Song khán tương, song khán tương, xem sinh tử, độ âm dương, người dương còn sống tránh đi, người âm chết rồi đi luân hồi, trên dưới mười tám câu hỏi, một câu một âm ty.
Tôi không biết vì sao trong đầu đột nhiên xuất hiện câu nói này, nhưng nó cứ như vậy không dấu hiệu báo trước hiện lên trong đầu tôi, còn rất rõ ràng, thật giống như đã khắc sâu vào trong tâm trí tôi từ lâu, tôi không biết những câu nói này đã bắt đầu bám rễ vào trong não tôi từ bao giờ, cũng không biết mình đã học được những lời này trong tình huống gì, nhưng nó cứ như vậy mà nhảy ra ngoài!
Cảm giác này tôi tin mọi người cũng từng có, đã rất lâu rồi bạn không nhắc tới một việc, nhưng chỉ cần ngẫu nhiên có cơ hội, để bạn nhìn thấy thứ gì đó liên quan đến việc kia, bạn sẽ lập tức nhớ ra sự kiện liên quan, hiện tại tôi đang có cảm giác như vậy, tôi nhớ rõ hình ảnh hiện tại dường như đã từng trải qua, nhưng, lại không nghĩ ra tốt cuộc đã trải qua ở nơi đâu.
Lúc đầu tôi còn cho rằng là lúc ông nội dẫn tôi lên thị trấn xem dương hí, những câu chữ này đã in sâu vào đầu tôi,những nghĩ cẩn thận lại sẽ phát hiện không đúng, lúc đó tôi còn quá nhỏ, căn bản không thể nhớ được những thứ này, hơn nữa trong ấn tượng của tôi, ông nội cũng chưa từng dậy tôi mấy thứ này, bởi vì mấy thứ này trong mắt bố tôi là mê tín dị đoan phong kiến, bố tôi tuy rằng cũng tin, nhưng lại không có phép tôi tiếp xúc, một khi ông ấy phát hiện ông nội lén lút dạy tôi mấy tư tưởng đó, nhất định ông ấy sẽ cãi cọ với ông nội.
Bởi vậy. Mấy thứ này tuyệt đối không phải ông nội dạy cho tôi, ít nhất sẽ không quang minh chính đại dạy tôi, bởi vì trong trí nhớ của mình, tôi hoàn toàn không tìm thấy có một sự kiện nào như thế này.
Sau khi ông bác chèo thuyền dùng hai lá bùa bịt tai tôi lại, tiếng khè nhị hồ , xô- na cùng với tiếng trống trên sân khấu lập tức biến mất, không chỉ có thế, tôi thậm chí còn cảm nhận thấy cả thế giới đều trở nên thanh tĩnh, đưa mắt nhìn, tuy rằng có đầy người âm đứng phía dưới, nhưng lại như đang diễn một vở kịch câm, tôi không nghe thấy bất cứ âm thanh nào!
Tôi không biết vì sao tôi biết đoạn tiếp theo của khúc hát, hơn nữa dù đã cách nhiều năm, nhưng chỉ nghe một lần, đã lập tức nhớ ra tên của khúc hát, đây không chỉ đơn giản là biết, tôi cảm thấy trước đây mình đã nghiên cứu sâu về hí khúc, nhưng lúc học đại học tôi biết, tôi chỉ một lòng vùi đầu vào sách vở trên trường, làm gì có thời gian đi nghiên cứu những thứ khác? Về phần trước lúc lên đại học, càng không có lý tưởng cho riêng mình, cho nên cũng không thể đi nghiên cứu những thứ này.
Vậy thì, tôi vì sao lại nhớ rõ ca từ như thế?
Vấn đề này hiện tại tôi rất muốn biết, nhưng điều kiện không cho phép.
Tôi thấy ông bác chèo thuyền đứng bên tay trái tôi, giơ tay vỗ mạnh lên trán tôi, mấy giâu sau, tôi với quay đầu lại liếc nhìn sâu khấu một cái, sau đó lắc lắc đầu, giật mạnh tẩu thuốc đồng trên cơ thể tôi, sau đó đi quanh người tôi một vòng, nếu tôi không nhìn lầm, ông bác chèo thuyền có lẽ đang dùng ‘bát quái bộ’ giống Trần tiên sinh từng dùng, dùng chữ càn mở đầu, lấy chữ khôn kết thúc, ngụ ý, thủ vị liên kết, liên tục không ngừng.
Ông bác chèo thuyền đi ba vòng từ phía bên trái quanh người tôi, sau đó lại vòng sang bên phải ba vòng, cuối cùng dừng lại bên trái người tôi, lấy tẩu thuốc đồng ra, dùng cái đầu nhồi thuốc kia điểm mạnh vào mi tâm tôi, gần như cùng lúc, mi tâm của ‘tôi’ đứng trên sân khấu cũng nhói đau, sau đó thân người giống như bay lên, sợ tới mức không dám mở to mắt nhìn.
Giây tiếp theo, chờ tôi cố lấy dũng khí nhìn, tôi thấy ông bác chèo thuyền đứng bên tay trái tôi, trong một bàn tay khác của tôi, cũng nhiều thêm một chiếc giày, đây là ông bác chèo thuyền đưa cho tôi từ lúc trước, đúng vậy, tôi đã quay trở về trogn thân thể của chính mình.
Tôi hỏi ông bác chèo thuyền:
- Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?
Ông bác chèo thuyền nói:
- Hiện tại không phải là lúc nói chuyện này, mau đi thôi!
Nhưng tôi vẫn nhìn thấy khóe miệng ông bác chèo thuyền giật giật, cũng không phát ra tiếng, lúc này tôi mới nhớ, hóa ra tai của tôi vẫn đang bị bùa vàng bịt, vì thế tôi tôi bỏ lá bùa ra, hỏi lại lần nữa, mới nghe được ông bác chèo thuyền trả lời như vậy, sau khi nói xong, ông ấy xoay người đi ra phía sau sâu khấu, tôi vội vàng đuổi theo hỏi:
- Hiện tại làm gì đây ạ?
Ông bác chèo thuyền nói:
- Ra được ngoài là tốt nhất, nếu không ra được ngoài, chỉ đành mạnh bạo!
Chúng tôi đi từ bên phải sân khấu vòng ra đường phía sau, cũng là để cho sân khấu nằm bên tay trái chúng tôi, từ xưa đến nay đều lấy trái làm trọng, đây là sự tôn trọng đối với sân khấu, ông bác chèo thuyền đi chân trần, lúc sắp tới gần sân khấu, tôi nghe thấy ông ấy nói:
- Một con đường lớn thông âm dương, người dương tự có đường dương gian, người âm đi đường âm phủ, thợ giày truyền nhân đời thứ mười Trần Hữu Lễ, khẩu cầu các vị tiền bối nhường đường.
Lời nay nói xong, tôi thấy ông bác chèo thuyền đưa tay lên gõ gõ vào hư không ba lần, sau đó lại dùng lòng bàn tay đập đập ba lần vào không khí, thế này vẫn còn chưa xong, ông ấy lại dùng chân giẫm mạnh ba lần xuống đất, móc ra một sợi chỉ đỏ từ trong túi,buộc trên cổ tay cổ chân tôi mỗi chỗ một sợi, sau đó dùng sinh hỏa thủ thế quạt ba cái lên đỉnh đầu và hai vai tôi, lúc này mới bắt đầu cất bước về phía trước.
Tôi đi theo ông bác chèo thuyền, dư quang vẫn liếc nhìn sân khấu phía bên trái, sợ nói sẽ gây ra động tĩnh gì, nhưng sau khi đi được một đoạn, toi phát hiện, sân khấu vẫn im lặng, nhưng tôi và ông bác người giấy đi lâu như vậy rồi, vẫn chưa ra được đến đầu, chẳng lẽ sân khấu này dài vậy sao?
Không đúng, lúc từ trong rừng tre bước ra, tôi đã thấy khu đất này có chút lớn, sân khấu kịch tuy rằng chiếm một nửa diện tích, nhưng nhiều nhất cũng chỉ có ba mươi mét là cùng, cho dù là đi, lúc này cũng phải đi hêt rồi, huống chi, bước chân của tôi và ông bác chèo thuyền cũng không chậm, đừng nói một cái sân khấu, cho dù ba bốn cái, cũng đã đi hết rồi.
Vì thế tôi hỏi ông bác chèo thuyền:
- Ông bác Trần, ông có cảm thấy có chút không bình thường không ạ?
Ông ấy gật đầu, nói:
- Đã sớm cảm thấy không bình thường rồi, đi lâu như vậy, cho dù là ba nghìn mét cũng đi hết rồi, nhưng sân khấu này sao nhìn thế nào cũng chỉ mới đi được một nửa?
Quả nhiên, ông bác chèo thuyền cũng phát hiện vấn đề này, vì thế tôi hỏi, hiện tại phải làm sao đây?
Ông ấy ngừng lại không đi nữa, mà đứng tại chỗ nghĩ ngợi, nói:
- Có thể là quỷ đả tường, nhưng có chút khống giống, cứ thử trước xem, đưa chiếc giày trong tay cháu cho tôi.
Tôi đưa giày cho ông ấy, ông ấy đưa tẩu thuốc đồng cho tôi, sau đó ông ấy đi đằng trước, nói:
- Đi theo sau tôi nửa bước chân, không được đi song song, cũng đừng đi đằng trước, càng không được cách qua xa, bằng không đến lúc đó có thể tôi sẽ không tìm thấy cháu nữa.
Ông bác chèo thuyền nói xong, giơ tay lên trước, ‘bộp’ một tiếng, ông ấy đập hai đế giày vào với nhau, sau đó bước lên ba bước, lại lặp lại động tác ban nãy.
Động tác này tôi từng thấy Trần tiên sinh dùng, là thủ đoạn chuyên dùng để phá giải quỷ đá tường của thợ giày, nhưng tôi cứ cảm thấy hiệu quả của chiêu này không lớn, muốn phá quỷ đả tường nhỏ một chút còn được, ngộ nhỡ gặp phải lợi hại một tí, trên cơ bản đều không có tác dụng gì, lúc ba người chúng tôi bị nhốt ở sân nhà thợ xây Trần, bác hai là cảnh sát, mà vẫn còn không ra ngoài được, hơn nữa Trần tiên sinh lại còn là thợ nhân, dùng chiêu như vậy, cũng uổng công, cho nên trong lòng tôi, thực ra cảm thấy tác dụng của chiêu thức này không lớn lắm.
Nhưng sau khi ông bác chèo thuyền vỗ như vậy vài cái, không ngờ lại nhìn thấy phần đuôi của sân khấu, lập tức đi ra ngoài, thế là tôi và ông bác chèo thuyền tăng nhanh bước chân, đi thật nhanh lên trước, nhưng đợi tới khi chúng tôi ra khỏi sân khấu, tôi và ông ấy cũng đồng thời nhìn thấy, đằng sau sân khấu này, cũng xếp đầy chỗ ngồi, giống hệt cảnh tưởng chúng tôi từng nhìn thấy phía trước!
Đây không phải là đuôi sân khấu kịch, rõ ràng là nơi chúng tôi từng đi qua! Chúng tôi đi lâu như vậy, cuối cùng lại quay về chỗ cũ!
Tôi hỏi:
- Chúng ta lại vòng về rồi, phải làm sao bây giờ?
Ông bác chèo thuyền nhìn nhìn, sau đó nói:
- Không đúng, chúng ta không vòng về, cháu nhìn kỹ một chút, chúng ta không vòng về, đây là phía sau sân khấu, bố cục trước và sau sân khấu này, đều giống nhau như đúc!