Quyền Bính

Chương 131: Bức màn từ từ được vén lên.

Chương 131: Bức màn từ từ được vén lên.
-Mấy người con trai của tiên hoàng đều không phải là những kẻ bất tài, bọn họ đều có một đám thuộc hạ. Bệ hạ khi đó không để lộ tài năng trước người khác. Không phải ngài không có ý tranh giành mà ngài đang ngồi nhìn long hổ tranh đấu.
Tần Lôi khẽ cười nói:
-Chắc là trai cò tranh nhau ngư ông đắc lợi rồi.
Lão gia tử vuốt cằm nói:
-Nói hay lắm, đúng là như tám chữ này. Mấy điện hạ kia hiệp thương với nhau không thành liền dẫn đội quân của riêng mình đi chém giết nhau. Những môn phiệt thì có nhà tham gia vào, có nhà thờ ơ lạnh nhạt, trong lúc nhất thời khói lửa nổi lên khắp Đại Tần. Cả nước đều loạn lạc.
Tần Lôi có chút buồn bực nói:
-Sau đó là Đông Tề Nam Sở lại liên thủ phạt Tần.
Lão gia tử gật đầu nói:
-Bây giờ nghĩ lại lúc trước bệ hạ băng hà một cách ly kỳ là có bóng dáng của gián điệp Nam Sở. Triệu Vô Cữu là một hổ lang đang rình mồi. Gã vẫn chờ cơ hội Đại Tần ta nội loạn nên gã làm sao có thể bỏ qua cơ hội này. Hai nước muốn nhân cơ hội này đánh chiếm nước ta.
Mặc dù là chuyện mười mấy năm trước nhưng khi nghĩ lại Tần Lôi vẫn có chút sợ hãi nói:
-Lúc ấy có thể nói là Đại Tần ta đang gặp phải tai họa ngập đầu ah.
Lão gia tử uống một ngụm trà, có chút kích động nói:
-Hành vi của mấyđiện hạ rốt cục cũng khiến những thế gia phẫn nộ. Hai nhà Lý gia và Hoàng Phủ một mực ẩn nhẫn không tham gia vào lúc này đã hô hào tụ tập một đám người. Môn phiệt Đại Tần đã tích lũy lực lượng hơn hai trăm năm rốt cuộc nổi dậy, ngay lập tức bọn họ đánh tan mấy vị điện hạ vẫn đang tranh đấu với nhau kết thúc cuộc phân tranh này.
Tần Lôi biết rõ hắn cũng là gia chủ Trầm phiệt nên những miêu tả về chính phản thì cũng hợp tình hợp lý.
Trầm lão thái gia tiếp tục cảm khái nói:
-Sau khi mấy điện hạ bại trận bị bắt, Hoàng Phủ gia và Lý gia đều có ý nhòm ngó ngôi báu, Hoàng gia lúc ấy đang ở giai đoạn suy yếu lập tức gặp phải tai họa ngập đầu. Lúc này hoàng thái hậu Văn Trang, lúc đó là địa trang Hiền Phi bắt đầu ra mặt. Lão nhân gia nhạy bén phát giác được hai nhà Hoàng Phủ và Lý không có khả năng phân định thắng bại trong thời gian ngắn. Trong lúc ngoại địch áp sát thì chỉ có thể miễn cưỡng tồn tại cùng với nhau mà thôi. Vì vậy nàng đi tìm người đứng đầu quan văn là Văn Ngạn Bác nói với gã một câu:
-Hai thần không thể thắng được vương.
Điều này khiến cho vị gọi là Đại Tần đệ nhất trí giả phục sát đất đứng ra ủng hộ Tín quận vương kế vị.
-Lúc này quân đội hai nước đang hãm thành. Tình hưống vô cùng nguy cấp, hai nhà tuy không ai chịu nhường ai nhưng vẫn phải liên minh với nhau. Sau đó bọn họ cùng bắt tay nhau đẩy lùi quân địch, trận chiến diễn ra trên chính địa bàn mình này có tổn thất rất lớn. Đến lúc trận chiến ở kinh thành diễn ra bức lui được liên quân hai nước thì quân tinh nhuệ của thế gia Đại Tần ta gần như mất hết. Lúc này Văn Trang thái hậu đang nhẫn nhịn chịu nhục đã đứng lên giết chết hơn 100 người sĩ tộc dám bỏ trốn không tham chiến, làm ổn định quân tâm. Sau đó nàng ở trong thành mấy tháng, tự mình dẫn theo mấy vạn nữ tử đi cứu thương, đưa cơm nước, chăm lo cho quân sĩ, những việc làm đó của nàng đã lấy lại không ít lòng tin của nhân dân vào sự dẫn dắt của hoàng thất nhà Tần.
Lúc này Tần Lôi mới hiểu ra vì sao bọn lão Nhị lại sợ hãi vị Văn Trang Hoàng Thái Hậu hòa ái dễ gần như thế. Nghe Trầm lão gia tử nói thêm một lúc, Tần Lôi đã hiểu thêm rõ ràng hơn đoạn lịch sử bốn bề nguy cơ của nhà Tần.
Trận chiến quyết định vận mệnh quốc gia lần đó đã kết thúc được bởi vì sự cơ trí của Văn Trang Thái Hậu và sự dũng cảm quả quyết, tha thứ nhân từ thậm chí là tàn nhẫn kiên quyết của nàng. Nhờ nàng mà những thế gia đang chờ cho đất nước tan đàn xẻ nghé để đục nước béo cò đã lần lượt tham chiến, nhao nhao gia nhập vào trận doanh hoàng gia. Lúc đó Hoàng Phủ gia tiến về phía đông, Lý Hồn xuôi nam, nội thành trung đô không có ai trấn giữ được cục diện. Đợi đến lúc ba nước bãi binh, khi hai người quay lại trung đô thì phe phái của Văn Trang thái hậu đã tập hợp đủ lực lượng để chống lại hai phe.
Hơn nữa trải qua lần nguy hiểm vong quốc này, từ cao đến thấp trong Đại Tần đều căm thù nội chiến đến xương tủy. Nếu lúc này ai khơi mào phân tranh thì tất nhiên sẽ là cái đích cho thiên hạ chỉ trích nên Hoàng Phủ gia và Lý gia cũng đành phải tạm thời nghỉ ngơi lấy sức, chờ đợi thời cơ.
Thời gian sau là lúc hai nhà Lý gia và Hoàng Phủ gia giằng co với nhau gần mười năm. Trong mười năm này người được lợi nhất lại chính là Văn Ngạc Bác, người đứng đầu tả tướng và ủng hộ hoàng thất.
Lúc đó Chiêu Vũ Đế vẫn biểu hiện bình thường, thậm chí có thể nói là ngu ngốc. Ngài không bị biến thành con rối đều là nhờ vào uy vọng của Văn Trang Thái hậu để lại trong chiến tranh, cùng với những môn phiệt khác không hy vọng hai gia tộc kia lên nắm quyền ủng hộ.
Vào lúc đó người ta đều nghĩ rằng khi nào Văn Trang Thái Hậu cưỡi hạc Tây Du sẽ là lúc Đại Tần thay đổi triều đại. Hai phe phái đang tranh đấu lúc đó cũng không coi hoàng thất chính thống vào đâu, bọn họ cho rằng song phương có thể thoải mái chiến đấu với nhau giống như việc phân tranh của Tào Ngụy đời Tây Hán.
Trong mười năm này, việc phục hồi thực lực rồi báo thù rửa hận là việc ngay cả “người thông minh nhất Đại Tần” Văn Thừa Tướng đều nghĩ đó là việc quan trọng nhất nên cả hai phe sẽ không dễ dàng gây chiến với nhau. Loại cân bằng này sẽ phải kéo dài thêm nữa.
Nhưng vào sáu năm trước, trong một lần ám sát thử nghiệm của “Huyết sát” Lý gia đã ngoài ý muốn giết chiết được Hoàng Phủ Đán, gia chủ của Hoàng Phủ gia. Ngay lập tức Lý gia tuy chưa chuẩn bị xong nhưng vẫn vội vàng tấn công Hoàng Phủ gia, mà Hoàng Phủ gia lại càng chưa chuẩn bị hơn cả Lý gia nên lúc đầu họ đã rơi vào thế yếu.
Mục tiêu tranh đoạt của song phương chính là quyền khống chế quân đội.
Đại Tần phân liệt.
Vệ quân có bốn đại quân chủng, trong đó hầu hết họ là hộ quân của các châu phủ và quân dự bị nên tất nhiên sức chiến đấu của bọn họ khá là yếu. Quân đội ở biên phòng tuy là có sức chiến đấu cao nhưng phải trấn thủ biên phòng bảo vệ đất nước. Khi đó Triệu Vô Cữu vẫn đang như hổ rình mồi về Đại Tần, ai cũng không dám đụng đến người ở biên cương. Hơn nữa nghiêm chỉnh mà nói, Ngự Lâm Quân cũng là một trong tám đại cấm quân, chỉ có điều họ phải có trách nhiệm bảo vệ đế đô nên bị tách ra thành một nhóm riêng. Lúc đó đội quân có ý nghĩa quyết định với Đại Tần chỉ có tám đội cấm quân cực mạnh mà thôi.
Tám nhánh cấm quân này ngoại trừ Hoàng gia điều khiển Lâm Chi ra thì Lý gia điều khiển ba chi còn lại, Hoàng Phủ gia nắm trong tay bốn chi. Cho nên lúc đầu Hoàng Phủ vốn còn chiếm lấy ưu thế.
Nhưng sau khi tiên đế băng hà, Đại Tần như rắn mất đầu, Hoàng Phủ gia cũng loạn cả lên. Các Hiệu úy ở trong bốn cánh quân đều không có nhận được những chỉ thị rõ ràng, mỗi người tự chiến theo ý của mình. Lý gia thừa cơ uy hiếp dụ hoặc phân hóa, lôi kéo, rồi lại phái ra “Huyết sát” nhiều lần ám sát gia tướng của Hoàng Phủ gia. Hung danh cuả “Huyết sát” cũng được hình thành vào thời điểm đó.
Nếu không phải Lý gia vội vàng chưa chuẩn bị xong thì các môn phiệt thế gia đã không thể nhúng tay vào được. Hoàng Phủ gia cũng đã bắt đầu rớt khỏi hàng ngũ môn phiệt nhất lưu, ngoại trừ Hổ Bí Quân của họ ra thì những chỉ huy của các chi quân còn lại bị đổi đi là chuyện sớm hay muộn.
Lày này, Chiêu Vũ Đế vốn bị người đời khinh thị đã đứng lên. Y giống như mẫu thân của mình, chỉ mang theo một Lão Thái Giám lặng lẽ đi vào trong Hoàng Phủ gia nói chuyện với gia chủ mới của Hoàng Phủ gia Hoàng Phủ Hiển một đêm. Đây cũng chỉ con đường duy nhất để giải trừ nguy cấp của Hoàng Phủ gia đó chính là chia quân.
Hoàng Phủ gia đang đắm chìm trong cừu hận khắc cốt ghi tâm khi suy nghĩ một đêm đã tiếp nhận phương án này. Ngày thứ hai, Hoàng Phủ gia bái kiến quốc công Từ Kế, họ đưa Thần Vũ quân cho Từ gia, sau đó họ lại đến gặp Trầm gia, đưa Thiết Giáp quân cho Trầm gia. Vào lúc ấy còn sót lại hai quân Hổ Bí và Ưng Dương. Trước đó Chiêu Vũ Đế đã nói với Hoàng Phủ gia là ngoại trừ dũng tướng ra họ sẽ không được nắm giữ một nhánh quân nào. Vì gia tộc, họ Hoàng Phủ đành phải chấp nhận.
Kết quả cuối cùng là Trầm gia và Từ gia dưới sự ủng hộ của Hoàng Phủ gia đã chiếm được hai cánh quân Thiết Giáp và Thần Vũ. Còn Lý gia tham thì thâm, khi họ gần cướp được một chi thì bị Hoàng Phủ Lộ tấn công Ưng Dương quân. Nhưng Hoàng Phủ vẫn không thể thành công. Có lẽ đây chính là sự khác biệt giữa gã và ca ca của gã Hoàng Phủ Hiển. Hoàng Phủ Sáng cả đời bất bại mà Hoàng Phủ Hiển lần đầu lên làm phiệt chủ đã thất bại.
Cho nên Chiêu Văn Đế nói Lý gia chiếm bảy thành quân lính trong thiên hạ là tính tất cả trong quân đội chứ nếu tính chính thức thì Lý gia chỉ điều khiển được hai cấm ngự quân mà thôi.
Khiến cho mọi người bất ngờ chính là sự kiện “Ngũ hoàng Tử” Từ đó Trầm gia đã trở mặt từ bạn thành thù đối với Thiên gia. Sau khi Trầm gia lại quan hệ thông gia với Chiêu Vũ Đế và Từ gia, bọn họ đã từ bỏ quyền khống chế thiết giáp quân đưa cho Hoàng gia, để tự mình thay Hoàng Thượng tiếp quản Ngự Lâm Quân.
Hơn nữa vị hoàng đế bề ngoài vô năng Chiêu Vũ Đế không ngờ lại mạnh mẽ ra tay đàn áp Lý gia khiến cục diện thay đổi trong chốc lát.
Hoàng Phủ gia đã từng huy hoàng không tránh khỏi cảnh suy tàn. Rất ít người đề cập đến những công tích vĩ đại trong quá khứ. Sự thật là tàn khốc như vậy. Mọi người chỉ chú ý vào người cạnh tranh, hoan hô người chiến thắng, không quan tâm gì đến kẻ chiến bại.
Trầm lão thái gia liên tục nói về đoạn lịch sử này mãi cho đến khi bầu trời gần như một màu đen thì rốt cuộc lão cũng đã cảm thấy có chút mệt mỏi. Lão cố gắng lấy lại một ít tinh thần tiếp tục nói:
-Bệ hạ nắng mưa thất thường khiến cho các quan văn rốt cuộc cũng hiểu rõ cái gì là hai thần không thể làm khó vương. Trước khi xuất hiện át chủ bài, ngươi không thể biết được ai là người chiến thắng cuối cùng. Lúc này còn thêm Văn Ngạn Bác tạo thành một thế lực nữa tạo thành thế chân vạc.
Tần Lôi không đành lòng đứng lên nói:
-Hôm nay đã muộn rồi, hài nhi thấy ngài đã có chút mệt mỏi, không bằng ngày mai ông ngoại hãy nói tiếp.
Trầm Lão Thái Gia uống bát súp , lắc đầu nói:
-Không có gì đâu, ông ngoại còn khỏe mạnh lắm . Ngươi phải chuẩn bị sẵn sàng trước trận giông bão sắp đến. Thời gian quá quý giá với ngươi.
Tần Lôi cảm kích gật đầu không nói gì nữa .
Tinh thần Trầm lão thái gia phấn chấn cất cao giọng nói:
-Sau sáu năm yên ổn thì hỗn loạn sắp tới không biết sẽ đưa nước Tần chúng ta đi về đâu.
Tần Lôi có chút minh bạch , nói khẽ:
-Thế nhưng mà Văn Thừa Tướng
Thẩm Lão Thái Gia mạnh mẽ gật đầu, khàn khàn nói:
-Văn Ngạn Bác tự cho mình là người thông minh nhưng thực ngu ngốc . Gã đạt được như ngày hôm nay nhờ kéo được một đám quan viên lên thuyền mình. Mọi người đồng tâm hiệp lực càng nhiều người , thực lực của gã càng mạnh . Nhưng bây giờ . . .
Tần Lôi trầm giọng nói tiếp:
-Thuyền đã sắp chìm .
Trong lòng hắn rõ ràng. Nếu áp lực bên ngoài không lớn thì khi Văn Ngạn Bác sụp đổ. Thế cân bằng của Đại Tần bị phá. Hoàng đế và Thái úy không có thế lực can ngăn thì sẽ xuất hiện cục diện không chết không thôi. Hơn nữa , nếu hệ thống quan văn của quốc gia một khi bị tê liệt thì không biết Đại Tần sẽ trở nên như thế nào.

Truyện Cùng Thể Loại

Các Đại Năng Đã Để Lại Thần Thức


Lưu ý: Vui lòng tải app để có thể lưu lại thần thức trên truyện này
Tải app để đọc truyện sớm nhất