Gia Phụ Hán Cao Tổ

Chương 259: Người mà chó Trường An trông thấy cũng chạy.

Chương 259: Người mà chó Trường An trông thấy cũng chạy.

"A mẫu ~~~"

Khi Lưu Trường chạy vào Tuyên Thất Điện thì Lữ hậu vẫn xem số tấu biểu chẳng bao giờ hết.

Lữ hậu ban bố quá nhiều chính sách, vẻn vẹn ba tháng mà chính lệnh đưa ra nhiều hơn Lưu Doanh đưa ra mấy năm, mà những chính sách này tuy do quần thần thực thi, nhưng phương hướng vẫn nắm trong tay Lữ hậu. Lữ hậu chấp chính khác hẳn Lưu Doanh.

Lưu Doanh từng bước xóa bỏ rào cản với bách tính, để họ thoải mái phát triển nông nghiệp, kinh tế, không can thiệp vào chuyện nông thương, giảm thiểu gánh nặng cho họ, để quốc lực khôi phục. Còn Lữ hậu can dự vào tất cả, dùng chính sách để đẩy mạnh tốc độ khôi phục.

Lấy một ví dụ đơn giản, Lưu Doanh không cho phép quan lại làm lỡ chuyện nông canh, để bách tính yên tâm canh tác. Còn Lữ hậu hạ lệnh các quận huyện tiến cử nông dân ưu tú để biểu dương, còn đích thân viết thư khen ngợi. Tưởng tượng một người nông dân bình thường vì canh tác tốt mà được triều đình biểu dương là sự cổ vũ lớn cỡ nào?

Đồng thời bà còn lệnh, cho phép nông dân trốn vào núi rừng sông ngòi về quê cũ, còn trả lại nhà cửa đất đai, quan lại không được có hành vi kỳ thị quá khứ của họ, coi như những người khác. Điều này khiến nhiều bách tính trốn chiến loạn đã rời rừng núi, trở lại nhận Đại Hán thống trị.

Bà hạ lệnh quần thần lấy thân làm gương, phóng thích lệ thần, quan lại các nơi phải hạn chế nghiêm khắc số lượng lệ thần địa phương, cho họ về quê làm nông, phải nghiêm phong đại hộ thu nạp lệ thần.

Lại giảm bớt lượng lớn tướng sĩ, để họ về quê, ưu tiên cấp đất, an bài thỏa đáng, để địa phương lấy họ làm lại.

Lệnh chư hầu làm theo triều đình, không cho phép đặt ra luật riêng.

Nếu nói như thời Văn Cảnh thịnh trị lập cơ sở cho Hán Vũ Đế thì Lữ hậu chấp chính để lại cơ sở cho Văn Cảnh.

Chính bởi thế, lượng công tác của bà ở mức độ hoàn toàn khác Lưu Doanh, thức khuya dậy sớm, thi thoảng ra ngoài, tự mình kiểm tra, quần thần tới báo cáo cũng đếm không hết. Lưu Trường muốn cùng ba yên ổn ăn một bữa cơm là rất khó.

Nhận ra Lưu Trường tới, Lữ hậu đặt thẻ trúc xuống, hoạt động cổ, phát ra tiếng răng rắc.

Lưu Trường cười hì hì tới phía sau bóp vai cho Lữ hậu.

"Muốn bao nhiêu?"

"Không cần tiền."

"Đánh ai?"

"Không đánh!"

"Ồ!" Lữ hậu bấy giờ mới cầm thẻ trúc lên:

Lưu Trường nói nhỏ:" A mẫu, quận thủ các nơi nước Đường đều là người kiệt xuất, thế nhưng hiền tài đa phần kiêu căng vô lễ, tương lai con tới nước Đường, làm sao quản được họ?"

"Con muốn Tuyên Nghĩa à, không cho."

"A mẫu nói gì thế, nước Đường thiếu gì loại lừa bướng đó, con nghe nói Vương Lăng là người chính trực."

"Vậy ta không giúp được con, nếu con thuyết phục được ông ta thì cứ đưa đi, ông ta còn chẳng nghe chiếu lệnh của ta."

"Ha ha ha ha, chỉ cần có câu này của a mẫu là tốt rồi!" Lưu Trường mừng lắm, bóp vai cùng chăm chỉ:

Đột nhiên có cận thị đi vào báo Kiến Thành hầu tới cầu kiến.

Lát sau Lữ Thích Chi đùng đùng nổi giận đi vào, nói lớn:" Thái hậu, tên Tuyên Nghĩa đó không thể mặc kệ được nữa."

Ông ta nói tới đó thì nhìn thấy Lưu Trường phía sau Lữ hậu, thu lại lửa giận, cười nói:" Trường cũng ở đây à?"

Lữ hậu chẳng buồn nhìn ông ta:" Tuyên Nghĩa làm gì mà ngươi nổi giận như thế?"

"Trước đó mấy người Lữ thị được thái hậu sắc phong chưa lâu bị Tuyên Nghĩa bắt hết rồi. Thần phái người đi truyền lệnh, vậy mà hắn bắt luôn. Thần nghe nói Lữ Phẫn đã bị hắn giết, những người khác cũng bị đánh không còn ra dạng người ... Đang ở đại lao đình úy."

"Ồ, ngươi nghe ai nói?"

"Là lời giám chính đình úy Vương Điềm Khải." Lữ Thích Chi tức giận:" Vì sao không để Vương Điềm Khải làm đình úy chứ? Ông ta cũng là người chính trực, lại thân bên ta ..."

Lữ hậu ngẩng đầu nhìn chằm chằm, Lữ Thích Chi tức thì như bị bóp cổ, không còn âm thanh phát ra nữa, bà nói:" Nếu ta nhớ không nhầm, Kiến Thành hầu là trung úy, từ khi nào trung úy phụ trách cả người đình úy rồi."

Lữ Thích Chi cả kinh quỳ bái:" Thần không dám, chỉ là Tuyên Nghĩa ..."

"Trung úy làm tốt việc của mình là đủ, việc của đình úy ra sao, đình úy sẽ tấu cho ta. Còn có lần sau ngươi khỏi làm trung úy nữa."

Lữ Thích Chi sợ lắm, vội thỉnh tội, hậm hực rời đi.

Lưu Trường nhìn theo bóng lưng cữu phụ mà ngán ngẩm lắc đầu, cữu phụ tuổi càng cao càng hồ đồ. Nay a mẫu không cho người Lữ thị dùng cách xưng hô thân thích gọi bà, đều phải gọi thái hậu, điều này biểu đạt ý tứ rõ ràng, sao cữu phụ không nhìn ra?

"Chuyện này có liên quan tới con không?"

"Chuyện gì ạ?"

"Xem ra có liên quan rồi, vì sao bắt bọn chúng?"

"Đám người đó ngang nhiên quá mức, đi khắp nơi làm hỏng danh dự a mẫu, con cũng là một lòng hiếu thảo nên mới ..."

Lữ hậu không để ý tới thứ khốn kiếp này nữa, nhìn sang cận thị gần đó, bảo hắn đi gọi Vương Điềm Khải tới. Vị Vương Điềm Khải này tuổi không nhiều, từ theo Chu Lữ hầu Lữ Trạch chiến đấu, xưa nay quan hệ rất tốt với Lữ gia, giời gian trước nhờ thảo phạt Trần Hi có công, phong làm Lương quốc tướng, phò tá Lưu Khôi.

Sau khi Lữ hậu chấp chính liền đưa thân tín này từ nước Lương về, an bài bên cạnh Tuyên Nghĩa, cùng phụ trách chuyện đình úy.

Rất nhanh Vương Điềm Khải xuất hiện trong Tiêu Phòng Điện, người này rất cao, mặt mày chất phác, cung kính bái kiến thái hậu và Đường vương.

Lưu Trường cười hỏi:" Quý phu nhân nay còn ném áo không?"

Vương Điềm Khải sầm mặt, Lữ hậu không vui mắng:" Không được vô lễ với Vương tướng quân!"

Lưu Trường hỏi thế là có nguyên do, nghe nói vị tướng quân này tuy tác chiến dũng mãnh, là người cương liệt, nhưng có một khuyết điểm ... Sợ vợ! Năm xưa Cao hoàng đế đi khắp nơi tuần thị, từng làm khách ở nhà ông ta, nửa đêm nghe thấy tiếng đồ vật rơi xuống đất, vô cùng kinh ngạc.

Hôm sau Cao hoàng đế gọi Vương Điềm Khải tới hỏi :" Đêm qua trẫm nghe thấy tiếng động là sao?"

Vương Điềm Khải đỏ mặt đáp:" Thê tử thần ném áo."

Lưu Bang không hiểu gì cả:" Ném áo mà có tiếng động lớn thế à?"

Vương Điềm Khải hết cách đáp:" Thần ở trong áo."

Cao hoàng đế nghe vậy cười lớn.

Từ đó trở đi ông ta có danh hiệu tướng quân ném áo, tới nước Lương người ta gọi là quốc tướng ném áo. Nay à ... Là thành đình úy ném áo rồi.

Lữ hậu chỉ biết nói:" Con ta nghịch ngợm, mong tướng quân chớ trách tội."

Vương Điềm Khải lắc đầu:" Không dám, trước kia khi Cao hoàng đế còn, thường hỏi thế ..."

Lữ hậu mời ông ta ngồi trước mặt hỏi rất nhiều chuyện của đình úy, Vương Điềm Khỏi hói sao đáp nấy, khi hỏi tới chuyện Lữ thị, ông ta nghiêm túc đáp:" Đình úy đánh chết Lữ Phẫn, những người khác bị tù."

"Vì sao không báo đã đánh chết?" Sắc mặt Lữ hậu tức thì khó coi:

"Lữ Phẫn giết người cướp của, trước đó có thương cổ mất tích, đình úy phát hiện hắn liên quan tới chuyện này."

"Giết hay lắm." Lữ hậu đứng dậy:" Tuyên công dùng vào việc khác, sau này đình úy có lẽ do khanh phụ trách, khanh hãy nối tiếp Tuyên công, với loại ác đồ này, không thể nương tay, cho giết trước báo sau."

"Vâng!"

Vương Điềm Khải hành lễ, Lữ hậu ban thưởng xong cho ông ta lui.

Bấy giờ Lưu Trường mới phẫn nộ nói:" Biết ngay là thứ ác nhân, con nên bẻ chân tay chúng, đám hoàn khố đó không kẻ nào tử tế."

Lữ hậu hừ lạnh:" Mèo chê mèo dài đuôi à, con còn mặt mũi mà nói chúng hoàn khố, bình thường còn không thế sao?"

Lưu Trường hét lên:" Khác nhau chứ, con chưa bao giờ ức hiếp người khác, bọn con đều đem đồ trong nhà đi chia cho bách tính. Con ăn dê toàn từ nhà cữu phụ."

"Ừ, ừ, con là Trường An đệ nhất thiện nhân, chó Trường An trông thấy con cũng chạy."

Lưu Trường cúi đầu, làu bàu nhưng không phản bác.

"Trường, đám người Lữ thị này, quần thân không được đụng vào, nếu còn gặp loại chuyện như thế, con tự xử lý, dù giết cũng không sao."

Lưu Trường hỏi nhỏ:" Ai cũng được ạ? Kể cả cữu phụ?"

Vừa thấy a mẫu đổi sắc mặt là nó lao ngay ra khỏi Tiêu Phòng Điện, thoát một trận đòn.

.......... ..........


Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất