Chương 569: Những chuyện còn lại của Bạch Cốt
Bạch Cốt thánh khu mà Trương Lâm Xuyên chiếm cứ vẫn chưa viên mãn, mà Diệu Ngọc thân là Bạch Cốt Thánh Nữ, lại bị Bạch Cốt tôn thần coi là 2"
"Đạo quả".
Bọn họ đều hiểu rõ điểm này.
Là bên yếu thế nên Diệu Ngọc vô cùng cẩn thận. Ngay cả chuyện chia sẻ Bạch Cốt giáo điển, cũng là cách không hoàn thành.
Lúc này Trương Lâm Xuyên đang có chút ý bức bách, ám chỉ muốn đi tìm nàng ta, Diệu Ngọc thì lấy sự tôn tại của Vương Trường Cát để đánh trả.
Nếu nàng giao Bạch Cốt giáo điển cho Vương Trường Cát, rất khó nói nam nhân kia không thể nghiền ngẫm ra nhược điểm hiện tại của hắn ta.
Chăng có gì để nghi ngờ khi nói, nàng đang uy hiếp hắn ta.
Nhưng biểu hiện của Trương Lâm Xuyên lại vô cùng bình tĩnh: "Ngươi cảm thấy hắn có thể tạo thành uy hiếp đối với ta?"
"Hiện tại ta mới biết được, thiếu nợ là phải trả lại" Diệu Ngọc bỗng thở dài, chỉ là bi ai trong đôi mắt khiến người ta không phân rõ thật giả: "Có lẽ phải đợi đến lúc ngươi trả nợ, mới có thể hiểu được chuyện này"
Sắc mặt Trương Lâm Xuyên không chút thay đổi: "À?"
"Hì hì" Diệu Ngọc lại cười rộ lên: "Đừng suy nghĩ đến việc truy đuổi ta, đó là một chuyện nguy hiểm"
Mặt kính kia hơi lay động, mặt của Diệu Ngọc cũng biến mất.
Không cần lại đi cảm ứng, Trương Lâm Xuyên cũng biết, tất nhiên liên hệ của cái kính xương này đã bị hoàn toàn cắt đứt. Nói cách khác, hắn ta không bao giờ có thể thông qua thủ đoạn này để liên hệ với Diệu Ngọc được nữa.
Cũng không thể có được càng nhiều chi tiết để xác định vị trí của nàng.
"Nữ nhân thông minh"
Ánh mắt Trương Lâm Xuyên trở nên vô cùng nguy hiểm, nhưng hắn ta lại nở nụ Cười.
Trong thành Lâm Tri có một ngọn núi tên là Vân Vụ, nếu luận danh khí thì chẳng thua gì Hà Sơn.
Lúc này Khương Vọng đang cùng Hứa Tượng Càn, Lý Long Xuyên, Cao Triết, Yến Phủ ngồi chơi trong các, mây mù lượn lờ ngoài cửa sổ, biến ảo thành vô số hình dáng.
Trong vương cung Đại Tề có một tòa Quan Tỉnh Lâu, là kiến trúc cao nhất trong thành Lâm Tri.
Mà ngọn núi cao nhất trong thành Lâm Tri, bình thường ai cũng cho rằng là núi Vân Vụ.
Đương nhiên, toàn bộ Lâm Tri thành, bất kể là kiến trúc hay là núi, đều không thể cao hơn Quan Tỉnh Lâu.
Trên núi Vân Vụ có một cảnh, tên là Hải Vân Thận Lâu.
Cứ vào ngày mùng một hàng tháng, tầng mây chồng trên núi Vân Vụ sẽ hóa thành từng tầng lầu hư ảo, xa hoa lộng lẫy.
Lúc mới đầu, có người cho rằng đó là bí cảnh ẩn nào đó nhưng cũng có người bảo đây là kỳ quan thiên địa, thậm chí còn có người nói đây là thắng cảnh tiên cung thời viễn cổ chiếu rọi xuống hiện thế...
Đương nhiên, sau đó, Hải Vân Thận Lâu này đã được chứng minh nó là do trận pháp hóa thành. Sở dĩ biển mây trên núi Vân Vụ gợn sóng, trừ nguyên nhân là do thế núi thì còn vì do pháp trận tụ lại.
Cảnh quan này cũng không phải là trời sinh, mà là do người làm.
Cho nên trong số bảy cảnh của Lâm Tri không có thắng cảnh này.
Sở dĩ tên tuổi của núi Vân Vụ có thể sánh được với Hà Sơn, không phải nhờ vào Hải Vân Thận Lâu có dấu vết xây dựng quá mức rõ ràng kia, mà là nhờ nơi bọn họ đang ngồi lúc này.
Tòa lầu các này thuộc về Thiên Hương Vân Các - một trong tứ đại danh quán của Lâm Tri.
Trong Bát âm Trà, Hồng Tụ Chiêu độc chiếm ba m, Thiên Hương Vân Các chỉ được một âm nhưng thanh danh của nó không thua gì nhà khác, là nhờ hai chữ "Thiên Hương" này.
Người ngồi chơi trong Các, có hương khí quẩn quanh cánh mũi. Hương này không phải huân hương, không phải hương son phấn, mà là hương hoa của mây mù trên đỉnh núi Vân Vụ kia. Hương khí mờ ảo thoang thoảng, lại mênh mang khiến người ta mê mẩn.
Điển cố trong đó cũng chẳng cần phải kể tỉ mỉ, tóm lại chỉ cần biết cả ngọn núi Vân Vụ này đều thuộc về Thiên Hương Vân Các là được.
Trong tứ đại danh quán, Hồng Tụ Chiêu và Hải Đường Xuân đều ở đoạn đường phồn hoa nhốn nháo. Duy chỉ có Thiên Hương Vân Các là có sự đặc sắc riêng biệt. Tuy nó nằm ở đoạn đường khá hẻo lánh nhưng cũng nổi tiếng trong Lâm Tri, thường có hào khách đến đây ở mấy tháng, chỉ cầu một khoảng thời gian thanh tĩnh.
Cầu thanh tĩnh ở một nơi phong nguyệt.
Trong khoảng thời gian này, Khương Vọng rất tích cực dạo quanh tứ đại danh quán, cũng đã tạo ra chút thanh danh chơi hoa trong giới thanh niên Lâm Tri. Yến Phủ vung tiền ra như nước, buổi tiệc nào cũng là y mời khách, chỉ cần nghe nói Yến Phủ có mặt thì Hứa Tượng Càn nhất định sẽ đi theo, không chỉ như thế, còn cưỡng ép lôi kéo Lý Long Xuyên đi cùng. Nhưng mà có lẽ hai chữ "cưỡng ép" này còn chờ kiểm chứng, bởi lẽ Lý Long Xuyên cũng chưa bao giờ tỏ ra không tình nguyện.
Nhưng khác với những người khác chính là, Khương Vọng đến những nơi này không phải vì cô nương trong tứ đại danh quán, mà là vì Bát âm Trà.
Bát âm trong Bát âm Trà này lần lượt là: Chuông nhạc, ống sáo, trống to, tỳ bà, cầm, sắt, vu, sênh (1).
() Sênh: cái khèn (nhạc cụ).
Trong đó âm thanh chuông nhạc là Nhạc Hậu Túy Tửu, âm thanh tỷ bà là Vụ Nữ Tỳ Bà. Còn Trà Cảm âm Ấn trong Thiên Hương Vân Các trên núi Vân Vụ này có tên là Vân Trung.
Một chén trà hoa, tiếng đàn lượn lờ, khiến người người vui sướng, như ở Vân Trung Ấn (ẩn trong mây).
Sau khi luận bàn với Lý Long Xuyên, Khương Vọng đã thử lấy âm nhập thuật, cũng có tiến triển mang tính đột phá.
Trong khoảng thời gian này, Trọng Huyền Thắng rất bận, thường bảo Khương Vọng thay hắn ta giao du. Giao du thật sự không phải sở trường của Khương Vọng, hắn không phải là người mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Nhưng vì muốn nếm hết Bát âm nên tính ra công và tư cũng thuận tiện nên hắn tạm chấp nhận.
Yến Phủ là một người rất khó khiến người ta không sinh ra hảo cảm, y tao nhã biết lễ, lại ra tay hào phóng.
Còn Cao Triết thì thuộc một loại người khác, vẻ bề ngoài tuy có hơi tục tằng nhưng tâm tư lại rất thâm sâu.
Khi đi cùng với đám người Khương Vọng, gã chưa bao giờ nhắc đến người huynh đệ đã chết trong bí cảnh Thiên Phủ. Cũng không biết là do tình cảm không tốt, hay là vì Hứa Tượng Càn từng trở mặt với Cao Kinh ở bên ngoài bí cảnh Thiên Phủ.