Chương 269: Nguyệt thị nguy rồi.
Tào phu nhân biết Tào Tham đi là để nhường không gian cho hai mẹ con, dù sao như thế dễ nói chuyện hơn, nhưng chuyện này đâu phải bà chưa nói, giờ đành nói lần nữa:" Nghe a phụ con đi, bọn ta không hại con đâu, người lần trước a phụ con an bài không tệ.
Tào Xu lơ đi, Tào phu nhân do dự một lúc, nói:" Khi a phụ con còn nhỏ cũng luôn quấn lấy người lớn hơn, đó là chuyện bình thường, có điều thiếu niên thích thiếu nữ, đợi Trường nhiều tuổi rồi sẽ không nhớ chuyện này nữa ... Hiểu chưa?"
"Con biết, con chỉ không muốn kết hôn mà thôi, không liên quan tới người khác." Tào Xu quật cường nói:
Tào phu nhân thở dài: "Sao lại không liên quan ... Dù là nó thực sự có tình với con, con phải biết, đại tỷ con là hoàng hậu, nhà ta không thể bình yên như trước kia đâu, nếu con mà còn gả cho chư hầu vương ... Hơn nữa còn là thế lực lớn nhất, vậy sao được? Ta nghe nói, thái hậu muốn gả Phàn gia nữ cho nó ... Chưa nói cái khác, chẳng lẽ con muốn làm thiếp? Hay để do nữ của thái hậu làm thiếp?"
"Con thích thì thiếp cũng không sao, con không thích, làm hoàng hậu cũng không cần." Tào Xu mãi mới chịu nói:
Tào phu nhân chỉ biết ngây ra nhìn nữ nhi.
Lưu Trường không hề biết một màn diễn ra ở Tào phủ, nó uống say rồi, ngồi tại chỗ thở dốc, khôi giáp ném sang bên.
Lúc này Trương Bất Nghi vội vã đi vào, tới bên Lưu Trường:" Đại vương, nước Đường gửi thư tới, Hung Nô bình định Đinh Linh, Nguyệt Thị sắp gặp nạn rồi."
"Mạo Đốn đến rồi à? Sao không bái kiến quả nhân?" Lưu Trường lè nhè hỏi:
Trương Bất Nghi cười khổ, xem ra chuyện này chỉ có thể đợi mai hẵng tới báo với đại vương, hắn xoay người muốn đi bàn bạc với những xá nhân khác. Lưu Trường kéo hắn lại:" Ngươi nói rõ chút, Mạo Đốn đâu?"
"Không sao, đại vương cứ nghỉ ngơi trước đi."
Lúc này Giả Nghị cũng đi tới, giúp đỡ đại vương, Trương Bất Nghi mắng:" Ngươi vừa đi đâu?"
"Tên kia nôn lên người ta, ta đi thay y phục."
"Đại vương thế này không về hoàng cung được nữa, đưa đại vương đi nghỉ đi.
Giả Nghị dìu Lưu Trường vào phòng trong, đỡ nó nằm xuống, Lưu Trường say tới không biết gì. Giả Nghị đang định đứng lên thì Lưu Trường ôm lấy, làm hắn không đứng dậy được.
Lưu Trường đột nhiên thấp giọng lẩm bẩm.
Giả Nghị hồ nghi nhìn Lưu Trường:" Đại vương nói cái gì?"
“Mạo Đốn, chơi chết con mẹ ngươi …”
Giả Nghị bị ngay hai tai lại, miệng liên tục lẩm bẩm, không nghe, không nghe, không nghe.
Hôm sau.
Khi Lưu Trường miễn cưỡng bò dậy, đầu vẫn nhâm nhẩm đau
Lưu Trường dụi mắt nhìn xung quanh.
Sao mình chưa về cung?
Lại nhìn y phục của mình, Lưu Trường thở dài, đám xá nhân thật không đáng tin mà, Lưu Trường hay dùng ống tay áo lau miệng, uống rượu hay vương ra vị trí ngực. Vì thế Lữ hậu chưa bao giờ để nó mặc áo trắng, theo lời bà nói: Con mà mặc áo trắng nửa canh giờ thì biến thành áo đen.
Bản thân Lưu Trường thích mặc áo đỏ, như lửa ấy, cưỡi ngựa chạy, khỏi nói uy phong cỡ nào.
Người phía đất Yên thích áo trắng, thi thoảng có thương nhân đất Yên tới Trường An, thương cổ Trường An một khi không bán được như họ sẽ trào phúng họ trong nhà có tang còn đi làm ăn.
Khi Lưu Trường rời phủ, mấy xá nhân đang nghiêm túc bàn bạc gì đó.
Lưu Trường ngáp to, mấy xá nhân vội đứng dậy bái kiến, Lưu Trường cười đáp lễ, ngồi một bên ăn cơm.
"Đại vương, mời rửa ráy trước."
"Rửa rồi."
"Đại vương!"
"Thật lắm chuyện, ở hoàng cung có a mẫu quản, ở nơi này có các ngươi ..." Lưu Trường làu bàu đứng dậy rửa ráy, sạch sẽ rồi thay y phục rồi mới ngồi xuống:
Đợi đại vương ăn sơm xong, Trương Bất Nghi mới nói:" Đại vương, Hung Nô đã bình định Đinh Linh, Nguyệt Thị liên tiếp phái sáu sứ thần tới nước Đường, xen tương trợ."
"Hả? Chuyện từ bao giờ?"
"Tối qua ạ."
"Ái dà, vì sao không nói sớm?"
Giả Nghị nghiêm mặt, không vui nói:" Đại vương, sau này đừng uống rượu nữa, đại vương uống rượu vào, miệng không giữ gìn gì cả, đêm qua ở trong phủ la hét cả đêm, nói chuyện Mạo Đốn, miệng toàn lời ô uế, thần không thể thuật lại. Khi thái hậu phái người tới thăm, đại vương tiếp tục la hét với nội thị ..."
"Có chuyện này à?" Lưu Trường chẳng nhớ gì cả:" Bỏ đi, bỏ đi, sau này không uống nữa. Bất Nghi, ngươi nói tỉ mỉ cho ta xem, không phải nói Đinh Linh có mấy vạn tinh kỵ, còn muốn cùng chúng ta giáp công à? Sao đột nhiên lại thua rồi?"
"Đại vương, Mạo Đốn phái tử sĩ đi Đinh Linh, giấu chùy thủ trong người, trên yến hồi tập kích giết chết thủ lĩnh Đinh Linh. Ba nhi tử của ông ta không báo thù cho cha mà tranh nhau vị trí thủ lĩnh, Mạo Đốn sau đó dẫn đại quân tấn công, bình định được rất nhiều bộ lạc của Đinh Linh.
"Không đúng, kẻ địch phái sứ thần tới, chẳng lẽ không kiểm tra có mang vũ khí theo không à?"
"Chuyện này ... Có lẽ là do người Hung Nô giỏi giấu vũ khí, hoặc có lẽ người Đinh Linh sơ ý."
"Vậy thì Nguyệt Thị nguy hiểm rồi, không có ai níu chân, Mạo Đốn có thể dùng đại quân tấn công ... Nếu mất đi Nguyệt Thị níu chân, Mạo Đốn sẽ một lòng đối phó với chúng ta, phải nghĩ cách. Đi nào, tới bái kiến sư phụ ta."
Lưu Trường vội đứng dậy, dẫn mọi người rời phủ.
Nhìn Lưu Trường vội vàng chạy vào phủ Hàn Tín, Loan Bố nói với mọi người:" Đại vương tuy tự phụ, nhưng gặp việc lớn biết hỏi hiền nhân, không lỗ mãng ra quyết định, đây là ưu điểm của đại vương."
Trương Bất Nghi gật đầu:" Đại vương chính là hiền vương. Cao hoàng đế từng nói bản thân mưu lược không bằng a phụ ta, tác chiến không bằng Hoài Âm hầu, trị quốc không bằng Tiêu tướng, nhưng thắng được Hạng Vũ là nhờ biết dùng ba người đó. Đại vương há chẳng phải như vậy sao?"
Nghe bọn họ bàn luận, Giả Nghị cười nhạt.
"Giả xá nhân vì sao cười?
"Không cười, các vị nói đúng, đại vương tuy thích bốc phét, làm việc lỗ mãng, hay khoe khoang, trộm gà bắt chó, nói không giữ lời, ngang ngược vô lý, không thích sạch sẽ, ỷ thế khinh người, không kính già, không yêu trẻ ... Nhưng ngài vẫn là một hiền vương."
"Khụ, khụ, đại vương dù sao còn nhỏ, đợi người lớn thêm vài tuổi sẽ không thế nữa."
Còn trong thư phòng Hàn Tín, nghe Lưu Trường mới sáng sớm đã tới tìm mình, bẩm báo chuyện ở thảo nguyên, Hàn Tín không vui.
Không phải Hàn Tín giận Lưu Trường, ông thấy đám người thảo nguyên làm việc quá chán, thủ lĩnh bộ lạc lớn, để ở Trung Nguyên cũng là chư hầu vương, thế mà bị sứ thần địch giết? Ông ta chết như thế thì người Hung Nô có thể ra tay rồi, không bị giáp công ba mặt nữa, chỉ cần đưa hai tay ra, yên tâm đối phó với hai kẻ địch trước mặt.
"Trường, nước Đường tuy có khởi sắc, nhưng chưa đạt tới mức có thể đánh với Hung Nô ở tái ngoại. Mạo Đốn dồn ép Nguyệt Thị, đại khái cũng là muốn ép chúng ta xuất chiến. Thế lực của nước Đường, tập kích quy mô nhỏ còn được, nếu đại quân xuất kích là trúng kế Mạo Đốn."
"Đệ tử biết, nhưng Nguyệt Thị không ngừng cung cấp chiến mã cho chúng ta, nếu chúng ra không làm gì cả sẽ khiến Nguyệt Thị rời xa, các bộ lạc đang quan sát cũng không muốn kết minh với chúng ta nữa."
"Trên đời này không có chuyện gì là lưỡng toàn kỳ mỹ, phải lừa chọn, lấy cái gì, bỏ cái gì. Giờ chuyện ngươi có thể làm là chuẩn bị một con đường cho Nguyệt Thị, để nước Đường tiếp nạp người Nguyệt Thị ... Nếu cần thì phái sĩ tốt tới nghênh tiếp họ, hộ tống bọn họ, nhưng tuyệt đối không thể ra tái ngoại chinh chiến." Hàn Tín lắc đầu chỉ bảo:" Nhưng cũng không thể để bộn chúng sống quá thoải mái ... Ngươi biết đánh Hung Nô phải xuất binh nơi nào không?"
"Đương nhiên là Long Thành của bọn chúng, đoạt nơi bọn chúng thờ cúng."
"Không đúng, phải đoạt vùng Hà Nam trước." Hàn Tín giải thích:" Năm xưa Tần phái Mông Điềm thảo phạt Hung Nô, lấy đất Hà Nam, thiết lập nhiều doanh trại, khiến Hung Nô không dám nam hạ chăn ngựa .... Sau thiên hạ đại loạn, Mạo Đốn quật khởi, Hung Nô lần nữa đoạt về Hà Nam. Bởi thế cũng mới có thể mặc sức cướp bóc Đại Hàn mà không kiêng kỵ gì. Mục tiêu đầu tiên của nước Đường phải là đất Hà Nam."
Hà Nam và Hàn Tín nói là vùng Hà Sáo, trên lịch sử vị tướng quân Đại Hán đoạt về Hà Sáo, nhờ đó lập công lớn, tên là Vệ Thanh.
Lưu Trường nghe rất chăm chú Hàn Tín định ra chiến lược tiếp theo cho nước Tần, nói đơn giản chính là "Đoạt đất Hà Nam, đả thông Tây Vực."
Nói thì đơn giản, nhưng thực sự làm được không phải dễ, muốn hoàn thành hai việc này thì điều kiện đầu tiên là phải đánh vạn mấy chục vạn kỵ binh của Mạo Đốn. Mạo Đốn vô cùng coi trọng đất Hà Nam, thậm chí thường đích thân hạ trại ở đó, rình rập nước Đường, khi hắn viễn chinh để nhi tử tiếp tục đóng ở đó.