Gia Phụ Hán Cao Tổ

Chương 266: Đã có ta đỡ.

Chương 266: Đã có ta đỡ.

Lúc đó Đường vương đang ăn cơm với quần hiền.

Nhìn Phàn Kháng ở trước mặt mày ăn từng miếng thịt lớn, Lưu Trường cau mày chất vấn:" Kháng, vừa rồi ngươi ăn trước ta đấy à?"

"Dạ?"

"Ta còn chưa ăn sao ngươi đã ăn trước?"

"Đại vương bảo thần ăn ạ."

"Ngươi còn dám cãi à, ăn xong rồi chứ gì? Nào, ra đây luyện kiếm với quả nhân."

Phàn Kháng sững người chốc lát:" Đại vương, thần biết a phụ đánh đại vương nên đại vương muốn báo thù. Nhưng a phụ bất kính với đại vương thì liên quan gì tới thần? Vì cha mà đánh con, thiên hạ đâu có chuyện đó, đại vương là hiền vương mà."

"Năm xưa đại phu nước Tấn Kỳ Hề tiến cử chín kẻ thù của mình cho chủ, Cao hoàng đế cũng phong kẻ thù Ung Xỉ làm hầu."

""Đại vương sao có thể làm thế được chứ?"

Lưu Trường kinh ngạc:" Ngươi mà cũng biết Kỳ Hề à?"

Phàn Kháng thẳng lưng nói:" Thần muốn nói, thường ngày a phụ không thích thần nhất, đại vương đánh thần cũng vô ích, sao đại vương không đánh Thị Nhân, a phụ yêu thương nó lắm."

Phàn Thị Nhân đang cúi đầu ăn thịt bị nghẹn, nuốt trợn nuốt trạo:" Ca, đệ chưa từng có ý tranh đoạt tước vị với huynh, sao huynh lại mưu hại đệ?"

"Thị Nhân, đây gọi là giúp đệ làm trọn tiếng hiếu nghĩa, đệ vì a phụ và huynh trưởng mà ăn đòn, chẳng phải là cơ hội vang danh thiên hạ sao?"

"À, nguyện đem cơ hội này nhường cho đại ca."

Giả Nghị nhìn màn này ôm tim, học Loan Bố ngửa đầu nhìn trời, mỗi lần nghe quần hiền nói chuyện, hắn lại thấy tương lai Đại Hán tăm tối thêm một phần.

Đúng lúc này có người bẩm báo, nói có nho sinh cầu kiến.

Lưu Trường cười hỏi:" Có nho sinh dám chủ động tới đây cơ à?"

Cả đám cười rộ lên, Chu Thắng Chi nịnh bợ:" Nhất định là nghe thấy hiền danh của đại vương nên tới quy phục."

"Cho hắn vào."

Khi nho sinh đó đi vào Đường vương phủ, mười mấy ác thiếu gia nhìn chằm chằn, đứa nào đứa nấy để vũ khí ở bên. Đường vương ngồi ở thượng vị càng ngẩng cao đầu, hết sức ngông nghênh. Nho sinh liền có cảm giác đi vào ổ cường đạo, sau lưng tên đầu lĩnh cường đạo còn có tên quân sư đầu chó trẻ tuổi.

"Ngươi là ai?"

Mở đầu kinh điện của Lưu Trường không dọa được nho sinh, hắn đáp:" Thần là người của ngự sử."

"Ngươi tới đây làm gì?

Nho sinh nhìn trái phải, nói nhỏ:" Phụng lệnh ngự ..."

"Nói to lên, Thúc Tôn Thông để ngươi bị đói à?"

"Phụng lệnh ngự sử, mời Đường vương tới hoàng cung, sứ thần Nam Việt tới, có ý bất kinh."

"To gan, Triệu Đà chó má, ta biết ngay nước Triệu không có kẻ nào tốt." Lưu Trường mắng chửi đứng bật dậy:" Giả Nghị, đi mang khôi giáp của ta tới đây, Thắng Chi, đi dắt ngựa."

Giả Nghị vất vả mang khôi giáp Lưu Trường cất giữ ra, Lưu Trường tức thì chuẩn bị.

Còn lúc đó hỏi đáp kết thúc, Lưu Doanh lần thứ hai sắc phong cho Nam Việt vương.

Theo lễ pháp mà nói, Triệu Đà phải đích thân tới tiếp nhận sắc phong mới đúng, Triệu Đà thì chắc chắn không dám tới. Sắc phong không phải chuyện nhỏ, sứ thần ở nơi này phải an bài thỏa đáng, chuyện như thế phải do Thúc Tôn Thông làm.

Khi sứ giả theo thiên tử tới Trường Tín Điện, hắn rất vui, lần này đã hoàn thành lời dặn của đại vương. Triệu Đà phái hắn tới có hai mục đích, thứ nhất là nối lại quan hệ với Hán triều, thứ hai là thăm dò động tĩnh của Hán triều xem họ có năng lực nam chính không.

Dọc đường đi hắn quan sát tình hình Đại Hán rất kỹ.

Đây là lần thứ hai sứ giả tới đây, Hán triều đúng là trở nên giàu có, Nam Việt hoàn toàn không so được, Trường An càng vô cùng phồn vinh. Sứ giả không dám tin đây là Trường An hiu quạnh mà hắn từng tới. Quốc lực nước Hán đã tăng mạnh, nhưng thiên tử ... Mỗi lần hạ lệnh đều nhìn mẫu hậu, không đáng nhắc tới.

Còn về phần đám đại thần mà Triệu Đà sợ, đều tuổi cao sức yếu, chẳng còn lại mấy người cường tráng.

Sứ giả đang suy nghĩ thì chợt thấy một người sải bước đi tới, người này hẳn còn nhỏ vì mặt không có râu, nhưng vóc dáng cực cao lớn, thân mang giáp, eo gài kiếm. Đây là hoàng cung, khai quốc mãnh tướng còn không dám làm thế. Khôi giáp vô cùng hoa lệ, người đó mặc giáp nặng mà vẫn bước đi phăm phăm, chẳng mấy chốc đã tới gần.

Tới gần rồi sứ giả nhìn lần nữa, người này thần sắc cương nghị, bước chân ngông nghênh, căn bản không coi ai ra gì, đôi mắt càng hung dữ, làm người ta sợ hãi. Mà kỳ quái là, bộ dạng người này sao lại giống quân chủ của mình như thế?

Lưu Trường phát hiện ra ngay cái tên lấm lét đánh giá mình, nó trợn mắt nhìn chằm chằm.

Bị Lưu Trường nhìn như thế, sứ giả căn bản không dám nhìn lại, vội quay đầu đi, ánh mắt đó gây áp lực như một khắp sau sẽ giết người vậy.

Lưu Trường không nói gì cả, chỉ dùng ánh mắt ép lui sứ giả, tay đặt lên chuôi kiếm, đi tới bên Lưu Doanh.

Mà đám đại thần quanh thiên tử nhìn thấy cảnh đó thì thở dài, tên khốn kiếp này sao lại tới? Nam Việt quy phục khó khăn ra sao, lúc này mà gây chuyện thì làm sao?

Lưu Doanh hiếu kỳ nhìn đệ đệ, hâm mộ bộ khôi giáp kia, không phải hắn không có khôi giáp, cơ mà mặc không nổi. Lần trước nhìn thấy đệ đệ mặc giáp rất uy phong, hắn cũng lệnh thượng phương làm cho mình một bộ, nhưng mặc vào đi vài bước là đã thở hồng hộc, hôm sau đau lưng mỏi gối, hắn không dám mặc lần thứ hai nữa.

Thái hậu không tới, Hạ Hầu Anh đến gần Trần Bình hỏi nhỏ:" Cần ta tới bên đại vương không?"

"Không cần." Trần Bình trả lời rất ngắn gọn.

Thấy Trần Bình nói thế, Hạ Hầu Anh không nói gì thêm, Thúc Tôn Thông vuốt râu hài lòng.

Sứ giả lúc này không còn cười như trước, hắn đang nghĩ người đứng bên cạnh thiên tử là ai, Nam Việt rất lâu rồi không qua lại với Đại Hán, cho nên không biết tình hình nội bộ Đại Hán thế nào? Ai có thể đứng bên thiên tử còn mặc khôi giáp cầm vũ khí? Chẳng lẽ là thái tử? Không, tuổi thiên tử chưa lớn như vậy. Ngoại thích? Cũng không phải, sao ngoại thích dám ngang nhiên như thế?

Chư hầu vương à? Không đúng, chẳng phải nói mấy đệ đệ của thiên tử đều đã phong vương rồi à? Sao còn có phiên vương tuổi này ở lại Trường An

Lạ nhất là, vì sao người đó giống đại vương nhà mình như vậy? Còn giống hơn cả thái tử Triệu Thủy nữa, chẳng lẽ đại vương có chuyện phong lưu nào đó bên ngoài.

Lưu Doanh đứng trong gió thẳng tắp, có đệ đệ ở bên mang đến cho hắn dũng khí cực lớn.

Thúc Tôn Thông bắt đầu chủ trì sắc phong, tướng sĩ nam quân uy nghiêm đứng trước mặt mọi người.

Khi nghi thức sức phong tiến hành một nửa, gió đột nhiên lớn lên.

" Rắc ~~~"

Theo cùng tiếng động lớn, cột gỗ dựng cờ nha môn thiên tử đổ xuống, quần thần cả kinh, Lưu Doanh mở to mắt luống cuống.

Vào thời đại đó, cờ đổ là chuyện không lành, bao hàm ý nghĩa chiến bại, cùng với ... Giá băng. Lá cờ này chỉ khi nào thiên tử xuất hành, đại quân xuất chinh hoặc nghi thức trọng đại mới dùng.

Thúc Tôn Tông nhìn cờ nha môn đổ xuống, toàn thân lạnh ngắt, nói không thành lời. Sứ giả nhìn cằm chằm cột cờ, nửa kinh ngạc, nửa mừng rỡ.

Đúng lúc này một người xông tới bên cột cờ, chính là thiếu niên vừa rồi đứng bên cạnh thiên tử, sứ giả cúi đầu cười thầm. Lưu Trường đưa tay ra ôm lấy cột cờ, Hạ Hầu Anh đứng xa hơn tới chậm một bước, định giúp nhưng Lưu Trường húc ông ta ra.

"A ~~~~~~~~~~"

Lưu Trường rống một tiếng káo dài, là cờ nha môn mà bình thường ba bốn người hợp lực mới đỡ được, không ngờ bị Lưu Trường từ từ nâng lên.

Từ thiên tử, quần thần, tướng sĩ đến sứ thần lúc này đều nhìn Lưu Trường há hốc mồm, không nói nổi câu nào.

Lưu Trường cắn chặt răng, dùng hết sức bình sinh, cùng với tiếng hét của nó, cột cờ bị nó từ từ nâng lên, nó đá văng giá gỗ phía trước, tự mình ôm cờ, quát:" Ta đỡ, tiếp tục!"

Thúc Tôn Thông nhìn cảnh đó mà rùng mình, môi run run chuẩn bị đọc tiếp.

Khi phương nam không ngừng điều động quân sự, làm ra vẻ muốn thảo phạt Nam Việt, Triệu Đà không sợ, chiêu binh mãi má, đợi quân Hán tới. Thế nhưng Đại Hán liên tục hai năm không đánh, chỉ làm ra vẻ muốn đánh, Triệu Đà vừa buông lỏng thì nghe nói quân Hán nhập cảnh, chuẩn bị đánh thì đối phương quay về.

Cứ thế Triệu Đà chịu không nổi.

Nước Nam Việt quốc thổ không nhỏ, nhưng thực lực kém xa Đại Hán, khả năng không bằng nước Đường, chỗ dựa chẳng qua là địa lý hiểm yếu. Nhưng mấy năm qua Đại Hán liên tục chiêu mộ sĩ tốt phương nam, dựa vào địa hình khí hậu đói phó với kẻ địch không đáng tin nữa.

Triệu Đà nghĩ mãi, thấy hiện phải lúc trở mặt với triều Hán, liền phái sứ giả tới, triều cống trở lại.

Khi sứ giả vào Tuyên Thân Điện, thiên tử ngồi ở thượng vị thái hậu ở bên trái, các trọng thần ngồi dưới

Sứ giả hành lễ bái kiến, bắt đầu nói Nam Việt vương bị oan, cái gì mà cống phẩm bị tặc khấu cướp mất, cái gì mà bị người ta gièm pha, thuận tiện biểu thị lòng trung thành với Đại Hán.

Thiên tử mừng lắm, cho sứ giả đứng dậy ban ngồi, hỏi tình hình nước Nam Việt.

Sứ giả vừa đáp vừa đánh giá tình huống xung quanh, thiên tử người gây gò, hốc mắc sưng phù, bộ dạng buông thả quá độ. Thái hậu nghiêm mặt không nói gì, quần thần đều là lão hủ, tóc hoa râm, không được uy vũ như trước. Đây là thời khắc Đại Hán thay máu, những mãnh nhân theo Cao hoàng đế chinh chiến đã già, mang tới cảm giác già nua.

Rõ ràng là đế quốc mới tinh mà lại mang đến cảm giác đó.

Sứ giả yên tâm rồi, không còn bất an như mới đầu, trả lời câu hỏi của thiên tử.

"Nam Việt nghèo khó, nhưng trên dưới một lòng. Nam Việt ít người, nhưng phần đông dũng mãnh ..."

Lời nói của sứ giả làm người ta thấy không thoải mái, mơ hồ có ý thị uy, sắc mặt Thúc Tôn Thông ngày một bất thiện, khi thiên tử bày tiệc chiêu đãi sứ thần, ông ta gọi chúc quan tới, dặn dò vài câu.

Trước đó vì Nam Việt vương không phái sứ thần tới, Đại Hán thu hồi ấn tín phong hiệu của Triệu Đà, không thừa nhận chư hầu vương này nữa.

Nay Nam Việt vương tặng kỳ trân dị bảo, biểu thị vĩnh viễn trung thành, Lưu Doanh tất nhiên vui vẻ thừa nhận Triệu Đà, dù Đại Hán căn bản không quản lý nổi Nam Việt.

......... ...........

Chắc mọi người đều biết chuyện vua Quang Trung muốn đòi lại Lưỡng Quảng chứ? Thậm chí ông viết thư sang nhà Thanh nói điều này. Cơ sở nào vua Quang Trung làm thế? Chính là thời đó coi Triệu Đà là một triều đại của nước mình.

Bây giờ chúng ta không thừa nhận Triệu Đà nữa rồi, điều này tương ứng với việc gì mọi người cũng hiểu.


Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất