Vấn đề chỉ có một, giải quyết vấn đề khoản vay của công ty tín dụng Hoài Khánh.
Năm 98 đã thanh lý tất cả các quỹ tín dụng nông thôn làm cho cả tỉnh An Nguyên gặp một cơn lốc không hỏ. So sánh mà nói thì việc này ở Ninh Lăng bởi vì trước đó gặp vấn đề, vì thế nên sớm giẫm phanh lại Năm 98 khi Trung ương có chính sách rõ ràng thị việc xóa bỏ quỹ tín dụng nông thôn của Ninh Lăng cũng không tạo thành chấn động quá lớn.
Nhưng tình hình Hoài Khánh lại khác. Các quỹ tín dụng thuộc quận, huyện của Hoài Khánh năm 97 phát triển đến thời kỳ đỉnh cao. Mặc dù tỉnh đã không ngừng yêu cầu các thành phố, Thị xã quản lý chặt quỹ tín dụng, nhưng do lợi ích kích thích nên quỹ tín dụng ở Hoài Khánh vẫn phát triển mạnh. Đến năm 98 khi chính sách của Trung ương được đưa ra thì tất cả mới dừng lại.
Quỹ tín dụng của xã, thị trấn, quận, huyện ở Hoài Khánh có ở khắp nơi, gần như từng xã, thị trấn đều quỹ tín dụng nông thôn của mình, thậm chứ vài cấp thôn cũng có quỹ tín dụng, lịch sử kinh doanh cũng tầm 10 năm, quy mô có lớn có nhỏ, hiệu quả kinh doanh khác nhau. Chẳng qua hầu hết đều có tình hình kinh doanh kém, mất đi ý nghĩa giúp đỡ nông thôn trước đây, ngược lại nó phát triển thành tổ chức tài chính chuyên môn, hơn nữa hầu hết đối tượng cho vay lại là các công ty, nhà máy.
Chính sách dẹp bỏ quỹ tín dụng nông thôn vừa được đưa ra đã tạo thành cơn lốc lớn. Quỹ tín dụng chỉ có hai con đường để đi, có thể thỏa mãn thì nhập quỹ tín dụng nông thôn vào quỹ tín dụng chung của xã, thị trấn, sau đó do chính quyền phụ trách thu hồi khoản vay.
Cơn gió lốc này làm cho các quận, huyện ở Hoài Khánh lập tức rơi vào vực sâu. Có thể dựa vào bản thân mà thỏa mãn sát nhập vào quỹ tín dụng nhà nước là không có mấy, hầu hết đều cần phải có tài chính của huyện xã giúp quỹ tín dụng nông thôn, hoặc là do chính quyền trực tiếp tiếp nhận.
Mà tài chính cấp xã, thị trấn vốn không nhiều, căn bản không thể bỏ ra nhiều tiền như vậy, tất cả áp lực tập trung lên chính quyền huyện. Mà chính quyền quận, huyện cũng không có cách nào gánh vác tài chính lớn như vậy, chỉ có thể xin tiền trên Thị xã, tỉnh mà thôi.
Tài chính Hoài Khánh vì thế đã cung cấp khoản vay gấp cho các quận, huyện gần 200 triệu, đây còn chưa tính tới việc các quận, huyện cũng vay 300 triệu tiền chuyên môn của tỉnh.
Chẳng qua đây không phải việc Triệu Quốc Đống cần chú ý, đó là việc năm trước. Bây giờ Trần Anh Lộc và Hà Chiếu Thành muốn cùng Triệu Quốc Đống bàn về vấn đề công ty tín dụng Hoài Khánh.
Theo cơn gió lốc xóa sổ cơ cấu quỹ tín dụng nông thôn thì không tránh khỏi lan tới hệ thống tài chính khác. Công ty tín dụng Hoài Khánh chính là vì như vậy mà dần trồi lên mặt nước, đây là một quả bom nổ chậm, có lẽ sẽ tạo ra nguy cơ xã hội không thể đoán trước.
- Chúng ta bây giờ cần làm chính là nghĩ biện pháp lấy lại các khoản vay của công ty tín dụng?
Triệu Quốc Đống một bên nghe Cục trưởng cục Tài chính Cố Hiểu Bằng giới thiệu về công ty tín dụng, một bên nhíu mày nói.
Mặc dù năm trước hắn đã tới cục Tài chính kiểm tra công việc, nhưng cũng không phải mảng của công ty tín dụng. Tất nhiên người của cục Tài chính cũng không cho rằng đây là vấn đề của cục Tài chính, mà là vấn đề của cả Thị ủy, chính quyền Thị xã Hoài Khánh. Mặc dù danh nghĩa là do cục Tài chính quản lý, nhưng khi thành lập công ty tín dụng thì do Thị ủy quyết định, cục Tài chính chỉ quản lý mà thôi. Còn nhân viên của công ty này lại đến từ đủ các ngành, không phải một mình cục Tài chính.
- Năm ngoái sau khi Trung ương đưa ra chính sách này, Thị xã cũng cảm thấy công ty tín dụng có nhiều vấn đề cho nên cũng dự định trước và muốn chỉnh đốn công ty tín dụng. Không ngờ vừa điều tra liền thấy quy mô không nhỏ, vấn đề không ít.
Cố Hiểu Bằng lúc ấy ngồi ở chức Phó cục trưởng cục Tài chính và bị bỏ xó. Nhưng nhờ bị bỏ xó nên y không dính gì tới công ty tín dụng, cho nên mới tránh khỏi bị cuốn vào. Công ty tín dụng vừa điều tra liền phát hiện rất nhiều lỗ thủng, hơn nữa Cục trưởng trước do dính vào vụ án nên đã phải mất chức.
- Đây là điều khó có thể tránh khỏi. Công ty tín dụng loại này về bản chất không khác quỹ tín dụng nông thôn là mấy, cũng chính là quy mô và đối tượng cho vay lớn hơn mà thôi. Loại công ty thiếu nhân viên quản lý tài chính chuyên nghiệp và cơ chế giám sát, lại dễ bị quyền lực hành chính ảnh hưởng thì kết quả chính là có nhiều khoản vay không đòi được.
Triệu Quốc Đống đương nhiên hiểu rõ loại công ty tín dụng này nếu bị lãnh đạo có quyền lực yêu cầu thì sẽ cho vay ngay, muốn cho ai vay thì cho, ý thức nguy hiểm hoặc là thế chấp thì chỉ cần một câu của lãnh đạo là bỏ sang bên. Công ty loại này thiếu cơ chế giám sát và thẩm định, nguy hiểm tăng nhiều. Đến cuối cùng nó là lấy khoản này bù khoản kia, cuối cùng do tài chính chính quyền bù đắp.
- Quốc Đống nói đúng, lúc đầu tôi cũng có ý kiến về việc thành lập công ty tín dụng này, nhưng lãnh đạo chủ yếu lúc đó ngoảnh mặt làm ngơ, vì thế mới xuất hiện lỗ thủng lớn như vậy. Bọn họ tiêu tiền loạn lên, nhưng bây giờ Đảng ủy, chính quyền chúng ta phải gánh vác.
Hà Chiếu Thành cũng ghét cay ghét đắng công ty tín dụng này. Công ty tín dụng này chính là những khoản nợ khó đòi, khoản nợ và tài sản so sánh thì đã chênh nhau hơn 100 triệu.
- Tài sản và khoản nợ bây giờ về cơ bản đã tính ra, chúng tôi đã sơ bộ sửa lại một chút có lẽ hy vọng thu được khoảng 60 triệu, có khoảng 40 triệu là rất khó đòi. Nhưng nếu như cố gắng thì vẫn có thể thu hồi.
Cố Hiểu Bằng nói.
- Căn cứ theo lời hứa của Thị xã chúng ta với tỉnh năm trước thì đến tháng sáu năm nay công ty tín dụng sẽ cùng đóng cửa với tất cả quỹ tín dụng nông thôn. Trước đó Thị xã dồn chủ yếu tâm trí vào vấn đề quỹ tín dụng nông thôn, tập trung lực lượng giúp các quận, huyện hoàn thành nhiệm vụ, cho nên công ty tín dụng thì chỉ có thể tích cực điều tra, xác minh tình hình, còn không đưa ra ý kiến xử lý. Ý của tôi là tham khảo phương thức của quỹ tín dụng nông thôn, phải nhanh chóng đưa ra biện pháp giải quyết, nghĩ mọi cách thu hồi nợ, gom góp lại tài chính.
- Cục trưởng Cố, anh định làm như thế nào? Có phải định chia làm ba đến năm năm để đòi lại tiền không, còn đâu Thị xã bỏ ra trước?
Triệu Quốc Đống hỏi một câu.
- Thị trưởng Triệu, không phải như vậy, tài chính Thị xã chúng ta sao có thể thoáng cái bỏ ra nhiều tiền như vậy? Năm ngoái vì các quận, huyện hợp nhất các quỹ tín dụng nông thôn thì Thị xã đã bỏ quá nhiều tiền, ngoài ra tài chính Thị xã cũng đang cân nhắc chuyển xuống các quận, huyện để bọn họ đảm bảo được vận động, nếu không sẽ ảnh hưởng đến ổn định xã hội. Tài chính năm nay sợ là còn khó hơn năm trước. Bí thư Trần, Thị trưởng Hà, Thị trưởng Triệu, mấy vị lãnh đạo ở đây nên tôi xin nói trước là cần chuẩn bị trước, nếu không tạm thời không bỏ ra được tiền thì sẽ có vấn đề.
Cố Hiểu Bằng nhìn ba vị lãnh đạo rồi trầm giọng nói.
Trần Anh Lộc và Hà Chiếu Thành không nhịn được thở dài một tiếng.
Cổ Diệu Hoa làm loạn chính trường Hoài Khánh, chỉ riêng mấy việc đã làm hai người đau đầu, vậy mà còn gặp chính sách đóng cửa quỹ tín dụng nông thôn của Trung ương. Hoài Khánh lại là Thị xã phát triển quỹ tín dụng nông thôn nhất tỉnh An Nguyên, thoáng cái làm như vậy khiến cho chẳng những các công ty, nhà máy gặp khó khăn, hơn nữa chính quyền xã, huyện cũng có nhiều khoản nợ lớn. Sơ bộ đánh giá không có năm năm căn bản không thể đắp được lỗ thủng lớn mà quỹ tín dụng nông thôn mang tới. Năm năm này các quận, huyện của Hoài Khánh đúng là sẽ thiếu hụt tài chính trầm trọng. Ngoài ra còn cả công ty tín dụng nữa chứ, muốn đắp hết lỗ thủng thì đúng là phải bán máu.
Bốn người thảo luận một lúc về vấn đề tài chính. Triệu Quốc Đống năm trước khi đến cục Tài chính thì biết tài chính của Hoài Khánh thực ra không ít, nhất là trụ cột sản xuất công nghiệp ở đó nên tiền thu được thuế không ít, nhưng quỹ tín dụng nông thôn bị xóa sổ đã hút hết xương tủy của sản xuất công nghiệp Hoài Khánh. Ngoài mảng công ty nhà nước ra thì còn các nhà máy tập thể xã thị trấn cũng rất khó khăn. Nhìn Hà Chiếu Thành mặt mày nhăn nhó như thế kia thì hắn biết mình là Phó thị trưởng thường trực phụ trách tài chính sẽ không thoát được quan hệ.