Chương 249
- Ta đem hành lý vào trong.
Lý Đại Thọ xách rương sách hướng vào trong khoang thuyền mà đi.
Tô Lượng lặng lẽ cười nói với Phạm Ninh:
- Ta phát hiện muội muội Đại Thọ rất thích huynh đó! Vừa rồi nàng luôn nhìn chăm chú huynh.
- Bớt nói nhảm!
Phạm Ninh cho y một quyền, thấp giọng:
- Đại Thọ nghe được sẽ nổi giận.
- Mới là lạ.
Tô Lượng bĩu môi.
- Y cầu huynh biến thành muội phu của y còn không được, huynh cho là phụ thân y tại sao lại dẫn nữ nhi đến? Nếu là vì tiễn Đại Thọ, sao mẫu thân y không đến, cái đồ não chết nhà huynh mau thông suốt đi! Cha Đại Thọ rất khôn khéo.
- Bất luận thế nào, loại đùa giỡn như vậy sau này đừng nói ra, không phải Đại Thọ khó chịu thì chính ta cũng khó chịu, vừa mới hợp lại thành đội, hiện tại tiểu tử ngươi liền bắt đầu phá hỏng tình đoàn kết rồi hả?
- Được! Được! Ta không nói nữa.
Tô Lượng giơ tay lên.
- Huynh chớ động chút là chụp cho ta cái mũ lớn, trái tim của ta non nớt, không chịu nổi đả kích của huynh đâu.
- Còn non nớt? Rốt cuộc là nơi nào non nớt, ngươi nói sai vị trí rồi.
- Cút sang một bên, ngươi cái đồ phóng đãng này!
Lúc này, một tên thuyền phu lớn tuổi đi lên trước hành lễ.
- Chúng ta đều là bốn thuyền phu của hãng thuyền Lý thị, trước khi đi chủ nhân đã phân phó, lần này ra bắc hết thảy do Phạm quan nhân làm chủ, có cần gì, tiểu quan nhân cứ việc nói.
- Đoạn đường này vất vả cho các ngươi rồi, đại khái cần bao lâu mới tới kinh thành?
- Thuận lợi thì bảy ngày là đến.
Lần trước Phạm Ninh vào kinh mất thời gian mười lăm ngày, chính là thuyền đi chậm rãi, cộng thêm ban đêm thuyền đậu lại nghỉ ngơi, so ra thuyền khách năm trăm thạch đi tương đối nhanh, đi cả ngày cả đêm, cho nên chỉ tốn phân nửa thời gian.
Phạm Ninh gật đầu một cái.
- Chúng ta không gấp, cứ đi theo tốc độ bình thường là được rồi.
Ngày kế, dưới sự yêu cầu của ba người Phạm Ninh, thuyền khách thay đổi phương thức đi, ban đêm không đi thuyền nữa mà cập bến qua đêm, mặc dù thời gian lên kinh biến thành hơn mười ngày, nhưng đi chậm lại có chỗ tốt chính là không mệt, hành khách cùng thuyền phu cũng ung dung hơn rất nhiều.
Sau bốn ngày đi, thuyền bè đã tới Nhuận Châu, lúc này đã vào thời tiết cuối mùa thu, hai bên bờ sông còn có cây xanh nhưng xào xạc vắng lặng đã rõ ràng, đất đai bị bao phủ hiu quạnh, hoa màu đã thu hoạch, đồng ruộng trơ trụi, khắp nơi là từng bầy chim tước kiếm ăn.
Thuyền khách năm trăm thạch tốt nhất là ở điểm khoang thuyền tương đối nhiều, tổng cộng có bốn khoang thuyền, thuyền phu dùng một khoang, ba người bọn họ mỗi người một khoang thuyền.
Mặc dù khoang thuyền không lớn, chỉ có bốn năm thước vuông, nhưng mỗi khoang thuyền đều có cửa sổ nhỏ cùng bàn, ban ngày ngồi ở trên bàn học học tập, hoặc là ngắm phong cảnh, hành trình như vậy quả thật thích ý thoải mái.
Phạm Ninh đang ngồi ở trước cửa sổ đọc sách, bên bờ liên tục có mấy làng mạc, người đến người đi tương đối ồn ào.
Lúc này, cửa khoang thuyền mở ra, Tô Lượng từ bên ngoài đi vào, trực tiếp ngồi xếp bằng xuống bên cạnh bàn nhỏ đối diện Phạm Ninh.
- Trước mặt chính là huyện Kinh Khẩu rồi, huynh nói chúng ta có thể xuống đi thăm thú hay không?
Huyện Kinh Khẩu chính là Trấn Giang ngày nay, hôm trước lúc đi qua huyện Vũ Tiến, bọn họ cũng xuống đi dạo một vòng, Phạm Ninh suy nghĩ một chút hỏi:
- Đại Thọ có đi không?
Tô Lượng quệt miệng nói:
- Đầu trâu điên kia, phỏng chừng sẽ không đi đâu hết!
Tô Lượng cho rằng dùng trâu điên hình dung Lý Đại Thọ là thích hợp nhất, từ ngày đầu tiên lên thuyền, bọn họ cũng rất ít khi nhìn thấy Lý Đại Thọ, y tự giam mình trong khoang thuyền không biết ngày đêm luyện tập thư pháp, lúc sắc trời vẫn còn ở canh tư, đã nghe được thanh âm sang sảng học thuộc lòng, mỗi ngày nhiều nhất chỉ ngủ hai ba canh giờ, ánh mắt giống như bị luộc đến đỏ bừng.
Mặc dù Lý Đại Thọ luôn nói y phải vào kinh tự mình thử nghiệm khoa cử thi Tỉnh, nhưng ở kì thi Giải đã nếm được trái ngọt, Lý Đại Thọ đối với bản thân liền ôm một tia hy vọng, vừa lên thuyền liền bắt đầu đọc sách học tập như điên.
- Được rồi! Đợi một lát hỏi Đại Thọ, nếu y không chịu xuống thuyền, hai chúng ta đi xuống dạo một lát.
Thuyền lái vào huyện Kinh Khẩu, huyện Kinh Khẩu là trạm cuối cùng của thuyền bè vào Trường Giang, nơi này nghề vận chuyển hàng thủy cùng thương trữ (hàng cất vào kho) hết sức phát đạt, đường sông vận chuyển lương thực đầy thuyền bè lớn nhỏ chen chúc, trên bến khắp nơi có thể thấy được tấm biển cho thuê kho hàng, nhà cửa ở đây hầu như một nửa đều là kho hàng.
Ngoại trừ kho hàng, trên bến thuyền chính là các loại cửa tiệm, tiếp tế nước lương thực, tửu quán, khách điếm, kỹ viện, tiệm quan phác, quán ăn nhỏ, quán trà, tiệm tạp hóa vân vân, có chừng mấy chục cửa tiệm.
Quả nhiên không ngoài dự liệu của Tô Lượng, Lý Đại Thọ một mực cự tuyệt lời đề nghị mời y lên bờ, y tự định ra mục tiêu cho bản thân, mỗi ngày viết năm ngàn chữ, có thể nói, đến ăn cơm cũng phải vừa viết vừa ăn, làm gì có thời gian đi du ngoạn.
Phạm Ninh cùng Tô Lượng lên bờ, dọc theo bờ sông đi vào trong huyện, qua khỏi bến thuyền, không khí trong thị trấn rõ ràng trở nên lạnh tanh, gần như đều là dân cư, buôn bán rất ít, so với Ngô huyện, huyện Kinh Khẩu bất kể diện tích, nhân khẩu, phòng xá, buôn bán đều kém xa rất nhiều, đi qua không đến hai dặm, hai người đã không còn hứng thú đi tiếp nữa.
- Bên kia là Bắc Cố Sơn, chúng ta đi xem một chút?.
Tô Lượng chỉ vào ngọn núi nhỏ cách vài dặm đề nghị.
Bắc Cố Sơn chính là chỗ thân cận của Lưu Bị ở Đông Ngô, trên núi có Cam Lộ Tự, đứng ở trên đỉnh núi có thể nhìn ra Trường Giang xa xa, khí thế cuồn cuộn, được Lưu Bị tán thưởng là "Thiên hạ đệ nhất giang sơn".
Tân Khí Tật từng leo lên Bắc Cố Sơn, viết ra danh ngôn thiên cổ 'Nơi nào ngắm Thần Châu, đâu đâu cũng thấy phong cảnh Bắc Cố Lâu'.
Phạm Ninh nhìn sắc trời, đã gần trưa rồi, hắn liền cười nói:
- Chúng ta tìm một chỗ ăn cơm trưa trước, ăn cơm trưa xong thì lên núi.
Ăn trưa còn phải tới vùng lân cận bến thuyền, nơi này tụ tập bảy tám tửu lâu tiệm ăn, hai người đi tới trước tửu lâu tên là 'Bắc Cố Lâu', Phạm Ninh cười nói:
- Chọn nơi này đi!
Một gã tiểu nhị ân cần đón bọn họ vào tửu lầu, bên trong không ít thực khách, đại khái bảy phần kín chỗ.
Bọn họ không ngờ tìm được một chiếc bàn trống ở bên cạnh cửa sổ lầu hai, ngồi ở bên cửa sổ có thể thấy được thuyền khách của bọn họ.
- Hai vị tiểu quan nhân muốn ăn chút gì không, món nổi danh nhất của tiểu điếm là cá chua Kinh Khẩu, còn có vài món ăn Kinh Khẩu nổi tiếng, cá hấp đao, còn có cá chình nướng, nếu không muốn ăn cá, tiểu điếm còn có thịt lợn rừng, đùi thỏ, hươu và thịt nai.
Phạm Ninh và Tô Lượng tương đối thích ăn cá, bọn họ chọn ba món cá, lại thêm một địa nấm ma cô nướng, cùng thịt heo rừng nấu.
- Muốn uống chút gì không?
Phạm Ninh cười hỏi.
Tô Lượng ngẫm nghĩ một chút hỏi:
- Có rượu gì?
- Tiệm nhỏ có rượu gạo, rượu mơ, loại tốt nhất là rượu nếp Kinh Khẩu, là rượu nguyên chất, giá cả tương đối đắt một chút, một bầu rượu thì phải hai trăm văn tiền.