở đó chờ tới mức ngáp, trong lòng oán thầm không thôi đối với tuần phủ, nếu không phải tộc trưởng và cha đẻ răn dạy mãi, hắn lười lãng phí thời gian với tên thiểu năng này.
Không biết qua bao lâu, một tạp dịch mở cửa, tuần phủ Ngụy Chiếu Thừa thong thả đi ra, phía sau chỉ dẫn theo một người hầu trung niên.
Chủ tớ hai người đều quần áo đơn giản, toàn thân đều thể hiện cái gì gọi là thanh liêm.
“Hổ thẹn, hổ thẹn, để các vị đợi lâu rồi.” Ngụy Chiếu Thừa ôm quyền cười nói.
Tri huyện Phùng Tốn lập tức tiến lên, cười lấy lòng nói: “Dao Hải Công chớ tự trách, chỉ trách chúng ta tới sớm.”
“Ra mắt Dao Hải Công.” Các sĩ tử đều hành lễ.
Ngụy Chiếu Thừa vuốt chòm râu, giương mắt đảo qua, mỉm cười gật đầu: “Tuấn tài trong huyện, hôm nay như lại thêm mấy người.”
Phùng Tốn vội vàng giới thiệu gương mặt mới: “Đây là cử tử bản huyện Hồ Mộng Thái, tự Hữu Lễ.”
Hồ Mộng Thái chắp tay: “Vãn bối ra mắt Dao Hải Công.”
Ngụy Chiếu Thừa thấy người này ăn mặc tuy bình thường, ngọc bội bên hông lại giá trị xa xỉ, vừa thấy liền biết xuất thân đại tộc địa phương. Hắn cười càng thêm thân thiết hòa ái, kéo tay Hồ Mộng Thái nói: “Hữu Lễ tuấn tú lịch sự, trẻ tuổi như thế đã đỗ cử nhân, ngày khác nhất định là rường cột nước nhà!”
“Dao Hải Công quá khen, vãn bối xấu hổ không dám nhận.” Hồ Mộng Thái khiêm tốn nói.
Nói nhảm một phen, Phùng Tốn lại giới thiệu: “Đây là lẫm sinh* bản huyện Nhâm Y Tiết...”
* Những học sinh được chính phủ chu cấp ăn học...
“Là con cháu Tư Am Công (Nhâm Hi Di) phải không?” Ngụy Chiếu Thừa vội vàng hỏi.
Nhâm Y Tiết khó nén nét tự hào trên mặt, chắp tay nói: “Hậu tiến mạt học*, bái kiến Dao Hải Công.”
* 1 cách nói khiêm tốn là học hành vẫn nông cạn
Ngụy Chiếu Thừa nhất thời lại bắt tay cổ vũ: “Tư Am Công chính là lý học* công thần, ngươi nên cố gắng dốc lòng cầu học, không thể hạ thấp danh tiếng tổ tiên.”
* Lý học là triết lý Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Nho giáo, khởi nguồn từ Hàn Dũ 韓愈 và Lý Cao 李 翱 vào đời Đường và trở thành cường thịnh vào đời Tống và Minh nhờ Chu Hy 朱熹
Nhâm Hi Di là thân truyền đệ tử của Chu Hi, thụy hào đám người Chu Hi, Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di, Trương Tái, đều do Nhâm Hi Di dâng tấu thỉnh cầu định ra, cũng bởi vậy được coi là đại công thần lý học.
Làm con cháu Nhâm Hi Di, Nhâm Y Tiết vội vàng nói: “Tiền bối lời dạy bảo không ngừng nghỉ, giống như trống chiều chuông sớm, vãn bối tuyệt đối không dám quên.”
Trò dối trá này còn đang tiếp tục tiến hành.
Phí Ánh Hoàn đứng ở trước cửa chính khách sạn, rất muốn một kiếm chém tuần phủ.
Dài dòng, mua danh chuộc tiếng, làm người ta ghê tởm!
Hai ngày trước, Phí Ánh Hoàn ở nhà tổ Hoành Lâm, cũng là bị Ngụy Chiếu Thừa kéo tay như thế này.
Lúc ấy còn có chút được yêu mà sợ, nhưng hắn rất nhanh đã phát hiện, chỉ cần là sĩ tử xuất thân đại tộc, đều được Ngụy Chiếu Thừa bắt tay nói nhảm cả buổi.
Sau khi cẩn thận nghe ngóng tiếp, gã này được, triều đình tân quý đó.
Năm trước tuần phủ Giang Tây tên Dương Bang Hiến, kẻ này rời xa kinh thành, không biết triều chính biến cố. Thế mà lại mang Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di mời ra khỏi nhà thờ tam hiền, mang tượng Ngụy Trung Hiền chuyển vào, nhà thờ tam hiền Giang Tây lắc mình biến thành nhà thờ sống Ngụy công công.
Hồ đồ, kết cục có thể nghĩ mà biết.
Tả phó đô ngự sử Lục Văn Hiến lập tức được chọn làm tuần phủ Giang Tây, còn chưa rời kinh đã bị buộc tội bãi miễn.
Hữu phó đô ngự sứ Trương Dưỡng Tố tiếp nhận chức vụ tuần phủ Giang Tây. Vị này tốt xấu rời khỏi Bắc Kinh, chỉ tiếc đi ở nửa đường, ù ù cạc cạc lại bị buộc tội bãi miễn.
Ngụy Chiếu Thừa gã này, bản thân đảm nhiệm Lại khoa đô cấp sự trung, lão sư lại là Nam Kinh hữu đô ngự sử Trần Vu Đình.
Sùng Trinh sau khi lật đổ Ngụy Trung Hiền, Trần Vu Đình tham dự công việc kinh sát Nam Kinh, Ngụy Chiếu Thừa tham dự thống kê tin tức quan viên cả nước.
Công tác thống kê chấm dứt, Ngụy Chiếu Thừa liên tục thăng tám cấp, nhảy vọt biến thành Thái Thường tự khanh!
Thế này cũng còn chưa hài lòng, mạnh mẽ lật đổ hai phó đô ngự sử, được như nguyện chạy đến Giang Tây làm tuần phủ.
...
Tri huyện tự mình làm người hướng dẫn du lịch, một đám sĩ tử toàn bộ hành trình đi cùng, phía sau còn dẫn theo lượng lớn người hầu của các sĩ tử.
Lại thêm tạo lại mở đường đoạn hậu, đội ngũ thế mà kéo dài hai ba dặm.
Dẫn tuần phủ lão gia tới một ngõ nhà dân, tri huyện Phùng Tốn chỉ vào đình thấp nói: “Dao Hải Công, đó là Báo Bản phường đại danh đỉnh đỉnh.”
Ngụy Chiếu Thừa vội vàng chỉnh lại mũ áo, tiến lên xem xét tấm biển đình, ngạc nhiên lẫn vui mừng nói: “Quả nhiên là Chu Tử tự tay viết, ta nên bái nó!”
Ngụy Chiếu Thừa nâng vạt áo quỳ xuống, hướng chữ Chu Hi đề quỳ thẳng, sĩ tử phía sau cũng chỉ có thể đại bái theo.
Quỳ lạy một phen, Ngụy Chiếu Thừa đứng dậy muốn đi, lại thấy bên đình có tấm bia đá, trên tấm bia đá còn có khắc một cây rau cải trắng.
Ngụy Chiếu Thừa nhíu mày hỏi: “Đây là đình phường Chu Tử đề tên, người nào dám tự tiện lập bia ở đây?”
Phùng Tốn trả lời: “Tiền nhiệm tri huyện làm.”
“Hủy đi!” Ngụy Chiếu Thừa quát.
Phùng Tốn vội vàng thấp giọng nhắc nhở: “Dao Hải Công, không tiện phá dỡ, nếu không tất nhiên dẫn tới sự phẫn nộ của dân chúng.”
Ngụy Chiếu Thừa ngẩn người, chỉ đành nói: “Nói kỹ xem.”
Phùng Tốn giải thích: “Mười năm trước, Duyên Sơn gặp nạn lớn, nạn đói khắp nơi, lại gặp tăng số lượng người nhận lương đồn trú. Lúc ấy, dân chúng Duyên Sơn chỉ còn hai vạn người, tăng số lượng người nhận lương đồn trú đã có ba vạn lượng. Tri huyện Đát Kế Lương khắc tấm bia cải trắng, đề ‘Vi dân phụ mẫu, bất khả bất tri thử vị; vi ngô xích tử, bất khả lệnh hữu thử sắc’ trên tấm bia. Hắn và quan lại cùng ăn hoa màu tạp, cùng uống canh rau, khuyên bảo đại tộc phát lương thực cứu dân, như thế giữ được một phương bình an.”