Binh sĩ sau lưng thấy chủ tướng uy mãnh như chiến thần không ai bì nổi, tăng lên niềm tin, tiếng giết liên tục vang.
Hai người đến đi chưa tới mười hiệp thì Văn Sính đã không còn thương pháp, hoàn toàn bị động.
- Oa a a a!!!
Văn Sính ngửa đầu hú dài vài tiếng, mượn đó trút ra tâm tình buồn bực. Từ khi ra đời đến nay, đây là lần đầu gã bị người hoàn toàn áp chế, làm sao gã chấp nhận được? Lửa giận đốt cháy trong lồng ngực, quyết tâm liều mạng chiến đấu. Văn Sính bắt đầu bỏ qua Tôn Sách truy đuổi công kích, điên cuồng tấn công.
Tuy Tôn Sách dũng mãnh nhưng gặp Văn Sính liều mạng đánh thì thoáng chốc luống cuống.
Lại đấu mười hiệp, chiến cuộc lặng lẽ xảy ra biến đổi. Quân Lưu Biểu mất đi Văn Sính chỉ huy, trước đòn tấn công khát máu của Sơn Việt binh, tổ chức không nghiêm ngặt như lúc mới bắt đầu, phòng tuyến xuất hiện buông lỏng. Càng lúc càng nhiều binh sĩ ngã trong vũng máu.
Kèn của quân Giang Đông vẫn cao vút sắc nhọn như vậy, binh sĩ càng đấu càng điên cuồng, đạp lên vô số cái xác.
Dũng cảm tiến lên.
Ngược lại trong mắt đa số binh sĩ quân Văn Sính bắt đầu lộ ra khiếp sợ. Về mặt khí thế, quân Trương Lãng chiếm ưu thế tuyệt đối.
Văn Sính ướt đẫm mồ hôi, cánh tay khẽ run. Bây giờ gã đã tỉnh táo lại, muốn lùi mà thoát không được. Thuộc hạ của gã sớm phát hiện tình hình không đúng, liều mạng tuôn ra, muốn tập kích Tôn Sách, bảo vệ chủ tướng của mình. Nhưng có Hàn Đương, Hoàng Cái hai mãnh tướng bảo vệ, không bao nhiêu kẻ tới gần Tôn Sách được. Cho dù có gần sát cũng bị Thiên Lang thương một thương đâm xuyên lồng ngực mà chết.
Mấy ngàn người gần như không xuyên qua được hai vị tướng lĩnh một trăm người hình thành vòng bảo vệ.
Văn Sính dốc hết sức liều mạng đấu với Tôn Sách thêm năm mươi hiệp.
Tôn Sách rốt cuộc không thể nhịn nữa, thời gian không cho phép tiếp tục kéo dài. Đôi chân gã mạnh đạp ngựa, mắt thấy lần nữa cùng trường thương của Văn Sính giao nhau thì bỗng nhanh chóng rơi xuống, dùng góc độ cực kỳ quái lạ, tốc độ không thể tưởng tượng, từ bên dưới xuyên qua. Cùng lúc đó, thân thể gã phối hợp chuyển động theo thân thương, gần như nhân thương hợp nhất, khiến người khó nắm bắt.
Văn Sính sợ đến vỡ mật, thấy không thể tránh né chiêu này, dứt khoát dốc hết sức lực cuối cùng ngưng tụ ở cây thương, hết sức đâm ra, định cá chết lưới rách, đồng quy vu tận.
Nhưng Tôn Sách không cho gã như ý, cổ tay nhẹ run, Thiên Lang thương không chút báo trước bắn lên, từ mé bên hết sức đâm ra.
*Đinh!* một tiếng, trường thương của Văn Sính bị đánh bật, mở rộng trước mặt.
Văn Sính thấy muốn kế chết chung thất bại, sắp hồn phi phách tán thì nương khả năng quan sát siêu nhạy của mình, tay bắt chặt thân thương.Tôn Sách đâu dễ buông tha, gầm một tiếng, cánh tay lại dùng sức. Thiên Lang thương xuyên qua lòng bàn tay Văn Sính.
Văn Sính chỉ thấy bàn tay đau nhức tận tim, tiếp theo trơ mắt nhìn Thiên Lang thương xuyên qua lồng ngực mình, có thể nghe rõ đầu thương đâm xuyên qua da thịt, sau đó sức mạnh nhanh chóng mất đi.
Tôn Sách rút trường thương ra, tay kia lau mặt đầy mồ hôi.
Gã hưng phấn vung tay hét to:
- Văn Sính đã chết, đầu hàng thì không giết!
Văn Sính ngơ ngác cúi đầu nhìn vết thương to cỡ nắm tay trước ngực, máu vô tình tuôn trào.
Gã bỗng ngửa đầu, thê lương hét to:
- Chúa công, Văn Sính bất tài, phụ kỳ vọng của người!
Dứt lời, thân hình to lớn ngã xuống ngựa. Danh tướng một đời cứ thế mất mạng trên sa trường.
Thuộc hạ Văn Sính là người thứ nhất phát hiện chúa công té ngựa, lại nghe Tôn Sách rống to, hoảng loạn vô cùng.
Lại có người bi thương quát:
- Ác tặc, trả lại mạng tướng quân cho ta! Các huynh đệ, hãy báo thù cho tướng quân!
Thanh âm này rất nhanh bị tiếng hoan hô ầm ĩ của quân Giang Đông át đi. Mắt thấy chủ tướng quân địch rơi xuống ngựa, khi thế quân đội càng hùng hổ.
Bộ hạ của Văn Sính tử chiến không lùi, liều mạng giành lại xác gã.
- Đầu hàng không giết, đầu hàng không giết!
Thanh âm này có Tôn Sách kéo theo, ngày càng vang, cuối cùng vọng cả chiến trường.
Văn Sính bỏ mình, linh hồn đại quân sụp đổ, mới bắt đầu Lưu quân có mấy tâm phúc dẫn dắt phản công, khi bị giết thì bắt đầu toàn tuyến sụp đổ.
Sơn Việt binh như hổ vào bầy dê, Lưu quân rối loạn không thể ngăn cản quân Giang Đông mãnh liệt xung phong giết hại, bắt đầu bỏ chạy.
Ai phản ứng nhanh thì bắt đầu chạy trốn. Ai phản ứng chậm, bị quân Giang Đông phân thây thành hai. Thông minh thì sớm bỏ vũ khí chuẩn bị đầu hàng.
Quân Giang Đông không thừa thắng đuổi theo, Tôn Sách mang theo xác Văn Sính giết binh sĩ chạy tán loạn, áp giải tù binh rút về trạm gác.
Đợi viện quân của Vương Uy chạy tới nơi thì trời đã sáng tỏ, đại trại của Văn Sính sớm biến thành một đống khét đen, để lại đầy đất chân tay cụt, gần như là địa ngục trần gian, khiến người nhìn là buồn nôn.
Trận chiến này có gần ngàn quân Giang Đông bỏ mạng, binh sĩ xuất chiến mang thương quay về. Lưu quân càng thảm, trừ ba ngàn binh sĩ bí mật di chuyển đi rồi, để lại bảy ngàn binh sĩ thì chủ tướng bị chém, hơn một nửa binh sĩ mất mạng, thương tàn vô số. Do đó có thể thấy trình độ kịch chiến.
Ba Khâu bị cướp, Văn Sính bị giết, thoáng chốc Kinh Châu như gặp động đất mãnh liệt cấp mười hai, khiến người kinh hoảng, triều đình dân chúng chấn động. Phải biết rằng dù Thái Mạo tay nắm quân quyền, nhưng ở trong quân ai không hiểu Văn Sính mới là linh hồn quân Kinh Châu, đệ nhất tướng soái. Nhưng nay quân đoàn Giang Đông của Trương Lãng cường đại đến nước này, thật sự nhổ răng cọp. Trong bao vây trùng trùng, quân Giang Đông một trận chiến giết chết danh tướng Kinh Châu Văn Sính. Thoáng chốc lòng người hoảng sợ, ai cũng bất an.
Yên tĩnh hai năm sau, tiểu bá vương Tôn Sách một lần nữa danh chấn Giang Nam, trở thành nhân vật nổi tiếng.
Văn Sính bị chém, ba đường bao vây bị phá, có ý nghĩa chiến thắng cực kỳ quan trọng. Dù Vương Uy không cam lòng và Kim Toàn run sợ mấy lần phát động thế công, nhưng không cách nào tổn thương Ba Khâu một chút gì. Trong đó không thể không nhắc một việc, quật tử quân của Vương Uy dùng gần một tuần đào thông địa đạo gần ngàn mét, ai ngờ đã sớm bị Trương Lãng phát hiện, sau đó khi phát động tập kích thì năm trăm binh sĩ từ địa đạo đi ra bị bắt hết. Một ngàn binh sĩ bị chôn sống trong địa đạo, khiến Vương Uy tức hộc máu. Đường nhỏ đối phó quân địch thì ở chỗ núi cao xây yên hỏa đài, trạm liên lạc. Quân địch vừa ra khỏi rừng núi liền bị lính gác phát hiện. Hai bên ở vài dặm ngoài thành nam Ba Khâu xảy ra kịch chiến, kết quả Lưu quân địch không lại.